MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Kỷ thuật nuôi thỏ

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 1:48 pm

macsuong

macsuong
,
,

[You must be registered and logged in to see this image.]Chọn giống: Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt và ổn định:
- Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết...
- Tỷ lệ thụ thai trên 70%, phối giống 8 lần và đẻ được 5-6 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con.
- Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80% (mỗi lứa cai sữa trên 5-6 con), thích nghi tốt, khoẻ mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh (bình quân 30 gr/con/ngày)...

Phối giống: ở cơ sở nhân giống thương phẩm, cho con cái phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, đực trẻ phối trước, đực già phối sau, cách nhau khoảng 4-6 giờ. ở cơ sở nhân giống thuần chủng, phối lặp lại với một con đực, cách nhau 4-6 giờ.


[http://agriviet.com]>Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.
Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh và vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tấc nhân làm hưng phấn... đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn biết được thỏ chửa thật hay chửa giả thì phải khám thai, sau khi phối giống 12 ngày.
Trường hợp chậm sinh và vô sinh, lâu ngày không động dục hoặc phối giống nhiều lần mà không có thai, có rất nhiều nguyên nhân:
Thỏ đực, chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật... tính dục kém
- Thỏ cái, cơ quan sinh dục bị bệnh về tử cung, buồng trứng, rối loạn nội tiết (hooc-mon)...
- Thức ăn kém dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng và sinh tố... hoặc do khẩu phần thức ăn quá đơn điệu, thỏ mập quá hay ốm quá...
- Nuôi dưỡng kém, chật chội, nóng nực, ẩm thấp, tối tăm, mưa tạt gió lùa.
Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ, nếu do môi trường hoặc chăm sóc nuôi dưỡng có thể khắc phục được, còn nếu do bệnh tật thì nên loại thải sớm.

Chuồng nuôi và ổ đẻ:

Chuồng nuôi: Phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa, quét dọn vệ sinh dễ dàng, cách xa chuồng heo, chuồng gà.
Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, dài 90cm, rộng 60cm, cao 50cm, có thể chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao. Mỗi ngăn nuôi 5- 6 con thỏ thịt, 2 con hậu bị hoặc 1 con sinh sản. Chuồng có thể làm 1 tầng hoặc 2 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.
Ổ đẻ: Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1- 2 ngày trước khi đẻ thỏ mẹ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27-28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày.

KS.Đặng Tịnh

Báo Nông nghiệp-Số 196 ra ngày 18/10/2002------------------------------------------------------------------------------------
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tải về tài liệu tham khảo:
[You must be registered and logged in to see this link.]
[ur][You must be registered and logged in to see this link.] thuat nuoi tho_Binh_doc.pdf[url]
[You must be registered and logged in to see this link.]



Được sửa bởi administrator ngày 15/11/2010, 2:25 pm; sửa lần 3.

2Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 1:59 pm

macsuong

macsuong
,
,

Kỹ thuật nuôi Thỏ
[You must be registered and logged in to see this image.]
Chọn giống :
Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt và ổn định :
- Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết...
- Tỷ lệ thụ thai trên 70% , phối giống 8 lần và đẻ được 5 - 6 lứa/năm, mỗi lứa 6 - 7 con.
- Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80% ( mỗi lứa cai sữa trên 5 - 6 con ), thích nghi tốt, khoẻ mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh ( bình quân 30 gr/con/ngày )...
Phối giống :
Ở cơ sở nhân giống thương phẩm, cho con cái phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, đực trẻ phối trước, đực già phối sau, cách nhau khoảng 4-6 giờ. ở cơ sở nhân giống thuần chủng, phối lặp lại với một con đực, cách nhau 4-6 giờ.
Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.
Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh và vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tấc nhân làm hưng phấn... đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn biết được thỏ chửa thật hay chửa giả thì phải khám thai, sau khi phối giống 12 ngày.
Trường hợp chậm sinh và vô sinh, lâu ngày không động dục hoặc phối giống nhiều lần mà không có thai, có rất nhiều nguyên nhân :
Thỏ đực, chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật... tính dục kém .
- Thỏ cái, cơ quan sinh dục bị bệnh về tử cung, buồng trứng, rối loạn nội tiết (hooc-mon)...
- Thức ăn kém dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng và sinh tố... hoặc do khẩu phần thức ăn quá đơn điệu, thỏ mập quá hay ốm quá...
- Nuôi dưỡng kém, chật chội, nóng nực, ẩm thấp, tối tăm, mưa tạt gió lùa.
Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ, nếu do môi trường hoặc chăm sóc nuôi dưỡng có thể khắc phục được, còn nếu do bệnh tật thì nên loại thải sớm.
Chuồng nuôi và ổ đẻ :
Chuồng nuôi :
Phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa, quét dọn vệ sinh dễ dàng, cách xa chuồng heo, chuồng gà.
Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, dài 90cm, rộng 60cm, cao 50cm, có thể chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao. Mỗi ngăn nuôi 5- 6 con thỏ thịt, 2 con hậu bị hoặc 1 con sinh sản. Chuồng có thể làm 1 tầng hoặc 2 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.
Ổ đẻ :
Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1- 2 ngày trước khi đẻ thỏ mẹ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27-28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày.
KS Đặng Tịnh
Nuôi Thỏ công nghiệp
Chuồng trại
Trại nuôi thỏ phải thoáng mát, có ánh nắng ban mai lọt vào, dễ làm vệ sinh, có rào chắn chuột, mèo; chuồng có lưới sắt, có giá đỡ bằng sắt hoặc bằng cây có sơn phủ.
Thỏ giống
Chọn thỏ trong độ tuổi từ sáu tuần đến năm tháng tuổi. Dựa vào các đặc điểm sau: vành tai sạch, không bị ghẻ. Bàn chân và kẽ chân không ghẻ. Mí mắt không sưng vì ghẻ, mắt trong. Lông thỏ mịn và sáng, không bị xù.
Bụng mềm, lông bụng xốp. Đuôi sạch không có dấu hiệu dính phân ướt. Da lưng thỏ mềm, không tróc lông. Cục phân to, tròn và khô. Thỏ nặng chắc và hiếu động, được tiêm chủng ngừa ghẻ, cầu trùng... Không nên mua thỏ đã đẻ hoặc đang có chửa: vì thỏ đã đẻ là thỏ đã bị dạt, còn thỏ có chửa mà di chuyển dễ bị chết hoặc sẽ đẻ non.
Thức ăn
- Rau cỏ khô : Chọn rau cỏ loại nhiều protein và calcium, rửa sạch và phơi vừa khô như: cỏ lông, rau lang, rau muống, lá Trichintera...
- Cám viên : Cám viên phải cho ăn hạn định trong sáu tuần. Thức ăn phải có từ 15-23% chất xơ. Thỏ có khuynh hướng béo phì khi ăn cám, do đó phải hạn chế cho ăn cám sau 7 tháng tuổi. Thỏ cần được cung cấp chất xơ từ cỏ.
- Xơ và protein : Lý tưởng nhất là từ 12-25% chất xơ, protein 14 - 15%, không dùng protein động vật, calcium 1%, chất béo thấp hơn 2%, bổ sung vitamin.
- Lượng thức ăn : Cám viên 5% đối với trọng lượng cơ thể, rau cỏ khô không hạn chế.
- Rau : Thỏ từ 2,7kg trở lên rất cần rau tươi nhất là rau lang, tránh các loại đậu, cà chua... Không nên cho thỏ ăn rau dại vì có thể gây ngộ độc cho thỏ. Nước đu đủ, nước dứa có tác dụng tiêu hoá lông trong bao tử thỏ, cho uống 1 muỗng canh/lần.
- Nước : Thỏ rất cần nước hơn các loài động vật khác. Một con thỏ cần 50- 200ml nước/ngày. Thỏ cái đẻ cần cho uống nước theo nhu cầu, có khi cần tới 500ml/ngày.
Phòng trị bệnh
Những dấu hiệu thỏ bị bệnh : đi khập khiễng, tư thế không bình thường như lưng gập cong, uốn cong; liếm lông, cào chân, biếng ăn; nghiến răng; hơi thở nhanh hay nặng nhọc; không ngủ; biếng hoạt động.
Một số bệnh thường gặp ở Thỏ :
Ung nhọt : Do vi khuẩn Pasteurella gây nên. Rút mủ và điều trị bằng kháng sinh. Giữ môi trường sinh sống sạch sẽ để phòng ngừa.
Cầu trùng : Do ký sinh trùng Eimriastiedae có trong gan, ruột thỏ gây ra. Thỏ bị tiêu chảy, ốm dần, biếng ăn. Dùng Trimethoprim- sulfa để diệt trị. Sử dụng thức ăn, nước uống vệ sinh, chính ngừa vacine.
Tiêu chảy : Do thức ăn, nước uống có vi khuẩn Escherischiacoli. Dùng thuốc trị tiêu chảy cho uống và tiêm. Vệ sinh chuồng trại, cho ăn thức ăn tốt, không bị nấm mộc, ôi thiu.
Ghẻ ở tai và chân : Do ký sinh cuniculi gây ra. Sử dụng thuốc ghẻ sát trùng, bôi vết ghẻ. Dọn vệ sinh, sát trùng chuồng trại.
Lông thỏ trong bao tử : Là do thỏ ăn lông của thỏ khác. Điều trị bằng cách cho uống nước trái dứa ( trái thơm ), đu đủ. Cho nhốt riêng những con thỏ ăn lông.
Rụng lông : Do rận, ve, bệnh ghẻ, vết thương... gây ra. Sử dụng thuốc trị ve, rận, ghẻ..., thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Ngoài ra còn phòng trị một sổ bệnh như : thận, viêm đường ruột, viêm vú, viêm tinh hoàn, viêm đường hô hấp...
Hướng phát triển chăn nuôi thỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện chủ trương chuyển đổi ngành nghề, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ chăn nuôi gia cầm, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có mô hình chăn nuôi thỏ đang mở ra triển vọng phát triển thành một ngành chăn nuôi hàng hoá trong thời gian tới.
Kết quả bước đầu rất khả quan
Qua kết quả điều tra của các Trạm khuyến nông trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 12…, tính đến cuối tháng 6/2006, có gần 330 hộ chăn nuôi thỏ với tổng đàn 22.630 con. Trong đó đàn thỏ sinh sản 4.852 con, thỏ đực 1.192 con, thỏ hậu bị cái 3.656 con, thỏ thịt và thỏ con theo mẹ 12.930 con. Đàn thỏ nuôi tập trung nhiều nhất tại huyện Củ Chi chiếm 36,2% ( hơn 8.200 con ), kế đến là huyện Bình Chánh chiếm 15,5% (gần 3.490 con). Giống thỏ hiện nuôi tại các hộ dân căn cứ vào ngoại hình để xác định giống thỏ trắng, đen, nâu, vá, xám...
Để giúp các hộ chăn nuôi gia cầm chuyển đổi sang vật nuôi khác có hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Thành phố đã xây dựng thí điểm mô hình nuôi thỏ sinh sản trên địa bàn quận 12 ( con giống có nguồn gốc từ Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây ), với sự hợp tác của hộ ông Phạm Ngọc Xuân, ở phường Thạnh Xuân có nhiều năm sản xuất kinh doanh bồ câu. Mô hình nuôi thỏ sinh sản đã đem lại hiệu quả khá cao, tạo được nguồn con giống tốt cung ứng cho thị trường và có địa chỉ giao dịch được đăng tải trên trang Web thông tin khuyến nông. Từ kết quả này, Trung tâm Khuyến nông đã mở rộng mô hình nuôi thỏ ra địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh, quận 9, với 22 điểm trình diễn nuôi 648 con thỏ giống, nhằm giúp người dân có thể tận dụng ngay cơ sở chuồng trại chăn nuôi gia cầm hiện có. Đến nay, đàn thỏ giống đầu tư cho các hộ nuôi ( điểm trình diễn ) đã sinh sản được 1.700 thỏ con, bình quân 1 hộ được đầu tư sau 3 tháng nuôi đã cho ra đàn thỏ 60 đến 80 con ( tỷ lệ thỏ sinh sản đạt từ 50 đến 70%, số thỏ con sinh ra bình quân đạt 6-8 con/lứa, tỷ lệ sống 80 - 85% ). Đàn thỏ con sinh ra phát triển tốt và hiện đang được nuôi dưỡng, chăm sóc theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Ước tính hiệu quả kinh tế với quy mô nuôi 24 con thỏ ( 20 con cái, 4 con đực ) sau 1 năm nuôi thu lãi khoảng 5 triệu đồng sau khi trừ các chi phí sản xuất.
Hình thành các trại nuôi Thỏ giống
Ông Phạm Thanh Tâm, chủ trại thỏ ở Củ Chi cho biết, giống thỏ của ông hiện đang nuôi là thỏ lai ( giữa thỏ Việt Nam với thỏ Newzealand và California ); quy mô nuôi 600 con thỏ cái sinh sản, 3.000 thỏ thịt, khả năng cung cấp 200 đến 300 con thỏ giống/tháng. Với phương thức cung ứng giống cho người nuôi, thu mua lại thỏ thịt về chế biến sản phẩm cung ứng lại cho thị trường, đến nay trại đã cho 26 hộ tại địa bàn huyện Củ Chi và quận 7 nuôi, mỗi hộ 20 thỏ cái sinh sản và 4 thỏ đực. Ngoài việc cung cấp thịt thỏ cho siêu thị Big-C, quán ăn, Trại thỏ Thanh Tâm còn đang triển khai phương án sản xuất kinh doanh theo hướng khép kín, từ sản xuất đến tiêu thụ các loại sản phẩm chế biến từ thịt thỏ để cung ứng cho người tiêu dùng.
Trại thỏ ông Phạm Ngọc Xuân, hiện đang nuôi giống thỏ Newzealand White, California ( nguồn giống được khuyến nông hỗ trợ và trại chủ động nhập giống từ Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây ) có tổng đàn 500 cái sinh sản, khả năng cung cấp 100 đến 200 con thỏ giống/tháng. Bước đầu, trại có 10 hộ vệ tinh nuôi thỏ theo phương thức cung ứng giống, kỹ thuật chăn nuôi và thu mua lại thỏ thịt từ các hộ này.
Trại thỏ ông Hồng Văn Công, có quy mô 400 thỏ sinh sản, khả năng cung cấp 100 đến 200 con thỏ giống/tháng. Hiện đã phát triển được 8 vệ tinh ( 4 hộ ở huyện Bình Chánh và 4 hộ ở Long An ) và đang tiếp tục ký hợp đồng phát triển thêm các vệ tinh chăn nuôi thỏ theo phương thức cung cấp giống với giá rẻ ( 150.000 đồng/con cái mang thai ) và thu mua lại thỏ thịt với giá 25.000 đồng/kg thỏ hơi.
Giải pháp phát triển chăn nuôi thỏ hàng hóa
Do thỏ chưa được coi như vật nuôi hàng hoá tạo ra nguồn thu nhập chính cho các gia đình nên nguồn giống chưa được các hộ quan tâm đúng mức, nhiều hộ nuôi còn sử dụng giống đã lai tạp, khả năng tăng trọng thấp, thời gian nuôi kéo dài. Phần đông người nuôi thỏ chưa nắm chắc kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và kỹ thuật phối giống cho đàn thỏ. Hợp đồng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm thịt thỏ tươi ký kết giữa nhà chăn nuôi với các siêu thị khó thực hiện do nguồn hàng cung ứng của các trại không đáp ứng thường xuyên theo hợp đồng và phương thức thanh toán tiền sau khi giao hàng 15 ngày là trở ngại chính cho người chăn nuôi không có vốn tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi.
Theo Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn Thành phố, chăn nuôi thỏ đã và đang phát triển trở thành vật nuôi quan trọng trong những năm tới, có thể thay nguồn thực phẩm thiếu hụt do dịch cúm gia cầm và dịch bệnh trên đàn gia súc ngày càng gia tăng và có nguy cơ đe doạ ngành chăn nuôi. Chính vì vậy, phát triển chăn nuôi thỏ trở thành ngành chăn nuôi hàng hoá trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ về công tác giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, vệ sinh thú y; đồng thời phát triển mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm. Trước mắt, Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn giao nhiệm vụ cho Trung tâm quản lý kiểm định giống phối hợp, liên kết với Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi - Viện Chăn nuôi, Trung tâm Chăn nuôi Bình Thắng - Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam và Trung tâm Nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây sản xuất giống thỏ chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu về con giống cho các hộ, cơ sở nuôi thỏ, xây dựng và phổ biến các quy định về tiêu chuẩn giống thỏ, đồng thời khuyến khích các trại chăn nuôi thỏ giống công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá giống vật nuôi.
Trung tâm Khuyến nông Thành phố tiếp tục xây dựng các mô hình điểm về nhân giống, phối trộn khẩu phần thức ăn phù hợp cho thỏ, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thiết kế hệ thống chuồng trại phù hợp phục vụ chăn nuôi thỏ với quy mô khác nhau; tổ chức liên kết, hợp tác giữa các hộ nuôi thỏ theo từng vùng tập trung quy mô 20 đến 30 hộ để đủ nguồn thỏ thịt cho các cơ sở giết mổ quy mô 100 đến 300 con/ngày, từng bước tạo ra sản lượng thỏ hàng hoá góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nuôi thỏ, bảo đảm chăn nuôi phát triển bền vững; huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức kỹ thuật chăn nuôi thỏ giúp người nuôi cách chọn giống, chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi thỏ.
Đối với Chi cục Thú y, sớm xây dựng kế hoạch vắc xin, gắn với biện pháp phòng và điều trị bệnh cho thỏ khi người nuôi có yêu cầu; đề xuất phương án tiêm phòng và cung ứng các loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm trong vùng an toàn dịch bệnh để nuôi thỏ giống và thỏ thịt; đồng thời có phương án nâng cao năng lực chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh RHD và nhanh chóng xây dựng quy trình giết mổ thỏ thịt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chi cục phát triển nông thôn và Trung tâm tư vấn - hỗ trợ nông nghiệp xây dựng các giải pháp về chính sách, thị trường tiêu thụ và chế biến thịt thỏ.
Ánh Tuyết
Thành công từ mô hình nuôi giống thỏ mới NewZealand
Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất nông nghiệp trong xu thế chung thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hoá, ngày càng mạnh mẽ của thành phố Quy Nhơn trong những năm gần đây, cũng là để tạo thêm nghề mới cho bà con nông dân tại những khu vực có đất canh tác phải chuyển đổi đưa vào xây dựng cụm công nghiệp, năm 2008 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn đã mạnh dạn đưa vào thực hiện các mô hình mới trong đó có mô hình chăn nuôi thỏ triển khai thực hiện tại thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội.
Giải thích về việc triển khai thực hiện mô hình này, ông Phan Tuấn- phó trưởng trạm Khuyến nông cho biết: “ Từ trước tới nay, ở thành phố Quy Nhơn đã có một số hộ nuôi thỏ theo kiểu tự phát do không nắm kỹ thuật nên chuồng trại không đảm bảo và nuôi giống thỏ địa phương nên năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy chúng tôi xây dựng mô hình này với mục tiêu chuyển giao kỹ thuật nuôi thỏ và giống thỏ mới có năng suất cao cho bà con nông dân; hơn nữa thỏ là giống vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh, khả năng tăng trọng nhanh, thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiềm năng vì vậy nếu mô hình thực hiện thành công sẽ có khả năng nhân rộng cao và tạo ra nghề mới cho bà con ở các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý và một số phường ở TP Quy Nhơn. Trạm đã chọn hộ ông Lê Bá Tư ở thôn Hội Tân làm nơi thực hiện Mô hình ; với quy mô đàn được Trung tâm đầu tư hỗ trợ là 1 thỏ đực và 4 thỏ cái giống thỏ cao sản Newzealand; đây là giống thỏ mới do Trung tâm Khoa Học Kỹ Thuật Vật nuôi tỉnh mới du nhập, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu Bình Định. Quá trình nuôi tại hộ ông Nguyễn Bá Tư cho thấy giống thỏ mới sinh trưởng và phát triển khá tốt thích hợp với điều kiện chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình do tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có là rau cỏ tại chỗ với chi phí thấp và cách chăm sóc đơn giản lại ít bệnh tật, tăng trọng nhanh; sau 5 - 6 tháng tuổi thỏ đạt trọng lượng bình quân từ 3 - 3,2 kg/con và bắt đầu phối giống và mỗi năm có thể sinh từ 5 - 7 lứa, cho từ 6 - 7 con/lứa. Được biết thịt thỏ có chất lượng khá ngon, không thua kém thịt gà, heo và chỉ sau 3 tháng tuổi với trọng lượng đạt bình quân 2,2 - 2,8 kg/con thỏ có thể xuất bán thương phẩm với giá thị trường hiện nay từ 45.000 - 50.000 đ/kg vì vậy người chăn nuôi chắc chắn sẽ có lãi; đến nay tại hộ ông Tư sau 7 tháng thực hiện mô hình, đàn thỏ đã phát triển lên 2 đực giống và 10 thỏ cái cùng hơn 30 thỏ con từ 15 - 45 ngày tuổi, chưa kể 38 con thỏ 2 tháng tuổi đã bán cho ông thu nhập gần 2 triệu đồng ( lãi 1,3 triệu ). Ông Tư cho chúng tôi biết: “ Trước đây tôi cũng đã nuôi thỏ nhưng là nuôi thỏ ta, chuồng trại không đảm bảo, lại chỉ là nuôi cho vui nên kết quả không cao; nhờ được các anh ở trạm Khuyến nông hướng dẫn nuôi giống thỏ mới Newzealand này, hướng dẫn xây dựng chuồng trại đảm bảo và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi, nên kết quả nuôi đạt rất tốt và bước đầu đã cho thấy có hiệu quả kinh tế”. Là người ham thích nuôi thỏ lại ham tìm tòi hiểu biết, ông Tư còn thực hiện cho ghép đàn giữa thỏ đực giống Newzealand với thỏ nội để cho lai và bước đầu cũng cho kết quả khá tốt, thỏ con lai sinh ra phát triển tốt và cũng có khả năng tăng trọng nhanh, ngoài ra được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn ông đã tận dụng đất vườn của gia đình trồng 200 m2 cỏ Stylo để chủ động nguồn thức ăn xanh cho thỏ; ông cũng sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm nuôi giống thỏ mới cho mọi người khi bà con trong vùng đến tham quan học hỏi, vì vậy mô hình nuôi thỏ của ông đã được khá nhiều người biết đến. Thành công của mô hình đã phổ biến tuyên truyền và bước đầu mô hình đã được nhân rộng khá nhanh, từ chỗ chỉ có 1- 2 hộ nuôi hiện ở Nhơn Hội đã có 20 hộ nuôi thỏ, và ở xã Nhơn Lý cũng đã phát triển hơn 30 hộ với số lượng đàn từ 15 - 20 con; trạm Khuyến nông thành phố còn tổ chức tốt việc hỗ trợ giới thiệu đầu ra cho sản phẩm thỏ nuôi với giá bán hấp dẫn nên bước đầu việc phát triển chăn nuôi thỏ ở Quy Nhơn cho thấy có tín hiệu vui, tạo nghề mới giúp cho bà con nông dân ở Thành phố Quy Nhơn có thêm thu nhập cải thiện đời sống.
[You must be registered and logged in to see this link.]

3Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 2:27 pm

macsuong

macsuong
,
,

Một số lưu ý trong chăn nuôi thỏ

Nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi. Về cơ bản, thỏ dễ nuôi nhưng để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần chú ý các vấn đề sau đây:

Thức ăn, nước uống: Cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường. Thức ăn cho thỏ phải được rửa bằng nước sạch, phơi tái cho bớt nước trước khi cho ăn.

Cần cung cấp đầy đủ nước cho thỏ, nhất là thỏ đẻ, để tránh tình trạng thiếu sữa. Trong thời gian nuôi con, nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường hoặc ăn mía.

Sinh sản: Tùy theo giống, thỏ có thể thành thục tính dục lúc 3 - 4 tháng tuổi. Để đề phòng hiện tượng cắn xé nhau và giao phối tự do, dẫn đến tình trạng giảm trọng lượng hoặc rối loạn sinh sản, khi thỏ được 3 tháng tuổi nên nhốt riêng thỏ đực với thỏ cái.

Không nên cho thỏ phối giống ngay khi động dục lần đầu mà chờ đến 5 - 6 tháng tuổi, lúc thỏ đạt 75 - 80% trọng lượng của thỏ trưởng thành. Do trứng thỏ chỉ rụng sau khi giao phối 9 - 10 giờ nên áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, tức là phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất từ 6 - 9 giờ là tốt nhất.

Để tránh đồng huyết, không để thỏ đực phối với thỏ cái cùng gia đình.

Làm lồng và chuồng nuôi:

Lồng thỏ phải đảm bảo chắc chắn để chúng không chui lẫn đàn, chuột tấn công và chăm sóc thuận tiện. Ổ đẻ cần có nắp đậy, sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh để thỏ mẹ chui vào ổ bới và dẫm đạp lên con.

Thỏ rất nhạy cảm với nhiệt độ cao nên lồng nuôi thỏ cần đặt tại những nơi thoáng, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nếu chăn nuôi thỏ quy mô lớn cần xây dựng chuồng trại cẩn thận, đảm bảo thông thoáng và dễ làm vệ sinh.

Vệ sinh, phòng trị bệnh: Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Để hạn chế tối đa tổn thất, điều quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo môi trường tiểu khí hậu cho chuồng nuôi bằng cách làm vệ sinh hàng ngày và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nước uống sạch sẽ, chất lượng.

Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia


Lên đầu trang


Users browsing this topic
SÁCH CÙNG CHỦ ĐỀ [You must be registered and logged in to see this link.]

4Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 2:53 pm

macsuong

macsuong
,
,

Kỹ thuật nuôi thỏ


Hỏi: Em muốn tìm hiểu kỹ thuật nuôi thỏ, nhưng với thời tiết và điều kiện khí hậu ở Huế liệu có chăn nuôi thỏ được không ? và nếu được thì em phải liên hệ nơi nào gần nhất để có con giống và kỹ thuật nuôi ?
(Pham Văn Thương, vinh xuân- phú vang , TTH)


Đáp: 1/ Chọn giống, phối giống và chuồng nuôi:
a) Chọn giống: Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt và ổn định:
- Chọn những con khác đàn, khác dòng máu để tránh đồng huyết.
- Chọn những con có ngoại hình khoẻ mạnh, 4 chân to và không bị dị tật, cơ quan sinh dục phát triển cân đối, hoàn chỉnh.
- Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết...
- Tỷ lệ thụ thai trên 70%, phối giống 8 lần và đẻ được 5-6 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con.
- Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80% (mỗi lứa cai sữa trên 5-6 con), thích nghi tốt, khoẻ mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh (bình quân 30gr/con/ngày)...

b) Phối giống: ở cơ sở nhân giống thương phẩm, cho con cái phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, đực trẻ phối trước, đực già phối sau, cách nhau khoảng 4-6 giờ. Ở cơ sở nhân giống thuần chủng, phối lặp lại với một con đực, cách nhau 4-6 giờ.
Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.
Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh và vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tác nhân làm hưng phấn... đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn biết được thỏ chửa thật hay chửa giả thì phải khám thai, sau khi phối giống 12 ngày.
Trường hợp chậm sinh và vô sinh, lâu ngày không động dục hoặc phối giống nhiều lần mà không có thai, có rất nhiều nguyên nhân:
- Thỏ đực, chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật... tính dục kém
- Thỏ cái, cơ quan sinh dục bị bệnh về tử cung, buồng trứng, rối loạn nội tiết (hooc-mon)...
- Thức ăn kém dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... hoặc do khẩu phần thức ăn quá đơn điệu, thỏ mập quá hay ốm quá...
- Nuôi dưỡng kém, chật chội, nóng nực, ẩm thấp, tối tăm, mưa tạt gió lùa.
Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ, nếu do môi trường hoặc chăm sóc nuôi dưỡng có thể khắc phục được, còn nếu do bệnh tật thì nên loại thải sớm.

c) Chuồng nuôi và ổ đẻ:
Chuồng nuôi: Muốn nuôi thỏ đẻ nhiều lứa/năm, thỏ con chóng lớn và hạn chế bệnh tật cần làm chuồng thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, mưa hắt... Phải bảo đảm mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, quét dọn vệ sinh dễ dàng, cách xa chuồng heo, chuồng gà. Đồng thời chọn nơi yên tĩnh; làm rào chắn xung quanh để chống chuột bọ, kiến và đề phòng chó, mèo vào bắt thỏ.
Lồng chuồng có thể tận dụng bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương: tre, gỗ, sắt phế thải.
Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, dài 90cm, rộng 60cm, cao 50cm, có thể chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao. Mỗi ngăn nuôi 5- 6 con thỏ thịt, 2 con hậu bị hoặc 1 con sinh sản. Chuồng có thể làm 1 tầng hoặc 2 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.

Xây dựng thiết bị cho thỏ uống nước: Dụng cụ này rất đơn giản và dễ làm, có thể tự thiết kế như sau: có thể làm bằng sành, sứ hoặc xi măng hình chậu cao 8 - 10cm, miệng rộng 10 - 15cm để thỏ không dẫm chân vào và không lật đổ được. Để giữ vệ sinh được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặc thủy tinh dày cắm vào nút chai, nút can dốc ngược, có giá giữ vào thành lồng để thỏ hút liếm được nước. Hoặc làm khay nước có chai chứa nước dốc ngược.

Ổ đẻ: Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1- 2 ngày trước khi đẻ thỏ mẹ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27-28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày.

2. Các loại thức ăn dùng cho thỏ:

Thức ăn cho thỏ chủ yếu tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp như rau, cỏ, củ khoai, ngô... Không cho thỏ ăn các loại lá bẩn, lá có thuốc trừ sâu và sũng nước... Mỗi khi thay đổi thức ăn, cần tăng dần cho chúng thích nghi.
Thỏ ăn được rất nhiều loại lá cây và quả củ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thức ăn cần được lưu ý: Thức ăn thô xanh cần rửa sạch bằng nước giếng hoặc nước máy. Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ, khoai tây nên luộc chín (để phòng chất độc khi củ khoai tây mọc mầm).

- Thức ăn xanh gồm: cỏ tự nhiên ngoài đồng, lá cây trồng...
- Thức ăn củ, quả: củ cà rốt, khoai, bí đỏ, chuối chín, mít cả sơ…
- Thức ăn tinh gồm: thóc, gạo tẻ, cám, ngô, đậu các loại...
- Các phụ phẩm: thân cây chuối, lõi trái ngô, vỏ chuối, lạc lép, thóc lép…
- Lúc thỏ con được 3 tháng tuổi phải nhốt riêng từng con cái, con đực để tránh cắn nhau và giao phối tự do.
- Khi thỏ đạt 5 - 6 tháng tuổi ta có thể phối giống lần đầu cho thỏ.
Biểu hiện động dục: thỏ thường kêu, cào cấu nhiều ở đáy lồng, niêm mạc âm hộ có màu đỏ tươi, sưng tấy lên, khi bắt sang chuồng thỏ đực thì chịu đực, mông và đuôi cong lên chờ thỏ đực giao phối.
Nên phối giống cho thỏ vào sáng sớm.

b. Chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ chửa:
Thời gian thỏ chửa 28 – 32 ngày.
Thỏ chửa cần cho ăn thức ăn nhiều vitamin A, D, E và thức ăn giàu đạm.
Cần cho thỏ uống nước đầy đủ.
Không cho thỏ mẹ ăn các loại thức ăn ôi mốc, gây nên các tiếng động mạnh làm cho thỏ bị hoảng sợ dễ bị sẩy thai.
c.Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ có chửa và thỏ nuôi con:
- Cần chuẩn bị ổ đẻ đưa vào lồng trước 2 - 3 ngày.
- Thỏ trước khi đẻ có hiện tượng nhổ lông bụng làm ổ, ta nên thu gọn lại, lấy giẻ sạch mềm lót làm ổ cho thỏ.
- Thỏ mẹ sau đẻ 3 - 4 ngày là thỏ có thể động dục sau.
Thỏ con sau đẻ 15 giờ mới bắt đầu bú mẹ, trong 18 ngày đầu thỏ sống nhờ sữa mẹ. tập ăn sớm cho thỏ con.
Sản lượng sữa của thỏ mẹ cao nhất vào ngày 15 - 21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ 35 - 42 thì cạn hẳn. Cho nên cần cai sữa thỏ con vào lúc 28 - 42 ngày tuổi.

Thức ăn tinh tổng hợp
Thức ăn thô xanh
Củ, quả

0,5-1kg
6-14
60-130
20 - 45

1-2 kg
14-30
130-300
45 - 100

2-3 kg
30-40
300-400
100 - 130

Hậu bị giống
45
450
150

Thỏ đực, cái chửa
60
500
200

Thỏ mẹ nuôi con



10 ngày đầu
80
700
230

11 - 20 ngày
90
800
260

21 - 30 ngày
85
750
250

31 - 40 ngày
60
600
200


5. Vệ sinh phòng bệnh
Bệnh thường gặp ở thỏ:
- Bệnh chướng hơi đầy bụng, đau bụng ỉa chảy, viêm ruột truyền nhiễm, cầu trùng, viêm mũi, tụ huyết trùng, tụ cầu trùng, viêm tuyến sữa, viêm núm vú, ghẻ, nấm da, bại liệt, cảm nóng, viêm kết mạc mắt.
- Bệnh ghẻ ở mũi và tai thỏ: Đây là bệnh ký sinh trùng ngoài da, rất phổ biến. Bệnh có thể truyền nhiễm và ký sinh trên da thỏ, qua các đồ vật, chuồng nuôi...
Thuốc điều trị: Thuốc nước dạng ống tiêm Ivermectin, liều lượng 0,7ml/3kg thể trọng.(Theo TS Đinh Xuân Bình, Ths Nguyễn Kim Lin)
Nên vệ sinh chuồng trại và cách ly thỏ bị bệnh.
Bài thuốc trong dân gian : Dùng thuốc rê (thuốc hút) ngâm với rượu trắng, pha đậm đặc, ngâm khoảng 1 tuần, bôi lên vết thương. Bôi thường xuyên.

Khi nuôi thỏ chú ý tiêm vacxin 3 tháng/lần phòng bệnh bại huyết, hạn chế hiện tượng thỏ chết hàng loạt.
Hàng ngày dọn vệ sinh lồng chuồng cho thỏ, quan sát cách ăn uống của thỏ.
Định kỳ phun tiêu độc chuồng nuôi để tiêu diệt các vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh...
Để liên hệ mua giống, bạn có thể liên hệ Ông Cường qua số điện thoại: 054.538193.

Chúc bạn thành công.
[You must be registered and logged in to see this link.]

5Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 2:54 pm

macsuong

macsuong
,
,

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản
Nguồn: KS. Đặng Tịnh



Muốn chăn nuôi thỏ sinh sản đạt hiệu quả kinh tế cao, trước hết phải chọn lọc con giống tốt từ các cơ sở giống tốt và ổn định: Không đồng huyết; tỷ lệ thụ thai đạt trên 70%; phối giống 8 lần và đẻ được 5 - 6 lứa trong năm; số con sơ sinh sống sau 15 giờ phải đạt 6 con trở lên; tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (30 - 35 ngày) phải đạt trên 80% (tức mỗi lứa cai sữa trên 5 con); không bệnh tật, thích nghi tốt, tăng trọng nhanh. Thỏ bắt đầu động dục lúc 4 - 5 tháng tuổi, nhưng phải đợi đến 7 - 8 tháng tuổi, thỏ phát triển hoàn hảo mới cho phối giống. Chu kỳ động dục của thỏ cái, 10 - 15 ngày và thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thỏ cái động dục sớm hay muộn, đúng kỳ hay không là do thể lực, trạng thái sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và môi trường khí hậu quyết định.

Biểu hiện của thỏ động dục là kém ăn, nhưng cũng có khi phàm ăn, thỏ hay chạy nhảy trong chuồng nhưng cũng có khi nằm yên ở góc lồng, bình thường niêm mạc âm hộ màu hồng nhạt nhưng khi động dục thì chuyển sang màu đỏ tươi, sưng tấy lên, đến đỏ thẫm và tím bầm là hết kỳ động dục.

Phối giống: phải bắt thỏ cái động dục đến lồng thỏ đực, không làm ngược lại. Ở cơ sở nhân giống thương phẩm thì con cái nên phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, con đực trẻ phối trước, con đực già phối sau cách nhau khoảng 4 - 6 giờ. Còn ở cơ sở nhân giống thuần chủng thì chỉ được phối lặp lại với một con đực giống, cách nhau 4 - 6 giờ.

Thời gian thỏ mang bầu thường từ 30 - 32 ngày là đẻ, sau khi đẻ 36 - 48 giờ là có thể phối giống được ngay.

Muốn biết được thỏ có bầu là phải khám thai: Khám thai là biện pháp kỹ thuật xác định thỏ có bầu thật hay giả được chính xác, an toàn và hiệu quả kinh tế (vì thỏ hay có hiện tượng chửa giả). Có thể khám thai vào ngày thứ 12 sau khi phối giống bằng cách nắn vuốt thai nhẹ nhàng trong tử cung qua thành bụng ở vùng xương chậu, gần cột sống. Nếu thỏ có chửa thì thấy thai mềm ở dạng hòn cục nhỏ bằng củ đậu phộng di chuyển qua lại trong tử cung. Tuy nhiên cần phân biệt thai với những viên phân cứng ở trực tràng cùng vị trí đó nhưng trực tràng gần xương sống hơn.

Chuẩn bị cho thỏ đẻ: Thỏ có chửa thì ngày 28 sau khi phối giống phải đặt ổ đẻ vào lồng , 1 - 2 ngày trước khi đẻ, thỏ mẹ vào ổ nhổ lông bụng trộn với vật liệu lót ổ để chuẩn bị đẻ. Sau khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra ổ đẻ, thay bỏ vật liệu lót bị dơ bẩn, ẩm ướt ra ngoài...

Nuôi thỏ sinh sản cần thiết phải mở sổ theo dõi gồm sổ tổng hợp và phiếu cá thể về đàn thỏ hay tất cả thỏ trong trại.

6Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 2:57 pm

macsuong

macsuong
,
,

[You must be registered and logged in to see this link.]

 

  Thỏ nuôi là loại gia súc có sức đề kháng yếu, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch do các yếu tố môi trường ngoại cảm gây nên. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nếu nuôi thỏ mà không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là khâu vệ sinh phòng bệnh thì dễ bị thất bại. Những bệnh thường dễ mắc ở thỏ là:

1/ Bệnh ghẻ:
  Là bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ.
Có 2 dạng:
  - Ghẻ đầu, do loài ghẻ Notoedres ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan sang cổ, gáy và thường lây truyền sang móng chân, gót chân, vùng hậu môn và cơ quan sinh dục.
  - Ghẻ tai, do loài ghẻ Psoroptes ký sinh gây bệnh ở trong lỗ tai, vành tai.
  Triệu chứng lâm sàng: Thỏ ngứa, rụng lông và đóng vẩy. Nhiều khi dưới vẩy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết.
  Phòng trị: Thường xuyên sát trùng chuồng và dụng cụ nuôi bằng nước sôi. Khoảng 2 tuần người nuôi nên kiểm tra từng con. Nếu thấy thỏ bị ghẻ thì phải cách ly  và dùng Ivermectin để điều trị, sử dụng với liều lượng 0,7ml/3kg thể trọng, thuốc có tác dụng nhanh trong vòng một tuần và có hiệu lực điều trị cao.

2/ Bệnh cầu trùng (cocidiosis):

  Đây là bệnh phổ biến, dễ gây thiệt hại trong chăn nuôi thỏ. Bệnh do đơn bào ký sinh Eimeria gây nên trong điều kiện chăn nuôi và vệ sinh kém. Có 2 dạng bệnh: Cầu trùng gan và cầu trùng ruột, hai dạng này khác nhau về bệnh tích.
  Từ lúc 2 tuần tuổi thỏ đã bị sơ nhiễm kén cầu trùng, kén này thường xuyên ký sinh trong cơ thể thỏ; sau khi cai sữa, thỏ tiếp tục nhiễm cầu trùng trong phân thỏ thải ra. Nếu mật độ nuôi nhốt lớn, ẩm thấp, dinh dưỡng kém,thỏ thiếu chất, sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì cầu trùng phát triển nhanh: vừa phân huỷ tế bào đường ruột, gan, vừa tiết độc tố làm thỏ gầy yếu, nhiểm độc và chết. Thường thỏ chết nhiều vào lúc 2-3 tháng tuổi vì lúc này cơ thể thỏ còn nhỏ nên sức đề kháng kém.
  Triệu chứng: Đối với bệnh cầu trùng ruột: Thỏ xù lông, kém ăn, ỉa chảy, phân có màu xanh. Thân nhiệt cao hơn bình thường, nước mũi, dãi chảy nhiều. Nếu là cầu trùng gan thì ngoài các triệu chứng trên còn thấy viêm mạc mắt, miệng hơi vàng.
  Phòng trị: Khi thỏ bị bệnh nặng thì rất khó điều trị, chủ yếu phải phòng bệnh thật tốt từ khi còn bú mẹ để ngăn cản sự lây sự lây lan mầm bệnh.
  Biện pháp như sau: Đáy chuồng phải có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng. Vệ sinh chuồng, máng ăn uống sạch sẽ. Thức ăn các loại phải sạch sẽ, không bị ôi mốc, biến chất, đảm bảo thỏ đủ dinh dưỡng, đặc biệt đủ vitamin, khoáng, muối… Sau khi cai sữa dùng thuốc Anticoc hoặc các loại Sulfamit như Sulfaquinoxalin, Sulfathiazol… trộn với thức ăn tinh với liều 0,1-0,2/1kg thể trọng, ăn trong 3 ngày liền, nghỉ 2 ngày lại cho ăn tiếp 3 ngày nữa hoặc cho ăn liên tục 5 ngày.  Nếu trong đàn có một số con chết vì bệnh này thì có  nghĩa cả đàn đã bị nhiễm, cần dùng thuốc trên với liều gấp đôi và uống điều trị trong 5 ngày.

[You must be registered and logged in to see this link.]
3. Bệnh xuất huyết do virus (Haemorrhagic):
  Đây là truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và có tính lây lan rất nhanh trên diện rộng và gây chết thỏ hàng loạt. Bệnh xuất hiện ở nước ta từ năm 1999. Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ từ 1,5 tháng tuổi trở lên.
  Triệu chứng: Thỏ vẫn ăn uống bình thường, đôi khi thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết hàng loạt. Trước khi chết thỏ gãy giụa, quay vòng, ộc máu ở miệng, mũi, gan sưng to, bở; vành tim, phổi, khí quản xuất huyết.
  Phòng trị: Việc điều trị không có kết quả, chủ yếu phòng là chính bằng cách: Tiêm phòng định kỳ bằng vacxin VHD bại huyết với liều lượng 1ml/con, phòng thường xuyên 6-8 tháng 1 lần. Song song đó, phải thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại.
  Thực chất của bệnh này là rối loạn tiêu hoá do chuyển tiếp thức ăn đột ngột; thức ăn, nước uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước nhiễm bẩn; uống nước lạnh hoặc thỏ nằm trên đáy lồng cao bị gió lạnh lùa vào bụng…

4/ Bệnh viêm ruột truyền nhiễm:
  Vi trùng chủ yếu gây ra bệnh này là E.coli nhiễm trong thức ăn, nước uống.
  Triệu chứng: Lông xù, kém ăn, sốt cao, phân lỏng và thối, đôi khi lẫn dịch nhờn màu trắng, lông quanh hậu môn và vùng bụng bị thấm bết cả dịch và phân.
  Điều trị: dùng Streptomycin pha loãng 1/20 cho uống 2-4 lần/ngày, mỗi lần uống 1-2ml, uống 203 ngày liền. Cần kết hợp uống nước chiết xuất từ các cây cỏ sữa, nhọ nồi và tiêm hoặc uống các sinh tố A, B để tăng khả năng phục hồi sức khoẻ.


KS. Trần Thị Bích Nguyên

[You must be registered and logged in to see this link.]

7Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 2:58 pm

macsuong

macsuong
,
,

KỸ THUẬT NUÔI VỖ BÉO THỎ

 Người mới nuôi thỏ, nên nuôi thỏ thịt dễ hơn nuôi thỏ sinh sản. Lý do chính là kỹ thuật đơn giản, công đoạn chăn nuôi ngắn, chỉ 60 – 80 ngày đã kết thúc một lứa nuôi ngắn, chỉ 60 – 80 ngày đã kết thúc một lứa nuôi và có thu hoạch. Quy mô và vốn đầu tư lên từ nhỏ đến lớn, tuỳ điều kiện từng gia đình. Nuôi để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình.
Thỏ nuôi vỗ béo ăn thịt là loại thỏ: không dùng để nuôi sinh sản (thỏ sau khi chọn giống là thỏ đực thừa, thỏ cái xấu không đạt tiêu chuẩn giống, thỏ đang sinh sản hoặc hết thời kỳ sử dụng bị loại thải).
Kỹ thuật nuôi thỏ thịt có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: (từ 30 đến 70 ngày tuổi) đây là giai đoạn thỏ sau cai sữa. Thời gian này thỏ đực, cái vẫn nhốt chung lồng, chuồng. Thỏ nội lúc cai sữa có trọng lượng 200 – 300 g. Thỏ lai với thỏ ngoại có trọng lượng 350 – 500 g.
Ở giai đoạn này thỏ không được bú mẹ, phải thích ứng hoàn toàn với thức ăn mới (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh...), cuộc sống hoàn toàn tự lập, bị tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường sống. Vì vậy, giai đoạn này cho thỏ ăn phải dùng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao, nhiều Vitamin A, B, C. Không cho ăn nhiều tinh bột (cơm, ngô, gạo, khoai sắn khô). Nên cho ăn các loại lá cây, loại cây cỏ như lá dâu, lá sắn, lá keo đậu, lá đậu đỗ, lá cúc tần, cỏ stylô... Những loại thức ăn này giúp cho thỏ sinh trưởng, phát triển hoàn thiện cơ thể. Không cho ăn thức ăn làm cho thỏ béo sớm như: gạo, thóc, ngô... chỉ cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp tinh bột với tỷ lệ đúng mức (10 – 15 g/con/ngày) hoặc 5 – 10 g cám gạo loại 1, các loại hạt đậu đỗ phế phụ phẩm. Giai đoạn này cho ăn uống tuỳ tiện, sai kỹ thuật thỏ sẽ chết tỷ lệ cao do tiêu chảy, nhiễm bệnh cầu trùng, sán lá gan, Ecoli... từ thức ăn, nước uống...
Giai đoạn 2: (từ 70 ngày tuổi đến 100 ngày tuổi) là giai đoạn thỏ nhỡ. Thời gian này thỏ nuôi vỗ béo thịt tách nuôi riêng không nhốt chung, hầ hết thỏ đực không chọn làm giống, thỏ cái xấu, không đủ tiêu chuẩn cũng loại nuôi thịt.
Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cần cung cấp thức ăn giàu Prôtein (đạm), giàu Vitamin để thỏ phát triển chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan nội tạng. Nuôi tốt – đúng kỹ thuật, trọng lượng cuối giai đoạn sẽ đạt 1.600 – 1.900 g/con.
Giai đoạn này chưa cần tăng thức ăn có hàm lượng bột đường cao (khoai sắn khô, cơm cháy, bột ngô...) cho ăn như vậy sẽ lãng phí, giá thành cao, cũng không phù hợp tiêu hóa của thỏ. Khẩu phần thức ăn của thỏ khối lượng lớn vẫn là lá cây, các loại rau cỏ trồng và có trong tự nhiên. Chỉ nuôi thỏ bằng rau, cỏ, lá cây thì năng suất thấp, tăng trọng chậm, nên thêm: khoai sắn khô, cám gạo, bột ngô, khô lạc... với khối lượng ít nhưng bổ sung dinh dưỡng nhiều (1.000 g rau muống đó có 12 g Prôtein, 1.000 g cỏ mật chỉ có 16 g Prôtein, còn 100 g bột đậu tương có tới 33,3 g Prôtein, 100 g cám gạo có 9,2 g Prôtein...) tăng trọng nhanh, thời gian xuất chuồng đúng tuổi.
Giai đoạn 3: (từ 100 đến 120 ngày tuổi) là giai đoạn vỗ béo thỏ. Nuôi giai đoạn này ăn theo tỷ lệ 1/9 – 10 (tinh/thô xanh) tính theo khối lượng khẩu phần. Thức ăn tinh là: cám, ngô, gạo, cơm cháy, thức ăn hỗn hợp tinh ... có hàm lượng bột đường cao, thỏ sẽ béo nhanh, trên cơ sở đã phát triển đầy đủ chiều dài, rộng.
Chú ý: cả 3 giai đoạn thứ tự cho ăn, uống như sau:
Đầu giờ sáng cho thỏ uống nước (nếu không có hệ thống uống nước tự động); sau đó cho ăn thức ăn hỗn hợp tinh, phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Cuối buổi sáng cho ăn thức ăn thô xanh. Buổi chiều cho ăn thức ăn củ quả (khoai, sắn tươi, bí đỏ, su su...). Cuối buổi chiều cho ăn thức ăn xanh, thô khô (cỏ khô, rơm khô...) thức ăn thô xanh cho ăn ban đêm nhiều gấp 2 – 2,5 lần ban ngày (2/3 khối lượng khẩu phần rau, cỏ, lá cây). Ban đêm tuyệt đối không cho ăn thức ăn tinh (chuột vào ăn và cắn chết thỏ). Cần cho thỏ uống nước đầy đủ, thiếu nước, thỏ không béo hoặc sẽ chậm béo. Thời gian này giảm bớt ánh sáng chiều vào lồng, chuồng tạo không gian yên tĩnh cho thỏ nghỉ ngơi, ngủ, ít hoạt động. Trước khi xuất chuồng giết thịt 7 – 8 ngày thì giảm cho ăn rau cỏ, lá cây (thức ăn thô xanh, thô khô) chất lượng thịt tốt và ngon.
Thức ăn phải sạch sẽ, không dính đất, cát, không vàng úa, không mục, mốc... nước uống phải là nước sạch (nước giếng khoan, nước máy). Chuồng trại quét dọn hàng ngày, sau 1 lứa nuôi xuất bán thịt phải tổng tẩy uế toàn bộ mới đưa thỏ mới vào nuôi.
Thức ăn rau, cỏ, lá cây phải có giá lưới hoặc bằng tre để gác, thỏ rút ăn, không vứt trực tiếp xuống sàn lồng nuôi. Thức ăn tinh cho vào bát, chậu, gốm sành hoặc máng tre. Cuối ngày rửa sạch, úp khô ráo, hôm sau lại dùng.
Nguồn: Bản tin Nông nghiệp Thủ đô

8Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 3:03 pm

macsuong

macsuong
,
,


[You must be registered and logged in to see this image.]
I/ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA VIỆC CHĂN NUÔI THỎ     1. Thỏ là một loại gia súc không tranh ăn lương thực với người và gia súc khác, nó có thể tận dụng được các nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp, rau, lá, cỏ tự nhiên, sức lao động phụ trong gia đình, đầu tư ít vốn, quay vòng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta.     - Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẳn có, rẻ tiền để làm, chi phí mua con giống ban đầu so với các gia súc khác ít hơn rất nhiều và chỉ phải bỏ ra một lần đầu là có thể duy trì chăn nuôi liên tục. Vòng đời sản xuất của thỏ ngắn ( nuôi 3,0 – 3,5 tháng là giết thịt; 5,5 – 6,0 tháng bắt đầu sinh sản ) nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình.     2. Thỏ đẻ khoẻ, phát triển nhanh, sản phẩm thỏ có giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Chăn nuôi thỏ có tác dụng cho việc thực hiện mô hình VAC trong kinh tế gia đình. Thỏ đẻ nhanh, một năm trung bình đẻ 6 -7 lứa, mỗi lứa 6 -7 con. Sau 3 tháng nuôi trọng lượng xuất chuồng 2.5 – 3.0 kg, như vậy một thỏ mẹ nặng 4 -5 kg một năm có thể sản xuất ra 90 – 140 kg thịt thỏ, cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác.     - Lông da thỏ sau khi thuộc xong, may thành mũ áo hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và xuất khẩu. Ở Pháp 1 năm có 100 triệu tấm da thỏ trao đổi, giá trị thu từ lông da thỏ tăng thêm 30 -35%.     - Thỏ là một gia súc rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nên nó được dùng nhiều làm động vật thí nghiệm, động vật kiểm nghiệm thuốc, chế vaccin trong y học và thú y.     - Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác, có thể sử dụng để bón cây, nuôi cá và nuôi trùn, lấy trùn nuôi gà, vịt, ngan, cá, lươn….     Như vậy việc nuôi thỏ ở gia đình vừa tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng được sức lao động phụ, vừa đỡ tốn lương thực, lại cho ra một loại sản phẩm đặc biệt ( thịt, lông, da ) có giá trị tiêu dùng, y học, thú y và xuất khẩu. Ngoài ra sản phẩm phụ của nuôi thỏ góp phần tích cực tạo thế cân bằng cho trồng trọt và chăn nuôi theo công thức VAC trong kinh tế gia đình. II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA THỎ     1. Đặc điểm chung:     -Thỏ là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Khả năng thích ứng với môi trường ở mức 31- 480C, trung bình là 39,50C. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt độ không khí tăng nhanh và nóng kéo dài trên 350C thì thỏ thở nhanh để thải nhiệt, khi đó thỏ dễ bị cảm nóng.     - Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng giao động theo nhịp thở. Nếu thỏ khoẻ, trong môi trường bình thường thì tần số hô hấp 60 - 90 lần/phút. Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100 -120 lần/phút.     - Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều liên quan thuận với nhiệt độ không khí môi trường. Ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ là là từ 20 - 28,50C.     - Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được con khác đàn mới đưa đến trong vòng một tiếng bằng cách ngửi mùi. Cấu tạo khoang mũi rất phức tạp, có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang. Bụi bẩn hít vào sẽ động lại ở vách ngăn. Kích thích gây viêm xoang mũi.     - Thỏ rất thính và tinh: trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động xung quanh và vẫn nhìn thấy để ăn uống bình thường. 2. Một số đặc điểm sinh sản nuôi con:     Tuổi động dục ban đầu của thỏ thường vào lúc 2,5 tháng tuổi tùy giống và nuôi dưỡng. Thông thường sau khi động dục 2 chu kỳ mới phối giống, lúc này hệ thống sinh dục của thỏ cái phát triển hoàn thiện để đảm bảo cho việc chửa đẻ và nuôi con tốt, trọng lượng phải đạt 3 kg trở lên. Sau khi thỏ đẻ 1- 3 ngày lại động dục trở lại, sau đó chu kỳ động dục thường 12 -16 ngày, đôi khi không động dục trở lại hoặc thay đổi chu kỳ thất thường. Khả năng động dục phụ thuộc vào sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ… chỉ khi nào thỏ động dục thì mới chịu đực, sau khi giao phối 9 -10 giờ thì trứng mới rụng, đây là đặc điểm sinh sản khác hẳn với gia súc khác. Trên cơ sở đặc điểm này người ta sử dụng phương pháp phối giống bổ sung, phối lại lần thứ hai sau lần thứ nhất từ 6 - 9 giờ nhằm tăng thêm số lượng trứng được thụ tinh và đẻ nhiều con.     - Thỏ đẻ: thời gian chửa 28 -30 ngày, nếu cho đẻ dày, thời gian chửa thường dài hơn từ 1-3 ngày. Bản năng tự nhiên của thỏ mẹ trước khi đẻ thường cắp, nhặt cỏ, lá vào ổ và nhổ lông, cào ổ trộn với đồ lót ổ làm thành tổ ấm mềm mại. Thỏ hay đẻ vào ban đêm, gần sáng. Có một số con không biết nhổ lông làm tổ, những con đó thường nuôi vụng. Thỏ đẻ từ 1-11 con, thường từ 6 - 9 con một lứa. Sau khi đẻ, con mẹ ăn hết nhau thai, trong đó có nhiều sinh tố và kích dục tố. Thỏ con sơ sinh chưa có lông, mẹ liếm sạch da toàn thân mình thỏ con và phủ lớp lông kín cả đàn.     - Thỏ con được một ngày thì mọc những sợi lông tơ, đến 3 ngày tuổi thì có lớp lông dày ngắn 1 mm, 5 ngày tuổi lông dài 5 - 6 mm và đến 20 -25 ngày tuổi bộ lông được phát triển hoàn toàn. Thỏ con mở mắt vào ngày thứ 9 -12 sau khi đẻ, đến ngày 15 -18 thỏ tập ăn và bỏ ổ.     - Thỏ mẹ vừa có chức năng tiết sữa, vừa có khả năng dưỡng thai, cho nên mẹ đang nuôi con, vừa đẻ được 1-3 ngày cũng có thể phối giống được và chửa đẻ bình thường.     - Sữa thỏ đậm đặc và có chất lượng tốt hơn sữa bò: lượng đạm, mỡ, khoáng nhiều gấp 3 - 4 lần. Thỏ khỏe, tiết sữa tốt mỗi ngày có thể sản xuất được 200 -280g sữa. Thỏ đẻ lứa dầu có ít sữa hơn các lứa sau. Trong một chu kỳ tiết sữa lượng sữa tăng dần kể từ sau khi đẻ, đến ngày thứ 15 -20 là cao nhất, sau đó giảm dần. Thời điểm cạn sữa phụ thuộc vào khả năng sản xuất sữa của thỏ mẹ và mật độ sinh đẻ: nếu đẻ liên tục ( phối ngay sau khi đẻ 1- 3 ngày) thì cạn sữa vào cuối tuần thứ 4; nếu đẻ bán liên tục ( phối sau đẻ 10 ngày ) thì cạn sữa sau 5 tuần; nếu đẻ thưa ( phối giống sau cai sữa ) thì 6 tuần mới cạn sữa. Còn khả năng sản xuất sữa ( nhiều hay ít ) phụ thuộc vào con giống và chế độ dinh dưỡng trong thời gian nuôi con, kể từ khi có chửa. III/ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG VỀ SINH SẢN.     1. Chửa giả:     - Khi thỏ cái động dục, nếu có những tác nhân kích thích làm thần kinh hưng phấn như: thỏ cái nhảy lẫn nhau, con đực non nhảy mà không xuất tinh đều gây kích thích làm cho trứng rụng và hình thành điều tiết hóc môn ở cơ quan sinh dục cái, cản trở chu kỳ động dục tiếp theo. Như vậy thỏ cái cũng không động dục, không chịu đực, cũng nhổ lông, cào ổ, làm tổ đẻ như thỏ chửa thật. Để đề phòng hiện tượng chửa giả, cần nhốt riêng từng con thỏ hậu bị lúc 3 - 4 tháng tuổi trở lên, thỏ đực giống phải thành thục về tính dục, có khả năng thụ tinh thì mới cho phối giống.     2. Vô sinh:         Thường biểu hiện ở hai dạng như lâu ngày không động dục và phối được nhưng không chửa liên tục. Dạng thứ hai ngoài nguyên nhân do con đực kém còn có một số nguyên nhân khác do con cái như:     - Do cơ quan sinh dục như buồng trứng, tử cung bị mắc bệnh.     - Do nguồn thức ăn chất lượng dinh dưõng kém như thiếu sinh tố A, D, E, thiếu chất khoáng, muối ăn…     - Do ăn quá nhiều tinh bột, giàu năng lượng dẫn đến thỏ béo quá, tích luỹ nhiều ở cơ quan nội tạng và sinh dục, thỏ không động dục hoặc không rụng trứng được.     - Do nuôi nhốt trong lồng quá chật trội, nhốt nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc mùa hè nóng kéo dài, mùa mưa lạnh quá đều làm cho thỏ không động dục.     Nếu vô sinh do bệnh tật mà không điều trị được thì nên loại thải, nếu do môi trường dinh dưỡng thì cần khắc phục.     3.Sảy thai:     Có thể do một số bệnh nội khoa trong thời gian có thai như bệnh Listennose, tụ cầu trùng, chướng hơi đầy bụng, cảm nóng…Ngoài ra xảy thai còn do tác động cơ học như khám thai không đúng thao tác, thô bạo làm thỏ sợ hãi đột ngột; hoặc do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý như ăn phải chất độc, thiếu chất dinh dưỡng làm thai chết yểu. Những con nào xảy thai nhiều lần cần loại thải.     4. Ăn con:     Có một số con đẻ xong ăn con, có khi ăn hết cả đàn con, đó là sự rối loạn sinh lý sinh sản, thiếu nước chứ không phải bệnh lý. Khi thỏ đẻ, nhu cầu nước và khoáng gấp 3 - 4 lần lúc bình thường, đẻ xong mẹ thường liếm con cho khô, ăn nhau thai, nhưng do thiếu nước và chất khoáng nên mẹ ăn luôn cả con. Nếu ta không phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể thỏ mẹ trở thành thói quen ở lứa đẻ sau, lúc đó phải loại thải.     5. Bới đàn con:     Sau khi đẻ xong, đôi khi con mẹ lại vào ổ bới phân tán đàn con khắp ổ đẻ, nhiều con bị xây xát da hoặc chấn thương ở đầu, mất chân, cụt tai, đuôi. Nguyên nhân do con mẹ bị ức chế thần kinh, hung dữ, nhảy lồng lộn trong chuồng cào bới ổ đẻ. Nếu con nào lặp lại hai ba lần thì cần loại thải. IV/ GIỐNG THỎ NGOẠI NHẬP HIỆN CÓ TẠI VIỆT NAM     1. Thỏ Newzealand White ( Tân Tây Lan trắng )     - Có nguồn gốc từ Newzealand nuôi phổ biến ở các nước Châu Au và Mỹ; trưởng thành con đực nặng 4,2 – 4,5 kg; con cái nặng 3,3 – 4 kg.     Thỏ có đặc điểm ngoại hình: Lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 -5,5 kg/con. Tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng tuổi và tuổi phối giống lần đầu từ từ 5 - 6 tháng tuổi, khi đó khối lượng phối giống lần đầu đạt 3 -3,2 kg/con.     2. Giống thỏ Panon:     Được nhập vào nước ta vào năm 2000 từ Hungari, giống thỏ này xuất phát từ một dòng của giống Newzealand trắng được chọn lọc nghiêm ngặt về khả năng tăng trọng và khối lượng trưởng thành tạo nên, vì vậy chúng có các đặc điểm giống như giống thỏ Newzealand nhưng tăng trọng cao hơn và khối lượng khi trưởng thành cũng cao hơn, đạt 5,5 - 6,2 kg/con. Giống thỏ này cũng đã được đưa ra chăn nuôi đạt kết quả tốt ở nhiều vùng nước ta.     3. Giống thỏ California     Có nguồn gốc ở Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila, thỏ Nga và thỏ Newzealand được nhập vào Việt Nam từ Hungari. Lần thứ nhất vào năm 1978 và lần thứ hai vào năm 2000. Đây là giống thỏ tầm trung cho thịt, khối lượng trung bình 4,5 -5 kg, tỷ lệ xẻ thịt 55-60%; thân ngắn hơn thỏ Newzealand, lông trắng nhưng tai, mũi, 4 chân và đuôi có điểm lông màu đen, màu mùa đông lớp lông màu đen này đậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ Newzealand. Giống này cũng đã được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước ta. VI/ KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG TRẠI     Lồng chuồng nuôi thỏ có thể đặt dưới gốc cây có bóng mát ngoài vườn, đầu nhà có mái che, chống được mưa nắng hoặc có thể tận dụng các gian nhà trống để nuôi thỏ. Dù đặt ở đâu đều phải đảm bảo không khí thông thoáng, sạch sẽ, chống được gió lùa, mát mẻ về mùa khô, ấm áp về mùa mưa, quét dọn vệ sinh và thoát phân dễ dàng. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng heo, chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối lại dễ nhiễm độc và lây lan bệnh từ heo, gà sang thỏ.     - Tùy vào điều kiện chăn nuôi, lồng chuồng nuôi thỏ có thể làm bằng các loại vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền như tre, trúc, gỗ, tận dụng phế liệu sắt thép hoặc trong điều kiện chăn nuôi thâm canh cao có thể hàn chuồng bằng sắt hoặc inox…     * Những điều kiện cơ bản khi làm chuồng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:     - Thỏ hoạt động dễ dàng, thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.     - Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng, ít tốn công khi cho ăn uống, chăm sóc, bắt thỏ.     - Thỏ không chui lẫn đàn, ra ngoài, động vật khác đặc biệt là chuột không chui được vào lồng cắn thỏ.     - Phải bền vững, chắc chắn rẻ tiền. Những phần hay bẩn, hay mòn và hư hỏng như đáy lồng, lưới cỏ, máng ăn, uống… phải dễ tháo ra lắp vào và thay thế được.     - Kích thước chuồng phải phù hợp với việc bắt thỏ, chăm sóc, vệ sinh và quan sát trạng thái sức khoẻ. Nếu làm lồng quá cao vừa khó chăm sóc, vừa bị gió lùa từ dưới lên bụng thỏ và thỏ không yên tĩnh vì sợ độ cao. Nếu làm ngăn lồng sâu và hẹp thì khó bắt thỏ, không đủ chỗ để gắn lưới cỏ, máng ăn vào lồng phía trước và khó quan sát thỏ khi chúng ăn. Quy cách lồng chuồng phù hợp nhất là ngăn lồng khối hộp chữ nhật đặt ngang, thành lồng cao 40 -50 cm, dài 90 cm, sâu 60 cm. Lồng 1 tầng nên làm nắp mở mặt trên. Có thể làm 2 ngăn lồng liền một khối 4 chân, lồng cao 50 - 60 cm. Mỗi ngăn nên nhốt 5 - 6 con sau cai sữa vỗ béo hoặc 2 con hậu bị giống hoặc 1 con thỏ giống sinh sản.     Nếu gia đình trật hẹp thì có thể làm lồng 2 tầng, cửa mở phía trước, dưới đáy tầng nên có khay hứng phân.     Đáy lồng chuồng: là một trong những chi tiết quan trọng nhất, vì nó tiếp xúc trực tiếp đến thỏ, là điều kiện vệ sinh để tránh ô nhiễm lây lan mầm bệnh và gây bệnh. Đáy lồng phải nhẵn, phẳng, êm, không để đầu đinh, mối buộc hoặc vật liệu làm lồng nhô lên mặt đáy tránh làm sây sát da, loét gan bàn chân. Đáy lồng phải có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra lắp vào được. Ở gia đình, tốt nhất là làm đáy bằng các thanh tre hoặc gỗ cứng vót, bào nhẵn có bản rộng 1,4 – 1,5 cm, kết thành phên có khe hở 1,25 cm. Nếu đáy làm bằng lưới thép mắt cáo, ô vuông phải là loại dày 2,5 cm, lỗ lưới rộng 1,25 x 1,25 cm. Đáy lưới phải có thêm bệ nằm bằng miếng gỗ mỏng nhẹ đặt vào nửa đáy phía trong để thỏ nằm yên tĩnh.     Máng thức ăn tinh: có thể làm bằng vật liệu khác nhau như sành sứ, xi măng, gỗ, tôn,…Nếu làm bằng vật liệu nhẹ thì phải làm móc hoặc dây buộc rá vào thành lồng phía trước để thỏ không làm lật đổ được. Kích thước máng ăn phù hợp là khối hộp chữ nhật dài 35 - 40 cm để đủ chỗ cho cả đàn cùng ăn, nhưng chỉ làm hẹp miệng khoảng 10 -12 cm để thỏ không nằm vào máng ăn được, chiều cao của máng là 6 -8 cm, miệng máng nên làm gờ hoặc uống cong vào phía trong để tránh thỏ bới thức ăn ra ngoài.     Dụng cụ uống nước: có thể làm bằng sành, sứ hoặc đổ xi măng hình chậu cao 8 –10 cm, miệng rộng 10 –15 cm để thỏ không dẫm chân vào và không lật đổ được. Để giữ vệ sinh được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặc thủy tinh dày cắm vào nút chai, nút can dốc ngược, có giá giữ vào thành lồng để thỏ hút liếm được nước. Hoặc làm khay nước có chai nước dốc ngược.     Máng thức ăn thô: phải được thiết kế sao cho thỏ tự rút rau lá cỏ dể ăn được, nhưng không cào bới vào đáy lồng hoặc không chui vào dẫm nát, làm bẩn thức ăn. Nên đặt máng thức ăn thô ra ngoài ngăn lồng, gắn vào một bên thành lồng phía trước, so le với vị trí đặt máng thức ăn tinh ở phía trong.     Ổ đẻ: phải đảm bảo ấm, kín gió, có bóng tối, mẹ vào cho bú dễ dàng thoải mái và đặc biệt phải chống được chuột vào ăn thỏ con. Nên làm ổ đẻ bằng gỗ mỏng nhẹ hoặc cót ép dày được quét sơn phẳng nhẵn, có khung nẹp chắc chắn dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng. Ổ đẻ là khối hộp chữ nhật kích thước dài 45 cm, rộng 30 cm, cao 25 cm. Mặt trên ổ đẻ được đóng kín cố định một nửa, còn nửa đầu kia làm cửa ra vào của thỏ có nắp đậy bằng lưới kim loại hoặc phên tre thưa 1,5 cm mở đóng cơ động dễ dàng. Với ổ đẻ này, thỏ con dưói 15 ngày tuổi không nhảy ra ngoài được, làm giảm tỷ lệ chết do tác động của ngoại cảnh. Có thể dùng rổ bằng mủ dạng đựng khay chén uống nước để làm ổ đẻ cho thỏ. [You must be registered and logged in to see this link.]

[/td][/tr]

9Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 3:11 pm

macsuong

macsuong
,
,

QUY MO HO GIA DINH:Thỏ là loại động vật gặm nhấm, có ưu điểm dễ nuôi, không tranh chấp lương thực với người và gia súc khác, có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá tự nhiên.

Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, mà con người dễ hấp thụ, hàm lượng Protein và nước cao, hàm lượng mỡ lại thấp hơn các động vật khác. Hiện nay thịt thỏ đang được dùng nhiều ở các nhà hàng, khách sạn trong nước.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Đầu tư chuồng trại thấp, cần ít diện tích, tận dụng được các nguyên vật liệu của địa phương và công lao động gia đình.

Là loại động vật thí nghiệm tốt, rẻ, thông dụng cho các cơ sở nghiên cứu nhân y và thú y, chế thuốc, chế văcxin...
Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác, có thể dùng để bón cây, nuôi cá, nuôi giun làm thức ăn cho gà, vịt, cá...


Các giống thỏ đang được nuôi ở Việt Nam

1. Thỏ dê: Trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3,5 kg mầu lông thường loang, trắng vàng, đen xám, chân, tai dài, đầu to, bụng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt 46%.
2. Thỏ xám và thỏ đen: Hai giống này thuộc nhóm tầm trung, được Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây chọn lọc và nhân thuần. Trọng lượng thỏ trưởng thành nặng 3,8 - 4,5 kg; thỏ đen có mầu lông đen tuyền, thỏ xám có màu xám tro dưới bụng hơi sáng hơn. Cả hai giống đều có mắt đen, tai và đầu ngắn, nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ 50%.
3. Thỏ New - Zealand trắng: Đây là giống thỏ tầm trung được nhập vào nước ta từ Hungari năm 1977, màu lông trắng tuyền, mắt hồng, xương chân, đầu nhỏ, tai ngắn, nặng tối đa 4,5 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 55%, thích nghi với điều kiện sống ở nước ta.


Các loại thức ăn dùng cho thỏ
Có rất nhiều loại thức ăn dùng cho thỏ mà ta có thể tận dụng được.

* Thức ăn xanh gồm: Các sản phẩm cây trồng, cỏ tự nhiên ngoài đồng, các loại lá tự nhiên sẵn có, lá dâm bụt, lá sắn, lá chè, lá ổi...
* Thức ăn tinh gồm: các loại lương thực, hạt ngũ cốc, khoai, sắn khô và các phụ phẩm nông nghiệp.

Ta có thể tận dụng các phụ phẩm để chế biến thức ăn tinh cho thỏ đảm bảo khẩu phần đủ dinh dưỡng theo công thức

Resized to 79% (was 549 x 278) - Click image to enlarge[You must be registered and logged in to see this image.]


Kỹ thuật làm chuồng trại
Lồng chuồng thỏ có thể làm tận dụng bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương: tre, gỗ, sắt phế thải nhưng phải đảm bảo các loại tre, gỗ phải chắc và bố trí sao cho thỏ không gặm được vì thỏ là loại động vật gặm nhấm.
Quy cách làm chuồng: Mỗi ô dài 90 cm, rộng 60 cm, cao 45 cm, 4 chân cao 50 cm, một chuồng có thể làm nhiều ô như vậy, mỗi ô có thể nhốt được một thỏ giống sinh sản, 5 - 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống.
Đáy lồng phải nhẵn, phẳng, sao cho thỏ không gặm được, phải có lỗ hoặc khe hở để thoát phân và nước tiểu.
Lưu ý: Làm đáy lồng có thể tháo lắp ra được để thuận lợi cho việc vệ sinh.
Xung quanh chuồng và các ngăn giữa các ô lồng có thể làm bằng lưới sắt hoặc đóng bằng các thanh tre vót tròn. Đảm bảo thỏ không thể chui ra được, các động vật khác đặc biệt là chuột không chui vào chuồng cắn thỏ.
Trong mỗi ô lồng bố trí một giá để thức ăn xanh, một máng thức ăn tinh có thể làm bằng sành sứ, tôn, sắt. Dụng cụ uống nước có thể là máng chậu đổ bằng xi măng cao 8 - 10 cm, rộng 10 - 15 cm để thỏ không lật đổ được.
Ổ để cho thỏ đẻ có thể làm bằng gỗ mỏng có khung nẹp chắc chắn quy cách dài 50 cm, rộng 35 cm, cao 20 cm.
Lồng chuồng có thể đặt dưới gốc cây có bóng mát ở ngoài vườn, đầu nhà có mái che, chống được mưa nắng, hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt lồng phải đảm bảo thông thoáng sạch sẽ, chống gió lùa mạnh, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, quét dọn vệ sinh và thoát được phân rác dễ dàng.

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

1. Nuôi dưỡng thỏ hậu bị giống và thỏ chửa
* Chọn thỏ đực, thỏ cái làm giống trên cơ sở các chỉ tiêu chọn lọc phẩm cấp giống và chọn lọc ngoại hình. Lúc thỏ 3 tháng tuổi phải nhốt riêng từng ngăn, lồng chuồng để tránh cắn nhau và giao phối tự do. Thời gian này không nên cho thỏ ăn nhiều tinh bột hoặc các thức ăn giàu năng lượng dễ làm cho thỏ quá béo dẫn đến thỏ cái không động dục.
* Tỷ lệ thỏ đực, thỏ cái trong đàn: Để bảo đảm tỷ lệ thụ thai cao thông thường trong đàn nuôi ghép 1 thỏ đực với 5 - 10 thỏ cái.
* Khi thỏ đạt 5 - 6 tháng tuổi ta có thể phối giống lần đầu cho thỏ.
* Nên phối giống cho thỏ vào sáng sớm bằng cách đưa thỏ cái sang lồng thỏ đực. Muốn đạt được tỷ lệ thụ thai cao, cho thỏ phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất 6 tiếng.
* Thời gian chửa của thỏ là 28 - 32 ngày có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại hình hoặc cho thỏ đực phối thử sau 10 - 14 ngày. Nếu thỏ chửa thì không chịu đực nữa.
Trong thời gian thỏ chửa cần cho ăn thức ăn nhiều sinh tố A, D, E và tăng thức ăn giàu Protein để dưỡng thai tốt.
2. Nuôi dưỡng thỏ đẻ và thỏ nuôi con
* Cần chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ chu đáo vệ sinh đưa vào lồng trước 2 - 3 ngày.
* Thỏ thường đẻ vào ban đêm, mỗi lứa thỏ khoảng 6 - 10 con hoặc nhiều hơn, trước khi đẻ có hiện tượng nhổ lông bụng làm ổ, ta nên tác động hỗ trợ thu gọn ổ, lấy giẻ sạch mềm lót làm ổ cho thỏ.
* Thỏ mẹ sau đẻ khoảng 3 - 4 ngày là thỏ có thể động dục và phối giống đực.
Thời gian này thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con, cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, nước uống đầy đủ, nên bổ xung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh và tiết sữa nhiều.
3. Nuôi dưỡng thỏ con theo mẹ
Thỏ con sau đẻ 15h mới bắt đầu bú mẹ, trong 18 ngày đầu thỏ sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.
Trong giai đoạn này thường xuyên kiểm tra thỏ con bú no hay không, nếu bú no thì da căng, phẳng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm, nếu thỏ đói da nhăn nheo nằm cựa quậy liên tục. Trong trường hợp này cần xem xét kỹ để có biện pháp khắc phục.
Khi đàn con được 18 - 21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng đã biết ăn thức ăn với mẹ. Lúc 23 - 25 ngày tuổi có thể hấp thu được 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. Từ ngày thứ 26 sữa mẹ chỉ đáp ứng 20 - 30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Vì vậy khi thỏ con ra ổ cần chú ý tới đàn con bú mẹ và ăn được thức ăn bao nhiêu để cung cấp thêm khẩu phần cho thỏ mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ con, thức ăn thô xanh giai đoạn này phải là loại rau cỏ non để thỏ con tập ăn.
Sản lượng sữa của thỏ mẹ cao nhất vào ngày 15 - 21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ 35 - 42 thì cạn hẳn. Cho nên có thể cai sữa thỏ con vào lúc 28 - 42 ngày tuổi.

Resized to 79% (was 551 x 296) - Click image to enlarge[You must be registered and logged in to see this image.]



Vệ sinh phòng bệnh
Hàng ngày dọn vệ sinh lồng chuồng cho thỏ, quan sát cách ăn uống của thỏ.
- Nếu thấy thỏ có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy.
*Cách phòng bệnh: Cho ăn chế độ ăn hợp lý đặc biệt khi chuyển thức ăn phải chuyển từ từ, thức ăn chứa nhiều nước cần phơi hao bớt nước trước khi cho ăn. Nếu thỏ bị nặng thì cho uống Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Uống 3 ngày liên tục.
- Nếu thấy thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần đôi khi ỉa chảy phân có màu đỏ thì đó là bệnh cầu trùng. Bệnh này rất phổ biến ở thỏ.
*Cách phòng trị: Hàng ngày quét dọn đáy lồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng. Các loại thức ăn phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc hay bị biến chất đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu Vitamin, khoáng, muối. Sau khi cai sữa dùng các loại thuốc: ESB3, Cocstop - Sb3 trộn vào thức ăn tinh cho thỏ ăn 7 ngày liên tục rồi nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày nữa.
Nếu thỏ ngứa, rụng lông và bong vẩy: Thỏ ngứa lấy 2 chân trước cào vuốt vào mồm, lắc đầu, rúc đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng đó là thỏ bị ghẻ.
*Cách phòng trị: Ta có thể dùng thuốc ghẻ lvemectin tiêm dưới da 1 lần cho thỏ từ 2 tháng tuổi với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng, hoặc dùng Đepterex để bôi./.
[You must be registered and logged in to see this link.]

10Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 3:13 pm

macsuong

macsuong
,
,

Kỹ thuật chăn nuôi thỏ
thỏ ở gia đình(QUY MO HO GIA DINH:)

� nghia kinh t? c?a chan nu�i th?
1. Thỏ là 1 loại gia súc không tranh lương thực của người và gia súc khác, tận dụng dược các sản phẩm phụ nông nghiệp như rau cỏ lá các loại, vốn đầu tư thấp quay vòng nhanh, tận dụng được công lao động phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình.
2. Thỏ đẻ khoẻ phát triển nhanh, sản phẩm thỏ có giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Một năm thỏ đẻ 6-7 lứa mỗi lứa 6-7 con. Sau 3 tháng trọng lượng 2,5-3,0kg như vậy 1 thỏ mẹ 4-5 kg có thể sản xuất ra 90-140 kg thịt thỏ/năm
3. Thịt thỏ giàu và cân đối dinh dưỡng hơn các loại thịt gia súc khác 21% đạm (thịt bò 17%, lợn 15%, gà 21%),kh«ng cã colesterol nªn chèng ®íc bÖnh cao huyÕt ¸p.
Ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi thỏ
4-Lông và da thỏ có thể thuộc để làm mũ áo hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và xuất khẩu.
5-Thỏ là loài động vật rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh cho nên dược dùng làm động vật thí nghiệm, kiểm nghiệm thuốc và chế vacin trong y học và trong thú y.
6-Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác, có thể dùng để bón cây, nuôi cá nuôi giun…
Sản xuất và tiêu thụ thỏ trên thế giới.
1- Sản xuất và tiêu thụ thỏ trên thế giới.
Đầu thế kỷ 19 việc chăn nuôi thỏ trong chuồng được phát triển rộng khắp các vùng nông thôn và ven đô thị các nước Tây Âu, người châu âu đã giới thiệu chăn nuôi thỏ tới các nước khác như Australia, New Zealand và sau đó được lan toả khắp thế giới.
Theo Lebas và Colin năm 1996 thế giới sản xuất khoảng 1,2 trệu tấn thịt thỏ đến năm 1998 con số này ước tính khoảng 1,5 triệu tấn, bình quân đầu người tiêu thụ 280 gram thịt thỏ/năm.
Tiêu thụ thịt thỏ trung bình của nông dân pháp là 10 kg người/năm; ở Italia là 15 kg/người/năm.
Người châu Âu tiêu thụ thịt thỏ nhiều hơn các vùng khác, Châu Âu được coi là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thỏ thế giới
Sản xuất thịt thỏ ở Châu á không nhiều, tập trung chủ yếu ở một số nước như Indonesia, Trung quốc, Philippin, Thái lan, Malaysia, Việt Nam và Bắc Triều tiên. Tuy nhiên nghề chăn nuôi thỏ ở Trung quốc khá phổ biến và chủ yếu cho tiêu thụ địa phương, ở Trung quốc các thương gia ở nhiều tỉnh thành đã thu gom thỏ thịt để xuát khẩu sang các nước có nền kinh tế tiền tệ mạnh.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước cận sa mạc Sahara như Nigeria, Ghana, Công Gô, Cameroon và Benin. ở các nước này việc chăn nuôi thỏ để tiêu thụ gia đình là chính, một phần để bán. Đất nước Ghana có một chương trình phát triển chăn nuôi thỏ quốc gia trong đó mỗi gia đình chỉ nuôi từ 3 đến 6 thỏ sinh sản, nguồn thức ăn chủ yếu là các rau cỏ và sắn sẵn có ở địa phương để tự sản xuất thỏ thịt tiêu thụ gia đình, phần thừa ra được đem bán.
2- Thương mại thỏ trên thế giới
Theo Colin và Lebas, 1998 có 23 nước tham gia vào thị trường xuất nhập khảu thịt thỏ thế giới với sản lượng từ 1 000 tấn thịt thỏ/năm chiếm 95 % tổng sản lượng xuất nhập khẩu thịt thỏ thế giới. Trong đó có 9 nước chỉ xuất khẩu, 6 nước chỉ nhập khẩu và 8 nước khác vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thịt thỏ (bảng 3).

Hai nước xuất khẩu thịt thỏ lớn nhất thế giới là Trung quốc (40 000 tấn/năm) và Hungary (23 700 tấn/năm). Thịt thỏ từ Trung quốc được xuát khẩu sang Pháp và một số nước châu Âu khác chủ yếu dưới dạng thân thịt đóng gói lạnh, một phần khác được xuất khẩu trực tiếp sang các nước đang phát triển. Phần lớn thịt thỏ sản xuất ra ở Hungari được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó 50% được xuất sang Croatia; thị trường trong nước chỉ tiêu thụ khoảng dưới 5 % tổng sản lượng thịt thỏ hàng năm tại nước này.

Các nước nhập khẩu thịt thỏ chính bao gồm Italia, Belgium, Pháp, Anh, Đức, Hà lan, Thuỵ sỹ và một số nước Đông Âu khác. Nước nhập khẩu thịt thỏ lớn nhất thế giới là Italia (30 000 tấn), phần lớn thịt thỏ nhập khẩu vào Italia từ Hungari, Trung quổc, Romania và Balan. Belgium đứng thứ 2 về nhập khẩu thịt thỏ nhưng đồng thời họ cũng xuất khẩu rất mạnh (10 300 tấn/năm).
Một số giống thỏ
hiện có tại Việt Nam
Thỏ Xám Việt nam
Khối lượng trưởng thành: 3-3,5kg
Số con/lứa: 5,5-6,0; số lứa/năm: 5,6-6,0
Các Giống thỏ nội
Thỏ Đen Việt nam
Khối lượng trưởng thành: 3,2-3,5kg
Số con/lứa: 5,5-6,0; số lứa/năm: 5,6-6,0
Giống Thỏ Việt Nam
Giống thỏ ré VN
Giống thỏ xám VN
Khói lượng 2,5-2,8kg, đẻ 5-6lứa/năm; 5-6con/lứa
Một số giống Thỏ ngoại nhập nội
Thỏ California
Khối lượng trưởng thành: 5,0 - 5,5kg
Số con/lứa: 6-8; số lứa/năm: 6 - 6,5
Thỏ Newzealand White

Khối lượng trưởng thành: 5,0-5,5kg

Số con/lứa: 6-8; số lứa/năm: 6-6,5
Thỏ Newzeland white thuần
Giống thỏ California thuần
Thỏ Panon
Khối lượng trưởng thành: 5,8-6,2kg
Số con/lứa: 7-8; số lứa/năm: 6-6,5
Các con lai giữa giống thỏ ngoại nhập với thỏ nội
Con lai giữa thỏ California và thỏ nội
Con lai giữa thỏ Newzealand White và thỏ nội
Xuất thỏ giống cho các hộ gia đình nông dân
Phát triển chăn nuôi thỏ ra khắp cả nước
Nuôi thỏ tại các hộ gia đình nông dân
Chăn nuôi thỏ ở gia đình
Chăn nuôi thỏ ở gia đình
Chăn nuôi thỏ ở gia đình
Chăn nuôi thỏ ở gia đình
Kỹ thuật
làm chuồng nuôi thỏ.......
TÀLIEU TAI: [You must be registered and logged in to see this link.]

11Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 15/11/2010, 3:14 pm

macsuong

macsuong
,
,

MOT SO THONG TIN LIEN QUAN:
[You must be registered and logged in to see this link.]

12Kỷ thuật nuôi thỏ Empty Re: Kỷ thuật nuôi thỏ 7/1/2011, 3:01 pm

vothangdau

avatar
.
.

cảm ơn, các bài viết rất hay!!!!!!!!

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết