MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Tuổi thơ “dữ dội” của Bộ trưởng Vương Đình Huệ

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,


Chuyện ông Chủ tịch UBND tỉnh mất chức và chuyện phí


(PL&XH) - Đem chuyện ông Chủ tịch UBND một tỉnh hơn chục năm trước bị mất chức, giờ chả ai còn nhớ "đặt" cùng chuyện các loại phí đang nóng sốt trong dư luận hiện nay có vẻ "khập khiễng". Nhưng biết đâu “bật” nhiều điều?




1 - Ngày ấy tôi đi dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập một tỉnh miền núi, sẽ chả có gì đáng nói nếu tôi không đứng dưới trời mưa cùng người dân và được nghe những lời ca thán về ông Chủ tịch UBND tỉnh. Họ bảo ông này mới nhậm chức mà "hung hăng" lắm, cấp dưới sợ một phép. "Bằng chứng" mà người dân kêu là "nghe nói" nhiều công trình xây dựng của tỉnh được chỉ định thầu.

Chuyện dân kêu như vậy cũng chỉ như mưa đang trôi tuột trên tóc nếu như không nghe bài diễn văn của ông Chủ tịch UBND tỉnh có chi tiết, hôm nay tỉnh động thổ 100 công trình xây dựng để chào mừng 100 năm ngày thành lập tỉnh. Một tỉnh miền núi nghèo chỉ nhăm nhăm "hít thở" vốn Trung ương cấp, một ngày ra tay động thổ cả 100 công trình xây dựng.

Biết tôi là nhà báo, một người dân còn "bắt" lên xe máy rồi "thả" xuống mảnh đất nơi sẽ xây trụ sở UBND tỉnh và nói giọng bức xúc: Ngay cả cái nhà to vật vã thế này, ông ấy cũng có thèm đấu thầu đâu. Hỏi có gì chứng minh điều đó không, anh ta bảo: Tôi không có nhưng chắc chắn là vậy, nếu sai tôi chịu! Có lẽ tôi sẽ bỏ đi nếu không nhìn tấm biển tên Cty thi công trụ sở này, hóa ra là Cty của ông giám đốc tôi quen.



[You must be registered and logged in to see this image.]

Nếu thu phí, Bộ trưởng có công bố kế hoạch “giải ngân”? Ảnh: TL

Bấm số của ông giám đốc và "phủ đầu" luôn: Tôi đang ở tỉnh Y đây, sao ông liều thế, công trình phải đấu thầu mà ông chả thèm đấu, trưng biển "xí phần" luôn, lại còn động thổ nữa. Ông giám đốc cười khì khì: Tôi xin được vốn thì tôi làm, đố "thằng" nào nhảy vào được. Tỉnh "quyết" cho tôi làm thì tôi làm, sai đâu tỉnh chịu.

Hóa ra việc dân kêu là có thật. Muốn gặp ông Chủ tịch tỉnh quá mà ngại vì nghe nói báo chí gặp ông khó lắm, hơn nữa hôm nay chắc ông phải tiếp bao nhiêu khách quan trọng, thời gian đâu tiếp mình. Đắn đo mãi tôi mới quyết định gọi ông. May quá, chả hiểu thế nào, ông lại đồng ý gặp.

Một cái bắt tay hờ hững và gương mặt lạnh lạnh, ông mời tôi ngồi. Có lẽ đang giờ nghỉ trưa nên không có nhân viên nào pha trà mời. Biết ông không có nhiều thời gian nên tôi nói ngay những điều dân kêu. Ông chậm rãi: Tỉnh mình nghèo, nếu cứ trông vào ngân sách rót cho hàng năm thì bao giờ làm được trụ sở, làm được con đường, cây cầu, do vậy mới phải "cậy nhờ" các doanh nghiệp tìm được vốn đem về cho tỉnh.



[You must be registered and logged in to see this image.]

Khi nào có lộ trình thu phí xe ôtô vào thành phố giờ cao điểm? Ảnh: TL

Nghe ông nói ai mà không "đồng cảm", tôi kể cho ông nghe câu chuyện về ông V cũng đã từng "xé rào" như ông, con đường quan lộ đang bị gặp nhiều trắc trở và bảo ông: Nhiều doanh nghiệp nói đôi khi đấu thầu chỉ là hình thức, nhưng đó là qui định do vậy không nên bỏ qua. Con người lúc khỏe thì bất chấp "thời tiết", chỉ khi ốm đau mới thấy coi thường ông giời là dại. Ông cười bảo tôi: Chú yên tâm, anh làm cho dân thì ngại gì.

