Nâng cấp Windows XP lên Windows 7
Quản Trị Mạng - Windows
7 được kỳ vọng trở thành phiên bản Windows mang tính đột phá, kế tục sự
thống trị trong một thời gian dài của đàn anh Windows XP. Tuy nhiên,
người dùng đang sử dụng Windows XP muốn nâng cấp lên Windows 7 sẽ phải
đối mặt với một rắc rối: không có tính năng nâng cấp trực tiếp từ
Windows XP lên Windows 7.
Nếu như với Windows Vista, bạn chỉ cần nhét đĩa chứa
bộ cài Vista vào hệ thống đang chạy Windows XP của mình, nhấn nút nâng
cấp và quá trình nâng cấp sẽ diễn ra suôn sẻ trong khi các chương trình
và dữ liệu có sẵn trên máy sẽ được giữ nguyên. Với Windows 7, điều đó
là không thể.
Tình huống trớ trêu này sẽ khiến người dùng Windows
XP phải đau đầu. Thật bất công khi Microsoft không cung cấp cho người
dùng XP - phân khúc thị trường lớn nhất của người dùng Windows - khả
năng nâng cấp trực tiếp lên Windows 7.
Như vậy, nếu bạn là một người đang có ý định nâng cấp hệ thống lên
Windows 7 và không muốn mất dữ liệu cũng như các thiết lập chương trình
cài trên máy, bạn có thể chọn một trong ba lựa chọn sau:
Vì sao Microsoft làm khó người dùng XP?
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra đó là: “Vì sao Microsoft biến việc nâng cấp trực tiếp từ Windows XP lên Windows 7 thành không thể?”
Có hai nguyên nhân chính, trong đó một nguyên nhân
tương đối mới mẻ, nguyên nhân còn lại quá quen thuộc với những ai đã
từng tiến hành nâng cấp phiên bản Windows.
Lưu ý rằng vấn đề này không liên quan gì đến chuyện
bạn có thể mua bản Windows 7 về và dùng nó để nâng cấp hệ thống đang
chạy XP hay không. Bạn hoàn toàn có thể, chỉ có điều bạn cần sao lưu dữ
liệu rồi tiến hành cài đặt Windows 7 song song với XP, hoặc dọn sạch
mọi thứ rồi cài đặt mới.
Ngoài ra, còn một số vấn đề nữa cần chỉ rõ để tránh gây bối rối cho các bạn mặc dù không phải ai cũng gặp phải:
Đến đây có lẽ các bạn đều đã nắm rõ rắc rối đang gặp phải, phần tiếp theo của bài viết sẽ nêu chi tiết hơn về các giải pháp.
Cài đặt song song trên phân vùng khác hoặc ổ cứng khác
Cách cơ bản nhất để chạy Windows 7 trên cùng máy
tính với Windows XP đó là tiến hành cài đặt song song. Phương án này
cho phép bạn chuyển đổi qua lại giữa hai hệ điều hành khi cần thiết.
Bạn sẽ được trải nghiệm với hệ điều hành Windows 7 hoàn toàn mới trong
khi vẫn có thể làm việc với các ứng dụng cũ trên Windows XP.
Bạn có thể lựa chọn cài đặt hai hệ điều hành trên
hai phân vùng khác nhau của cùng một ổ cứng, hoặc cài đặt riêng hai hệ
điều hành trên hai ổ cứng độc lập.
Nếu như bạn đang đắn đo về việc sắm thêm một ổ cứng
nữa tăng cường cho hệ thống, thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất.
Bạn có thể thiết lập ổ cứng mới làm ổ chính (primary) rồi cài đặt
Windows 7 lên đó. Hầu hết các máy tính hiện nay đều cho phép bạn lựa
chọn khởi động máy từ thiết bị nào mà không cần phải vào BIOS. Sau khi
hoàn tất việc di chuyển dữ liệu, bạn chỉ cần thiết lập cho máy tính
khởi động mặc định từ ổ cứng mới là xong.
Nếu bạn chưa có kế hoạch bỏ tiền sắm thêm ổ cứng
mới, vậy thì hãy cân nhắc việc phân vùng lại ổ cứng hiện có. Công việc
này có thể sẽ gây chút ít khó khăn với những bạn chưa trang bị các kiến
thức cơ bản về máy tính, đồng thời nếu không cẩn thận sẽ gây ra những
rắc rối phiền phức về lâu dài. Nếu bạn quyết định thu nhỏ phân vùng
chứa XP lại để lấy chỗ cài đặt Windows 7, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp
và hệ thống của bạn sẽ hoạt động bình thường. Nhưng hãy lưu ý: đến lúc
nào đó mà bạn cảm thấy không cần Windows XP nữa và xóa bỏ hoàn toàn
phân vùng chứa nó, rắc rối sẽ xảy ra. Bởi lẽ toàn bộ thông tin khởi
động của hệ thống đều nằm trên phân vùng XP cho nên kết quả là máy tính
của bạn sẽ không thể khởi động được.
Trong trường hợp không may rơi vào tình huống trên,
bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi kích cỡ phân vùng Windows 7 cho
lấp đầy khoảng trống mà phân vùng XP để lại, sau đó dùng bộ cài Windows
7 để sửa chữa lại thông tin khởi động.
Cài đặt trên cùng phân vùng
Việc cài đặt hai hệ điều hành trên cùng một phân
vùng sẽ dẫn tới kết quả là bạn không thể khởi động được từ cả hai hệ
điều hành giống như phương án cài đặt song song trên hai phân vùng.
Vì một lý do nào đó bạn không thể định dạng lại ổ
cứng (format), xóa sạch dữ liệu để cài đặt mới. Chẳng hạn như bạn gặp
trở ngại khi tiến hành sao lưu dữ liệu vì thiếu phương tiện lưu trữ,
hoặc đơn giản vì ổ cứng đã hết chỗ trống. Không sao cả, khi bạn khởi
động từ đĩa cài Windows 7 rồi tiến hành cài đặt Windows 7 lên phân vùng
chứa XP, toàn bộ thư mục Windows XP cũ (Windows, Program Files,
Documents and Settings) sẽ được tự động chuyển vào thư mục có tên
Windows.old.
Dù bạn không thể khởi động hệ điều hành cũ nhưng toàn bộ dữ liệu sẽ
được giữ nguyên và bạn có thể sao chép chúng ra ngoài khi cần. Tuy
nhiên, những dữ liệu mang tính cá nhân của người dùng (ví dụ: các thiết
lập trong Microsoft Office) sẽ mất hết. Để khắc phục, bạn cần tiến hành
sao lưu từ trước bằng công cụ Windows Easy Transfer (sẽ được mô tả cụ
thể trong phần sau của bài viết) hoặc đành phải thiết lập lại thủ công.
Trong trường hợp bạn không còn gì lưu luyến với Windows cũ, mọi việc
trở nên đơn giản hơn nhiều. Khởi động từ đĩa cài, định dạng lại phân
vùng cũ, rồi tiến hành cài đặt mới Windows 7 - rất dễ dàng.
Di chuyển dữ liệu và các thiết lập cá nhân
“Làm thế nào nếu tôi muốn cài lại hệ điều hành mà vẫn giữ được các thiết lập cá nhân?”
Để trả lời câu hỏi hóc búa trên, Microsoft cung cấp
cho bạn một tiện ích có tên Windows Easy Transfer / Migration Wizard
(hoặc Files and Settings Transfer Wizard trong Windows XP). Chương
trình này sẽ tiến hành quét toàn bộ Windows XP cũ rồi sao chép các dữ
liệu cần thiết vào một tệp tin duy nhất. Tệp tin này lưu giữ các dữ
liệu cá nhân của người dùng, giúp dễ dàng phục hồi lại trên hệ thống
mới. Bạn có thể tìm thấy tiện ích này ngay trên đĩa cài Windows 7 theo
đường dẫn \support\migwiz\migsetup.exe.
Trong quá trình sử dụng Windows Easy Transfer, bạn
nên chú ý đến các tùy chọn mở rộng của chương trình, cho phép lựa chọn
các thư mục cụ thể. Sau khi chương trình hoàn tất việc tìm kiếm và hiển
thị cho bạn một danh sách ngắn những dữ liệu cần sao lưu, chọn Customize - Advanced
để xem toàn bộ cây thư mục. Đây là một thao tác cần thiết bởi lẽ bạn
cần chắc chắn rằng chương trình sẽ sao lưu đúng những thứ bạn muốn,
đồng thời tránh việc sao chép các dữ liệu thực tế không nằm trong thư
mục User mà nằm ở một nơi khác.
Một ví dụ hoàn hảo giúp bạn dễ hình dung hơn đó là: thư mục My Music.
Trên hệ thống cũ của tôi, thư mục My Music thực chất là thư mục nằm
trên một ổ cứng riêng với hơn 160 GB nhạc. Theo mặc định, Easy Transfer
sẽ tiến hành sao chép toàn bộ thư viện nhạc trên vào tệp tin sao lưu.
Thật may vì tôi đã không để điều đó xảy ra, nếu không ổ sao lưu của tôi
sẽ bị lấp đầy bởi kho nhạc dư thừa kia.
Lưu ý, bạn hoàn toàn có thể lưu tệp tin chứa dữ
liệu cá nhân lên phân vùng bạn chuẩn bị tiến hành cài đặt Windows 7,
miễn là bạn sẽ không thực hiện việc định dạng lại phân vùng đó. Để an
toàn hơn, tốt nhất bạn nên lưu tệp tin đó vào một phân vùng khác, USB
hoặc ổ cứng mới.
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn, đó là khi tiến
hành cài đặt Windows 7, hãy tạo hai tài khoản người dùng. Một tài khoản
để bạn phục hồi lại các thiết lập cá nhân cũ, còn một tài khoản đóng
vai trò như tài khoản quản trị tạm thời khi bạn mới cài đặt xong hệ
điều hành. Như thế sẽ tiện lợi hơn, đề phòng trường hợp bạn thấy không
hài lòng sau khi đã phục hồi lại các thiết lập cũ.
Quản Trị Mạng - Windows
7 được kỳ vọng trở thành phiên bản Windows mang tính đột phá, kế tục sự
thống trị trong một thời gian dài của đàn anh Windows XP. Tuy nhiên,
người dùng đang sử dụng Windows XP muốn nâng cấp lên Windows 7 sẽ phải
đối mặt với một rắc rối: không có tính năng nâng cấp trực tiếp từ
Windows XP lên Windows 7.
Nếu như với Windows Vista, bạn chỉ cần nhét đĩa chứa
bộ cài Vista vào hệ thống đang chạy Windows XP của mình, nhấn nút nâng
cấp và quá trình nâng cấp sẽ diễn ra suôn sẻ trong khi các chương trình
và dữ liệu có sẵn trên máy sẽ được giữ nguyên. Với Windows 7, điều đó
là không thể.
Tình huống trớ trêu này sẽ khiến người dùng Windows
XP phải đau đầu. Thật bất công khi Microsoft không cung cấp cho người
dùng XP - phân khúc thị trường lớn nhất của người dùng Windows - khả
năng nâng cấp trực tiếp lên Windows 7.
Người dùng không thể nâng cấp trực tiếp từ Windows XP lên Windows 7. Ảnh: InformationWeek |
Như vậy, nếu bạn là một người đang có ý định nâng cấp hệ thống lên
Windows 7 và không muốn mất dữ liệu cũng như các thiết lập chương trình
cài trên máy, bạn có thể chọn một trong ba lựa chọn sau:
- Cài đặt một bản Windows 7 lên máy song song với bản Windows XP đang sử dụng.
- Cài đặt một bản Windows 7 lên máy thay thế hoàn toàn bản Windows XP cũ.
- Cách
cuối cùng: Sắm một chiếc máy tính mới đã cài sẵn Windows 7 rồi di
chuyển dữ liệu và các thiết lập chương trình từ hệ thống cũ sang.
Vì sao Microsoft làm khó người dùng XP?
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra đó là: “Vì sao Microsoft biến việc nâng cấp trực tiếp từ Windows XP lên Windows 7 thành không thể?”
Có hai nguyên nhân chính, trong đó một nguyên nhân
tương đối mới mẻ, nguyên nhân còn lại quá quen thuộc với những ai đã
từng tiến hành nâng cấp phiên bản Windows.
- Việc cài đặt nâng cấp về bản chất là rất tệ. Đã có nhiều
người phàn nàn về những lỗi xảy ra sau khi nâng cấp trong khi những lỗi
này không bao giờ xuất hiện nếu bạn tiến hành cài đặt mới. Bản thân
người viết cũng đã gặp không ít rắc rối sau khi tiến hành nâng cấp
Windows từ bản cũ, đến mức phải tự nhủ rằng sẽ không bao giờ làm vậy
nữa. - Những điểm khác biệt về cốt lõi giữa Windows XP và
Windows 7 khiến việc nâng cấp trực tiếp là bất khả thi. Có một điều đã
trở thành quy luật đó là bạn chỉ có thể nâng cấp từng đời một: từ XP
lên Vista, từ Vista lên Windows 7, chứ không thể từ XP lên thẳng
Windows 7.
Lưu ý rằng vấn đề này không liên quan gì đến chuyện
bạn có thể mua bản Windows 7 về và dùng nó để nâng cấp hệ thống đang
chạy XP hay không. Bạn hoàn toàn có thể, chỉ có điều bạn cần sao lưu dữ
liệu rồi tiến hành cài đặt Windows 7 song song với XP, hoặc dọn sạch
mọi thứ rồi cài đặt mới.
Ngoài ra, còn một số vấn đề nữa cần chỉ rõ để tránh gây bối rối cho các bạn mặc dù không phải ai cũng gặp phải:
Bạn không thể nâng cấp trực
tiếp phiên bản Windows 32-bit lên phiên bản 64-bit. Chỉ có thể cài đặt
mới hoàn toàn hoặc cài đặt song song.
Bạn
không thể tiến hành nâng cấp trực tiếp khi khởi động máy tính từ đĩa
cài, ngay cả khi hệ thống bạn đang chạy hệ điều hành phù hợp cho việc
nâng cấp trực tiếp. Bạn phải khởi động máy vào hệ điều hành, cho đĩa
vào ổ rồi mới có thể nâng cấp.
Bạn không thể nâng cấp từ phiên bản thử nghiệm của Windows 7 lên phiên bản chính thức. Bắt buộc phải cài đặt mới.
Và
cuối cùng, nâng cấp XP lên Vista rồi từ Vista lên Windows 7 cũng không
phải là một phương án hay. Ngoài vấn đề lãng phí tiền mua bản quyền
Vista, việc nâng cấp cũng sẽ làm nảy sinh nhiều lỗi trong quá trình sử
dụng sau này.
Đến đây có lẽ các bạn đều đã nắm rõ rắc rối đang gặp phải, phần tiếp theo của bài viết sẽ nêu chi tiết hơn về các giải pháp.
Cài đặt song song trên phân vùng khác hoặc ổ cứng khác
Cách cơ bản nhất để chạy Windows 7 trên cùng máy
tính với Windows XP đó là tiến hành cài đặt song song. Phương án này
cho phép bạn chuyển đổi qua lại giữa hai hệ điều hành khi cần thiết.
Bạn sẽ được trải nghiệm với hệ điều hành Windows 7 hoàn toàn mới trong
khi vẫn có thể làm việc với các ứng dụng cũ trên Windows XP.
Bạn có thể lựa chọn cài đặt hai hệ điều hành trên
hai phân vùng khác nhau của cùng một ổ cứng, hoặc cài đặt riêng hai hệ
điều hành trên hai ổ cứng độc lập.
Nếu như bạn đang đắn đo về việc sắm thêm một ổ cứng
nữa tăng cường cho hệ thống, thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất.
Bạn có thể thiết lập ổ cứng mới làm ổ chính (primary) rồi cài đặt
Windows 7 lên đó. Hầu hết các máy tính hiện nay đều cho phép bạn lựa
chọn khởi động máy từ thiết bị nào mà không cần phải vào BIOS. Sau khi
hoàn tất việc di chuyển dữ liệu, bạn chỉ cần thiết lập cho máy tính
khởi động mặc định từ ổ cứng mới là xong.
Thay đổi kích cỡ phân vùng ổ cứng. Ảnh: InformationWeek |
Nếu bạn chưa có kế hoạch bỏ tiền sắm thêm ổ cứng
mới, vậy thì hãy cân nhắc việc phân vùng lại ổ cứng hiện có. Công việc
này có thể sẽ gây chút ít khó khăn với những bạn chưa trang bị các kiến
thức cơ bản về máy tính, đồng thời nếu không cẩn thận sẽ gây ra những
rắc rối phiền phức về lâu dài. Nếu bạn quyết định thu nhỏ phân vùng
chứa XP lại để lấy chỗ cài đặt Windows 7, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp
và hệ thống của bạn sẽ hoạt động bình thường. Nhưng hãy lưu ý: đến lúc
nào đó mà bạn cảm thấy không cần Windows XP nữa và xóa bỏ hoàn toàn
phân vùng chứa nó, rắc rối sẽ xảy ra. Bởi lẽ toàn bộ thông tin khởi
động của hệ thống đều nằm trên phân vùng XP cho nên kết quả là máy tính
của bạn sẽ không thể khởi động được.
Trong trường hợp không may rơi vào tình huống trên,
bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi kích cỡ phân vùng Windows 7 cho
lấp đầy khoảng trống mà phân vùng XP để lại, sau đó dùng bộ cài Windows
7 để sửa chữa lại thông tin khởi động.
Quá trình sửa chữa thông tin khởi động trên hệ thống Windows 7 khi vừa hoàn tất. Ảnh: InformationWeek |
Cài đặt trên cùng phân vùng
Thông báo nhận được khi lựa chọn cài đặt Windows 7 trên cùng phân vùng chứa Windows XP. Ảnh: InformationWeek |
Việc cài đặt hai hệ điều hành trên cùng một phân
vùng sẽ dẫn tới kết quả là bạn không thể khởi động được từ cả hai hệ
điều hành giống như phương án cài đặt song song trên hai phân vùng.
Vì một lý do nào đó bạn không thể định dạng lại ổ
cứng (format), xóa sạch dữ liệu để cài đặt mới. Chẳng hạn như bạn gặp
trở ngại khi tiến hành sao lưu dữ liệu vì thiếu phương tiện lưu trữ,
hoặc đơn giản vì ổ cứng đã hết chỗ trống. Không sao cả, khi bạn khởi
động từ đĩa cài Windows 7 rồi tiến hành cài đặt Windows 7 lên phân vùng
chứa XP, toàn bộ thư mục Windows XP cũ (Windows, Program Files,
Documents and Settings) sẽ được tự động chuyển vào thư mục có tên
Windows.old.
Khi cài đặt Windows 7 trên cùng phân vùng với XP, toàn bộ thư mục của hệ điều hành cũ sẽ bị di chuyển vào thư mục Windows.old nhưng dữ liệu được giữ nguyên. Ảnh: InformationWeek |
Dù bạn không thể khởi động hệ điều hành cũ nhưng toàn bộ dữ liệu sẽ
được giữ nguyên và bạn có thể sao chép chúng ra ngoài khi cần. Tuy
nhiên, những dữ liệu mang tính cá nhân của người dùng (ví dụ: các thiết
lập trong Microsoft Office) sẽ mất hết. Để khắc phục, bạn cần tiến hành
sao lưu từ trước bằng công cụ Windows Easy Transfer (sẽ được mô tả cụ
thể trong phần sau của bài viết) hoặc đành phải thiết lập lại thủ công.
Trong trường hợp bạn không còn gì lưu luyến với Windows cũ, mọi việc
trở nên đơn giản hơn nhiều. Khởi động từ đĩa cài, định dạng lại phân
vùng cũ, rồi tiến hành cài đặt mới Windows 7 - rất dễ dàng.
Di chuyển dữ liệu và các thiết lập cá nhân
“Làm thế nào nếu tôi muốn cài lại hệ điều hành mà vẫn giữ được các thiết lập cá nhân?”
Để trả lời câu hỏi hóc búa trên, Microsoft cung cấp
cho bạn một tiện ích có tên Windows Easy Transfer / Migration Wizard
(hoặc Files and Settings Transfer Wizard trong Windows XP). Chương
trình này sẽ tiến hành quét toàn bộ Windows XP cũ rồi sao chép các dữ
liệu cần thiết vào một tệp tin duy nhất. Tệp tin này lưu giữ các dữ
liệu cá nhân của người dùng, giúp dễ dàng phục hồi lại trên hệ thống
mới. Bạn có thể tìm thấy tiện ích này ngay trên đĩa cài Windows 7 theo
đường dẫn \support\migwiz\migsetup.exe.
Trong quá trình sử dụng Windows Easy Transfer, bạn
nên chú ý đến các tùy chọn mở rộng của chương trình, cho phép lựa chọn
các thư mục cụ thể. Sau khi chương trình hoàn tất việc tìm kiếm và hiển
thị cho bạn một danh sách ngắn những dữ liệu cần sao lưu, chọn Customize - Advanced
để xem toàn bộ cây thư mục. Đây là một thao tác cần thiết bởi lẽ bạn
cần chắc chắn rằng chương trình sẽ sao lưu đúng những thứ bạn muốn,
đồng thời tránh việc sao chép các dữ liệu thực tế không nằm trong thư
mục User mà nằm ở một nơi khác.
Khi sử dụng Migration Wizard, cần chắc chắn rằng chương trình sẽ sao lưu đúng những thứ bạn muốn. Ảnh: InformationWeek |
Một ví dụ hoàn hảo giúp bạn dễ hình dung hơn đó là: thư mục My Music.
Trên hệ thống cũ của tôi, thư mục My Music thực chất là thư mục nằm
trên một ổ cứng riêng với hơn 160 GB nhạc. Theo mặc định, Easy Transfer
sẽ tiến hành sao chép toàn bộ thư viện nhạc trên vào tệp tin sao lưu.
Thật may vì tôi đã không để điều đó xảy ra, nếu không ổ sao lưu của tôi
sẽ bị lấp đầy bởi kho nhạc dư thừa kia.
Lưu ý, bạn hoàn toàn có thể lưu tệp tin chứa dữ
liệu cá nhân lên phân vùng bạn chuẩn bị tiến hành cài đặt Windows 7,
miễn là bạn sẽ không thực hiện việc định dạng lại phân vùng đó. Để an
toàn hơn, tốt nhất bạn nên lưu tệp tin đó vào một phân vùng khác, USB
hoặc ổ cứng mới.
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn, đó là khi tiến
hành cài đặt Windows 7, hãy tạo hai tài khoản người dùng. Một tài khoản
để bạn phục hồi lại các thiết lập cá nhân cũ, còn một tài khoản đóng
vai trò như tài khoản quản trị tạm thời khi bạn mới cài đặt xong hệ
điều hành. Như thế sẽ tiện lợi hơn, đề phòng trường hợp bạn thấy không
hài lòng sau khi đã phục hồi lại các thiết lập cũ.