Bẵng đi hơn 2 năm, tôi được tin Thanh tra có kết luận về những sai phạm của ông rất trầm trọng, không khéo thì mất ghế. Chả hiểu sao, đang đêm hôm tôi sấp ngửa nhảy tàu đến thăm ông. Lại một cuộc gặp gỡ sau giờ việc. Tôi hỏi: Anh còn nhớ em không? Ông bảo: Nhớ. Tôi hỏi tiếp: Anh có nhớ những gì mấy năm về trước em nói với anh không? Ông rành rọt: Rất nhớ, không quên câu nào.

Tôi ngồi lặng lẽ nhìn ông, chén trà nguột ngắt cũng chả thèm nhấp môi, ông cũng không nói gì, mắt lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ đang mưa xối xả. Tôi ngập ngừng: Chuyện của anh rồi sẽ thế nào? Ông nén tiếng thở dài: Nay mai trên quyết thế nào thì chịu vậy chứ biết làm sao.

Chia tay ông, tôi lang thang khắp thị xã, lê la quán nước vỉa hè để nghe dân tình "bình luận" về ông. Nhiều người nói ông sẽ bị mất chức và khẳng định mất chức là đúng. Cũng có những người cảm thông, họ bảo chả biết ông sai thế nào, chỉ biết từ ngày ông làm Chủ tịch UBND tỉnh bao nhiêu công trình xây dựng đã được mọc lên, đường đẹp dân đi sướng chân và họ tiếc nuối nếu ông có "mệnh hệ" gì.

Tôi về Hà Nội, 2 ngày sau được tin ông mất chức. Mấy năm sau tôi được ông Chủ tịch UBND tỉnh đương nhiệm mời đến chơi, ông Chủ tịch tỉnh mới "khoe" đang triển khai làm một con đường mấy chục km mà "không mất đồng nào". Để chứng minh, ông gọi anh chuyên viên "tháp tùng" đến công trường.

Làm đường kiểu gì thế này, toàn là người dân, máy móc chả có là bao, anh chuyên viên giải thích: Cho nổ mìn phá đá, máy cào ra để người dùng cuốc, xẻng san lấp. Hỏi mấy người đang làm: Mỗi ngày được bao nhiêu tiền? Nhận lại câu trả lời: Mình làm đường để mình đi, cán bộ cho ăn thôi. Hỏi mấy ông giám đốc, được biết mỗi doanh nghiệp nhận vài km, tỉnh chỉ phải trả tiền xăng dầu, khấu hao máy móc. Thời buổi kinh tế thị trường mà làm đường kiểu "thời thanh niên xung phong" thế này sao? Lạ! Ông Chủ tịch tỉnh giải thích đây là con đường huy động sức dân, ai có tiền góp tiền, không có tiền thì góp sức, doanh nghiệp góp máy móc. Chúng tôi thành công là do khâu vận động tuyên truyền để người dân hiểu những ai đang được đi trên con đường do nhà nước đầu tư, nên có "trách nhiệm" với đồng bào vùng sâu, vùng xa chưa được hưởng ưu đãi đó. Chúng tôi không "ép" ai, tuyên truyền một thời gian dài, nghe ý kiến phản hồi và khi thấy dân tình đồng lòng mới quyết định làm.
Hai ông Chủ tịch tỉnh 2 cách làm, ông Chủ tịch tỉnh cũ "dụ" doanh nghiệp ngoài tỉnh kiếm vốn về "đổ" vào các công trình cho tỉnh, đổi lại ông cho "cơ chế". Ông Chủ tịch tỉnh mới rút tiền từ ví và mồ hôi của dân, việc tưởng khó như hái sao trên trời, vậy mà lại làm được vì dân đồng thuận. Một ông về vườn, một ông thong dong đi trên con đường to đẹp.


2- Mấy tháng gần đây dân tình từ trong nhà, ra đường, đến công sở, đâu đâu cũng bàn luận đến nhức tai chuyện tiền, chuyện phí. Xét về mặt thu hút sự quan tâm của dư luận, trong các vị Bộ trưởng đương nhiệm, Bộ trưởng Đinh La Thăng là "vô đối". Cũng đúng thôi vì các loại phí mà Bộ GTVT đang trình Chính phủ "đánh" vào túi, vào cuộc sống người dân, không kêu mới là chuyện lạ.

Đã có người chả ngần ngại mà nói thẳng thời buổi kinh tế khó khăn, dân tình vất vả lại toàn đề cập đến chuyện thu. Chuyện phí này có phải bây giờ mới nghĩ ra đâu, sao các vị tiền nhiệm không làm mà Bộ trưởng lại "xuống tay" ghê thế? Lại có người "bênh" rằng, Bộ trưởng làm vậy là đúng, nếu không có bước "đột phá" mạnh mẽ vào hạ tầng thì biết khi nào các thành phố lớn hết tắc đường.

Một sự thật mà Bộ trưởng chả cần che giấu, đó là thu phí để lấy tiền đầu tư hạ tầng. Trong khi vốn ngân sách Nhà nước có hạn thì "huy động sức dân" cũng nên làm, nhưng huy động thế nào để dân vui vẻ "móc ví" mới là điều đáng bàn. Có vẻ Bộ trưởng đang "ôm" hết những khó khăn về mình?

Cứ cho là các loại phí này được thông qua và người dân nộp, cứ cho là lời "tâm sự" của Bộ trưởng: "Tôi làm vì dân vì nước" rút từ gan ruột thì có lẽ người dân vẫn còn nhiều hoài nghi về khoản tiền túi mình bỏ ra sẽ được chi cho các công trình thế nào. Và họ có quyền nghi ngờ điều đó vì Bộ trưởng chưa công bố được lộ trình của những đồng tiền này.

Sẽ là vô lý khi dân Hà Giang đóng phí để đem về giúp Hà Nội xây hạ tầng chống tắc đường. Sao Bộ trưởng không dám khẳng định phí nơi nào thu được sẽ dùng để đầu tư hạ tầng nơi đó và doanh nghiệp nơi đó được thi công các công trình từ nguồn phí này? Rồi "nhờ" Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân. Nói và làm được điều đó, Bộ trưởng sẽ được các Chủ tịch tỉnh "chia lửa", các doanh nghiệp nơi đó ủng hộ và người dân cũng thấy tiền mình bỏ ra để làm cho mình, chắc họ sẽ bớt kêu hơn. Điều quan trọng là có nguồn tiền này, sẽ "cắt" bớt được vốn đầu tư hàng năm cho các tỉnh, rồi lấy tiền đó "đập" vào các công trình đang đói vốn. Đằng này, Bộ GTVT chỉ ngồi tính sẽ thu dự kiến mỗi năm được gần 20.000 tỷ đồng, con số ấy các tỉnh, các doanh nghiệp xây dựng thòm thèm lắm. Khi không công khai, lấy gì để đảm bảo không có chuyện các tỉnh, các doanh nghiệp lũ lượt kéo nhau đi xin nguồn tiền này?

Tôi hoàn toàn ủng hộ Bộ trưởng Thăng nếu Bộ trưởng công bố được lộ trình thu phí, lộ trình "giải ngân" hợp lý. Nhưng liệu Bộ trưởng có công bố không?



Hùng Sơn plxh

gacon

gacon
THÀNH VIÊN
THÀNH VIÊN

Rất ngưỡng mộ tinh thần giám nghĩ, giám làm, giám nói thẳng của Bộ Trưởng Thăng trong thời gian đầu của nhiệm kỳ (nhiệm kỳ 5 năm lộ trình bao nhiêu năm?????). Nhưng chính sách thu phí mà Bộ trưởng thẳng thắn đề xuất nhất thiết phải được sự đồng thuận và tự nguyện chấp hành người dân, đất nước ta đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn không có chính sách vận động tranh cử, bầu cử hay là kiểu lấy phiếu như ở các nước khác (đừng để thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này làm rạn nứt tinh thần đoàn kết trong Đảng và toàn dân)

Nộp thuế là trách nhiệm, là thể hiện tinh thần yêu nước-đúng, vì nhờ có thuế nhà nước mới xây dựng đất nước, mới đảm bảo được an sinh xã hội. Yêu nước là tinh thần dân tộc lâu đời đã in sâu trong máu chứ đừng ví von dân "đóng phí" với yêu nước, mất phiếu tín nhiệm cá nhân. Tôi nghĩ Bộ trưởng nên vi hành trên cương vị là người xe ôm hoặc tài xế xe buýt một chặng để lắng nghe tâm tư, nghiện vọng của người dân rồi có phương án tối ưu nhất cho túi tiền hiện nay của người dân.

macsuong

macsuong
,
,

Cú “bẻ lái” ngoạn mục của Bộ trưởng Thăng?


Việc bất ngờ tuyên bố chưa thu phí xe ô tô vào thành phố giờ cao điểm và phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân có thể coi là cú "bẻ lái" ngoạn mục đối với các loại phí của Bộ trưởng Đinh La Thăng



Đó cũng được xem như "món quà" mà Bộ trưởng tạm "lì xì" cho hàng chục triệu người dân Việt, dù thực tế Bộ trưởng chưa sờ tay vào túi mình lấy ra bất kỳ cái gì đem cho. Gọi đây là cú "bẻ lái" ngoạn mục bởi Bộ trưởng từng nói "thu phí của người dân chưa bao giờ dễ dàng", biết là vậy nhưng Bộ trưởng vẫn kiên quyết "không đóng thuế, dân đi…bộ".



[You must be registered and logged in to see this image.]

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Không có chuyện thu phí ngay! Ảnh: TL
Vậy cơn cớ gì mà bỗng dưng 2 loại phí này "tạm hoãn"?

Trong cuộc họp báo chiều tối qua 3-4 tại trụ sở Bộ GTVT, Bộ trưởng Thăng mở đầu bằng lời xin lỗi việc Bộ cung cấp thông tin cho báo chí chưa kịp thời, chưa đầy đủ dẫn đến việc các nhà báo thông tin chưa chính xác. Và rằng: Bộ có thiếu sót khi chưa có lộ trình cụ thể để thực hiện thu các loại phí này. "Tổng tư lệnh" ngành giao thông "chốt" lại: "Chúng tôi chưa trình thời điểm cụ thể nên không có chuyện thu phí ngay được"

Điều này có thể hiểu, một chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân nhưng Bộ GTVT lại có "thiếu sót" phần rất cơ bản là lộ trình thực hiện, và người dân "chả biết đâu mà lần" nên cứ nháo nhào lo sợ, cứ... kêu trước là vừa? Dân kêu ghê quá, Bộ… giật mình lòi "thiếu sót". Mặc dù Bộ trưởng "nhận lỗi" như vậy nhưng có nhiều ý kiến cho rằng: Nếu không gặp phải "cơn bão phản đối" 2 loại phí này thì chắc là thực hiện "luôn và ngay" rồi? Khi được hỏi: Liệu Bộ trưởng có nóng vội khi đề xuất thu 2 loại phí này trong khi đời sống của nhân dân còn khó khăn? Bộ trưởng phản đối gay gắt và cho biết: "Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ chứ không phải Bộ GTVT thích làm thì làm". Lại một cú "bẻ lái" ngoạn mục nữa chăng?

Bộ trưởng thẳng thắn: "Đề xuất mức phí này, cá nhân tôi chịu trách nhiệm. Việc thu là hợp lý, tôi làm vì mục đích chung, đại đa số người dân đều được hưởng, do vậy không sợ sau việc làm này tín nhiệm cao hay thấp. Nếu Quốc hội còn tín nhiệm thì còn làm, không tín nhiệm thì phải chịu thôi". Một thông tin khá "thú vị" được Bộ trưởng "xì" ra: Hiện tại đề án đã được Bộ GTVT gửi đến Chính phủ, chờ Chính phủ xem xét, nếu được phê duyệt sẽ "vòng lại" lấy ý kiến người dân? Nếu đại đa số người dân "nói không" với 2 loại phí này thì sao nhỉ? Chả lẽ bao nhiêu công sức của không chỉ Bộ GTVT mà còn nhiều các Bộ ngành khác trôi tuột xuống sông xuống biển sao? Hay việc lấy ý kiến của nhân dân, những người chịu sự ảnh hưởng trực tiếp đến các loại phí này chỉ "gọi là có"? Còn việc này trên quyết rồi, cứ thế mà làm? Người dân sau nỗi lo "thắt ruột" vì sợ các loại phí kia "phi" thủng ví "luôn và ngay" tạm được thở phào, giờ lại rơi vào trạng thái u u mê mê. Họ có cớ để lo sợ "những dự án treo", đất thì công bố vào qui hoạch, xây nhà không xây được, trồng cây sợ chưa đến khi thu hoạch bị phá bỏ. Mà năm nào cũng kêu là sẽ làm, rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi hết năm này đến năm khác. Liệu dự án các loại phí này có "treo"?

Điều đó không phải vô lý khi nhiều người còn chưa hết "choáng" về việc đổi giờ học, giờ làm. Nhiều gia đình sinh hoạt đảo lộn, nháo nhào, ít ngày sau dân kêu ghê quá, lại vội điều chỉnh. Và bây giờ nhiều gia đình, trường học sau "cú sốc" lại được đưa đón con như xưa. Chả ai xin lỗi, chả ai cảm ơn về việc này, chợt nhớ câu các cụ dạy "Nói phải củ cải cũng nghe".

Vậy các "món" phí này thì sao? Có thu không? Thu bao nhiêu? Bao giờ thu?

Xem chừng còn "ú tim" dài dài và đương nhiên là chỉ người dân phải "sống trong sợ hãi?" Như thế thì, tội lắm!




Đối với ô tô cá nhân, đề án đã chỉnh sửa mức thu dự kiến linh hoạt, chia nhỏ, áp từ 10 triệu đồng/ năm cho xe 1 chấm, từ trên 1-1.5 chấm mức 15 triệu, trên 1.5 - 2 chấm áp 20 triệu, trên 2-2.5 chấm áp 25 triệu... Đối với xe máy, đề án đề xuất chỉ thu phí tại 5 thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và chỉ thu phí khi phương tiện lưu hành trong nội đô. Riêng người nghèo sẽ được miễn phí. Thu phí xe máy sẽ giao cho HĐND quyết định mức thu.
nguồn: phapluatxahoi.vn

macsuong

macsuong
,
,


Tuổi thơ “dữ dội” của Bộ trưởng Vương Đình Huệ




(Dân Việt) - Nhiều bạn đọc đánh giá, Bộ tr\ưởng Vương Đình Huệ là người
mang đầy đủ phẩm chất "đầy tớ" của dân, qua sự kiện điều hành xăng dầu.
Ít ai biết người "đầy tớ" của dân này đã có một tuổi thơ "dữ dội".






Và điều này, ít nhiều đã làm nên một Vương Đình Huệ như hiện nay.
Tuổi thơ "dữ dội"
Làng
chài Xuân Lộc - Nghi Xuân (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) như một con cá voi
khổng lồ nằm ngay cửa biển. Đây là ngôi làng của Bộ trưởng Tài chính
Vương Đình Huệ.
Cũng như bao làng chài ven
biển khác, Xuân Lộc cũng đầy hương vị mặn mòi của tôm cá, hai bên đường
lưới cá giăng đầy. Nhà bố mẹ ông Huệ nằm ở đầu làng, bình dị với mái
ngói thâm nâu ẩn hiện dưới luỹ tre xanh hiền hoà.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Bà Võ Thị Cầm trò chuyện với phóng viên
Tiếp
chúng tôi là một cụ bà khoảng 90 tuổi tóc trắng như mây, nhưng vẫn còn
nhanh nhẹn và minh mẫn. Đó là mẹ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ, bà Võ Thị
Cầm (SN 1922).
Bên chén trà mạn, bà Cầm rơm
rớm nước mắt kể cho chúng tôi nghe về một thời khốn khó. Năm 19 tuổi, cô
Cầm lấy chồng là ông Vương Đình Sâm ở cùng làng và lần lượt sinh được 8
người con. Bà bảo ngày đó bà làm Đội trưởng Đội bốc xếp Hồng Lam, rồi
làm Ban Chấp hành Phụ nữ xã, còn chồng làm công an, rồi bưu chính xã.
Trong
một trận không kích của máy bay Mỹ, ông Sâm bị thương ở tay và sau đó
lâm bệnh nặng rồi qua đời. Bà Cầm phải vất vả, tảo tần vừa làm mẹ, làm
cha để nuôi 8 người con khôn lớn nên người.
Về
người con thứ tư Vương Đình Huệ, bà Cầm kể: "Huệ sinh ngày 11.7.1957.
Tôi sinh mấy đứa con đứa nào cũng dễ, chỉ có sinh nó là khó nhất, chuyển
dạ từ chập tối đến sáng bảnh mắt mới đẻ. Khi sinh nó bé tí nhưng nhờ
trời, nó không bệnh tật gì mà chóng lớn…".
Ngày
đó, chuyện thiếu ăn đối với gia đình Vương Đình Huệ xảy ra thường
xuyên. Không có gạo, bà Cầm phải đi nhặt hạt bo bo về đập giập nấu cháo
cho các con ăn. Có những đận chồng và các con ốm đau phải đi viện hàng
tháng trời, không còn cách nào khác, bà đã đứt ruột bán Vương Đình Huệ
cho một gia đình giàu có để cứu gia đình.
Hai
năm sau, khi trận cơ hàn qua đi, bà mới đến nhà người ta chuộc con về.
"Bán con là trường hợp bất khả kháng. Những năm tháng xa con, lòng tui
khi mô cũng như lửa đốt".
Theo lời kể của bà
Cầm, từ năm 6 tuổi, cu Huệ đã phải quần quật làm việc nhà, tìm rau nấu
cám cho lợn, cùng anh chị ra biển cào nghêu, bắt ốc, nhặt cá rơi.

Cầm đưa tay quệt nước mắt kể: "Những năm học cấp 1 rồi lên cấp 3, trên
người nó lúc nào cũng chỉ độc có 1 cái áo thôi. Lỡ gặp mưa là phải vắt
phơi khô để mặc lại. Đói ăn, thiếu mặc nhưng chưa khi mô nó đòi hỏi điều
gì. Nó hiểu được nỗi vất vả của mẹ nên hễ đi học về là lại lao ra biển
cào nghêu, bắt ốc để đỡ đần mẹ, rồi đi chăn trâu cho người ta kiếm gạo".
Học giỏi nổi tiếng
Tuy
sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng Vương Đình Huệ nổi tiếng thông
minh và học giỏi. Ông Vương Đình Hải - một người bạn học từ thuở vỡ
lòng với Huệ, cho biết: "Hồi 5-6 tuổi, Huệ đã biết lấy vỏ ốc để làm phép
tính. Anh ấy cũng đầu têu trong mọi trò chơi như đánh trận giả. Đặc
biệt, Huệ chơi cờ tướng rất giỏi, thắng được mọi cao thủ ở Nghi Lộc".
GS-TS
Vương Đình Huệ sinh ngày 11.7.1957, là Uỷ viên Trung ương Đảng khoá X
và XI, ĐBQH Khóa XIII. Trước khi được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng
Tài chính vào tháng 8.2011, ông đã trải qua các chức vụ là Phó Tổng Kiểm
toán, rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Trước đó, ông là giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội; nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Bratislara, Cộng hòa Slovakia; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội...
Không
những giỏi chơi cờ, từ nhỏ Vương Đình Huệ còn rất ham đọc sách. Nhà
nghèo không có tiền mua sách, cậu thường đi mượn sách về nhà đọc và biết
cách sưu tầm sách cho riêng mình. Ngay từ năm học cấp 2, Huệ đã xây
dựng cho mình được một kệ sách hơn 100 cuốn về các tác phẩm văn học nổi
tiếng trên thế giới và sách toán học…
Từ cấp 1
đến cấp 3, năm nào Vương Đình Huệ cũng là học sinh giỏi toàn diện và
gặt hái được nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Cô
giáo Ngô Mai Sừ - Chủ nhiệm lớp 10C Trường cấp III Nghi Lộc 1, nay đã
nghỉ hưu ở TP.Vinh vẫn rất tự hào khi kể về cậu học trò Vương Đình Huệ.

tâm sự: "Vương Đình Huệ là học trò cưng của tôi. Cậu ấy ngoan và học
giỏi toàn diện, không những toán, văn mà các môn khác đều giỏi. Huệ rất
thông minh, tính toán nhanh và thường đưa ra những cách giải độc đáo đến
các thầy cô giáo dạy giỏi đều ngỡ ngàng".
Thầy
giáo Hoàng Văn Thái- Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 1- là người bạn
học những năm cấp 3 với Vương Đình Huệ, cho biết: "Huệ học giỏi không
những nổi tiếng ở Nghi Lộc mà cả tỉnh Nghệ An. Năm lớp 10 (năm 1974),
lúc đó cả tỉnh đang khó khăn mà nó vẫn được tỉnh Nghệ An tặng cho chiếc
xe đạp về thành tích học tập thì phải biết độ siêu về học hành của nó
thế nào rồi. Bây giờ dạy học trò, chúng tôi vẫn nhắc nhở các em về tấm
gương Vương Đình Huệ”.
Nói về việc học của
con trai Vương Đình Huệ, bà Cầm chỉ vào góc nhà phía tây nhớ lại: "Huệ
nó chăm học lắm, có nhiều lúc nó chong đèn học thâu đêm. Những khi đèn
dầu hết, nó học nhờ ánh trăng và bắt chước người xưa bắt đom đóm bỏ vào
quả cà rỗng để học. Có hôm nó học khuya quá, thương con, nhà còn nắm
gạo, tui nấu cháo cho nó nhưng nó không chịu ăn. Nó bảo mẹ ăn đi mà lấy
sức, con không đói đâu. Nó bê cháo đến nài cho mẹ ăn làm tui cảm động cứ
ôm lấy con mà khóc”.
“Yêu dân thì dân sẽ yêu”
8
người con, chồng bị thương và đau yếu bệnh tật thường xuyên không làm
được việc nặng, nên mọi gánh nặng gia đình đều đổ lên đôi vai gầy của bà
Cầm. Từ ngày lấy chồng cho đến khi con cái trưởng thành, bà chưa được
một giây phút nghỉ ngơi.

Những năm tháng cơ hàn ấy, bà chỉ mặc
manh áo vá, còn những thứ lành lặn, bà nhường hết cho chồng, cho con.
Tuy vất vả cơ hàn thế, nhưng bà không hề kêu ca lấy nửa lời, luôn thương
chồng, yêu con hết mực và giữ cho gia phong trong ấm ngoài êm được xóm
làng ca ngợi.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ông
Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân, hàng xóm với bà Cầm
cho biết: "Bà Cầm là người đức độ, thương chồng, yêu con và sống tốt với
anh em làng xóm. Tuy vất vả nuôi 8 người con trong nghèo khó, nhưng
cách nuôi dạy con của bà thật tuyệt vời. Đứa nào cũng ngoan ngoãn hiền
lành và học giỏi".
Hỏi bà Cầm về bí quyết
nuôi con, bà cười: "Bí quyết chi mô, nghèo chữ quá nên trọng người hay
chữ, phải bóp bụng mà nuôi con thành ông Trạng, ông Nghè thôi". Quan
niệm như vậy, nên dẫu đói nghèo nhưng cả 8 người con (5 trai, 3 gái) đều
được bà cho ăn học đến nơi đến chốn và thành đạt.
Trong
8 người con của bà thì người con trai thứ hai Vương Đình Ngọc đã hy
sinh năm 1973 ở chiến trường miền Nam, mãi đến năm 2010 vừa qua, đồng
đội đã tìm được hài cốt đưa về cho mẹ. “Mất con ai chả đau nhưng nó hy
sinh vì Tổ quốc nên mẹ cũng được an ủi và tự hào. Bây giờ con đã về, mẹ
cũng mãn nguyện rồi. Có thể an tâm nhắm mắt được rồi” - bà Cầm xúc động
nói.
Tiếp chuyện với chúng tôi, bà Cầm vẫn
thường dẫn những câu tục ngữ, châm ngôn, thơ để minh họa cho lời nói. Bà
cho biết, các tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của
Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,
bà đều thuộc làu và có thể đọc ngược. “Có lẽ, đây cũng là những điều đã
ảnh hưởng đến một Vương Đình Huệ sau này- một người vừa giỏi toán, vừa
biết làm thơ rất hay”- cô giáo Ngô Mai Sừ nói.
Năm
nay đã 90 tuổi, nhưng bà Cầm vẫn ham đọc sách, xem ti vi và theo dõi
những diễn biến thời cuộc của đất nước. Khi được hỏi cảm nghĩ của mình
về người con làm Bộ trưởng Tài chính hiện nay, bà nói: "Con cái thành
đạt, ai cũng tự hào. Nhưng đã làm "đầy tớ" của dân thì phải làm cho hết
lòng. Yêu lấy dân thì dân sẽ yêu lại. Tôi vẫn thường dặn mỗi khi Huệ về
thăm nhà".
Tiến Dũng

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết