Nếu sợ nghèo khó, đừng làm công chức'
- Từ Liên bang Nga, độc giả Hồng Sơn kể lại chuyện người bạn của anh về nước làm thủ tục cưới vợ đã được "ra giá" bảy triệu đồng tiền bồi dưỡng để hoàn tất thủ tục. Theo anh Sơn, "từ trong các trường học cần phải dạy công chức đề cao lòng tự trọng của bản thân" mới mong hạn chế được chuyện vòi vĩnh.
Không đi sâu phân tích làm ở chốn công quyền hưởng những "màu mè" gì, mà các độc giả góp ý cho diễn đàn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đề xuất những giải pháp để TTHC không thể tiếp tục là "chùm khế ngọt".
Giảm một nửa biên chế?
Ảnh minh họa. VNN
Độc giả Lã Kền (Thủy Nguyên - Hải Phòng) cho rằng, nếu điện tử hóa, số hóa toàn bộ hệ thống TTHC thì vừa đem lại hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm tiền của và thời gian cho nhân dân lại giảm thiểu việc người dân tiếp xúc với công chức.
"Bằng cách tự động hóa TTHC, số viên chức có thể giảm đến 2/3, như vậy tiền lương sẽ tăng mà không cần tăng ngân sách. Đơn giản với các nước, nhưng phức tạp tới mức không tưởng đối với Việt nam. Đó là vì chính những người đang nắm quyền lực từ mọi cấp trong bộ máy công quyền không muốn từ bỏ lợi ích của chính họ", độc giả này viết.
Xã hội hóa các dịch vụ công là đề xuất của nhiều bạn đọc. Theo bạn Nguyễn Thanh Tùng (Nghệ An), những đầu việc như thẩm tra, thẩm định, nên để đội ngũ tư vấn hoặc kiểm toán độc lập làm.
Tuy nhiên, chuẩn hóa lại cơ chế tuyển dụng, siết đầu vào và tăng cường kỷ luật công chức, giảm biên chế mạnh mẽ... vẫn là kỳ vọng chung của đa số độc giả. Đặc biệt, cơ chế tuyển dụng "ngầm" dựa trên tiêu chí "con ông, cháu cha" khiến những người có tài thực sự và có tâm huyết muốn cải cách không còn chỗ đứng. Cơ chế này cũng khiến các quy chuẩn về kỷ luật, cảnh cáo không mấy phát huy tác dụng.
Bạn đọc Trần Thị Dung (TP.HCM) thậm chí còn cho rằng, phải giảm đi một nửa lượng người trong bộ máy hiện nay. "Ngoài ra, cần giảm 65% ban bệ, trong mỗi ban ngành lại giảm tiếp biên chế, làm sao cho công chức luôn bận rộn thì tự khắc TTHC sẽ giảm theo và hiển nhiên họ sẽ có được đồng lương thỏa đáng".
Bạn Phạm Thị Vân (Đà Nẵng) cũng đặt câu hỏi: "Nếu ở cơ quan nọ có công chức cố ý làm liều, gây tổn hại cho tập thể mà người đứng đầu phải từ chức giống như ở các nước khác thì tình hình sẽ thế nào?"
Người trong sạch bị coi là gàn dở
Không dừng lại ở việc phân tích hiện tượng công chức sách nhiễu, vòi vĩnh, nhiều độc giả còn chỉ ra nguy cơ của việc xã hội trọng dụng những người "giỏi luồn lách, giỏi quan hệ", và những cá nhân trong sạch, liêm khiết trong bộ máy sẽ bị xem là gàn dở, thậm chí bị gán cho những cái tên như "Đông-ki-sốt".
Nếu sợ nghèo khó thì đừng làm công chức vì công chức là nô bộc cho dân. Đã là nô bộc thì đừng than khổ. Nếu sợ khổ thì hãy từ chức đi làm kinh tế mà giàu. Hãy để lại vị trí công chức cho những người có tâm huyết và có thể sống bằng lương thấp mà không muốn chịu nhiều rủi ro. Nước còn nghèo thì phải cố gắng. Tôi mong quý vị nào than khổ nên từ chức. Chỗ công quyền chỉ dành cho người có tâm. (Bạn đọc tanghoathien@... )…
Một độc giả ở địa chỉ e-mail nv.thieu54@... than thở: "Thật đau lòng khi về các địa phương, những công chức giàu có tha hồ khoe tài luồn lách, quan hệ rộng. Họ rất tự hào vì được cả làng, cả họ bái phục là người có tài, hơn hẳn những người tuy học vấn cao, bằng cấp này nọ nhưng nghèo túng".
Còn bạn đọc Hoàng Nga (Hà Nội) thẳng thắn phê phán: "Đừng biện hộ cho việc thiếu đạo đức vì lương thấp. Nhiều người vẫn có lòng tự trọng, sống cuộc sống thanh đạm để giữ mình trong sạch. Rất đáng tiếc là những công chức như vậy ngày nay ít quá, và vì là thiểu số, có thể đồng nghiệp khác lại cho rằng họ dở hơi".
Theo bạn Hoàng Nga, việc công chức lợi dụng các TTHC để ăn chặn đã trở thành vấn nạn vì bản thân họ không thấy xấu hổ khi sách nhiễu dân.
Không ít du học sinh gửi email chia sẻ, thực trạng bộ máy khiến họ nản lòng không muốn về nước cống hiến.
Độc giả Nguyễn Hương (Luân Đôn, Anh) kể lại, cùng đi học với chị là một số công chức đang làm việc tại một số sở trong nước. Mỗi khi chuyện trò, câu cửa miệng luôn là "chỗ này, chỗ kia nhiều màu", "chỗ này, chỗ nọ ngon, không ngon" hoặc, "muốn làm khó cho ai thì rất dễ"... Ăn chơi, đi lại chỉ cần "búng" ngón tay là đối tác sẵn sàng móc hầu bao chi ngay.
Chị Hương cho hay, tuy mức lương những công chức này chỉ 2 - 3 triệu đồng/tháng nhưng chi tiêu rất sang.
"Hãy mạnh dạn thay đổi chính sách một cách toàn diện như Singapore đã từng làm. Đừng đặt ra quá nhiều lộ trình kéo dài trong nhiều năm", chị Hương đề xuất.
Kỳ vọng của hầu hết độc giả là một cam kết mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ. Có như vậy mới mong tuyển lựa được đội ngũ "công bộc" thực sự vì dân, và khi đó mới hết bài ca "túng thì phải tính".
Nguồn Vietnamnet.vn
- Từ Liên bang Nga, độc giả Hồng Sơn kể lại chuyện người bạn của anh về nước làm thủ tục cưới vợ đã được "ra giá" bảy triệu đồng tiền bồi dưỡng để hoàn tất thủ tục. Theo anh Sơn, "từ trong các trường học cần phải dạy công chức đề cao lòng tự trọng của bản thân" mới mong hạn chế được chuyện vòi vĩnh.
Không đi sâu phân tích làm ở chốn công quyền hưởng những "màu mè" gì, mà các độc giả góp ý cho diễn đàn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đề xuất những giải pháp để TTHC không thể tiếp tục là "chùm khế ngọt".
Giảm một nửa biên chế?
Ảnh minh họa. VNN
Độc giả Lã Kền (Thủy Nguyên - Hải Phòng) cho rằng, nếu điện tử hóa, số hóa toàn bộ hệ thống TTHC thì vừa đem lại hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm tiền của và thời gian cho nhân dân lại giảm thiểu việc người dân tiếp xúc với công chức.
"Bằng cách tự động hóa TTHC, số viên chức có thể giảm đến 2/3, như vậy tiền lương sẽ tăng mà không cần tăng ngân sách. Đơn giản với các nước, nhưng phức tạp tới mức không tưởng đối với Việt nam. Đó là vì chính những người đang nắm quyền lực từ mọi cấp trong bộ máy công quyền không muốn từ bỏ lợi ích của chính họ", độc giả này viết.
Xã hội hóa các dịch vụ công là đề xuất của nhiều bạn đọc. Theo bạn Nguyễn Thanh Tùng (Nghệ An), những đầu việc như thẩm tra, thẩm định, nên để đội ngũ tư vấn hoặc kiểm toán độc lập làm.
Tuy nhiên, chuẩn hóa lại cơ chế tuyển dụng, siết đầu vào và tăng cường kỷ luật công chức, giảm biên chế mạnh mẽ... vẫn là kỳ vọng chung của đa số độc giả. Đặc biệt, cơ chế tuyển dụng "ngầm" dựa trên tiêu chí "con ông, cháu cha" khiến những người có tài thực sự và có tâm huyết muốn cải cách không còn chỗ đứng. Cơ chế này cũng khiến các quy chuẩn về kỷ luật, cảnh cáo không mấy phát huy tác dụng.
Bạn đọc Trần Thị Dung (TP.HCM) thậm chí còn cho rằng, phải giảm đi một nửa lượng người trong bộ máy hiện nay. "Ngoài ra, cần giảm 65% ban bệ, trong mỗi ban ngành lại giảm tiếp biên chế, làm sao cho công chức luôn bận rộn thì tự khắc TTHC sẽ giảm theo và hiển nhiên họ sẽ có được đồng lương thỏa đáng".
Bạn Phạm Thị Vân (Đà Nẵng) cũng đặt câu hỏi: "Nếu ở cơ quan nọ có công chức cố ý làm liều, gây tổn hại cho tập thể mà người đứng đầu phải từ chức giống như ở các nước khác thì tình hình sẽ thế nào?"
Người trong sạch bị coi là gàn dở
Không dừng lại ở việc phân tích hiện tượng công chức sách nhiễu, vòi vĩnh, nhiều độc giả còn chỉ ra nguy cơ của việc xã hội trọng dụng những người "giỏi luồn lách, giỏi quan hệ", và những cá nhân trong sạch, liêm khiết trong bộ máy sẽ bị xem là gàn dở, thậm chí bị gán cho những cái tên như "Đông-ki-sốt".
Nếu sợ nghèo khó thì đừng làm công chức vì công chức là nô bộc cho dân. Đã là nô bộc thì đừng than khổ. Nếu sợ khổ thì hãy từ chức đi làm kinh tế mà giàu. Hãy để lại vị trí công chức cho những người có tâm huyết và có thể sống bằng lương thấp mà không muốn chịu nhiều rủi ro. Nước còn nghèo thì phải cố gắng. Tôi mong quý vị nào than khổ nên từ chức. Chỗ công quyền chỉ dành cho người có tâm. (Bạn đọc tanghoathien@... )…
Một độc giả ở địa chỉ e-mail nv.thieu54@... than thở: "Thật đau lòng khi về các địa phương, những công chức giàu có tha hồ khoe tài luồn lách, quan hệ rộng. Họ rất tự hào vì được cả làng, cả họ bái phục là người có tài, hơn hẳn những người tuy học vấn cao, bằng cấp này nọ nhưng nghèo túng".
Còn bạn đọc Hoàng Nga (Hà Nội) thẳng thắn phê phán: "Đừng biện hộ cho việc thiếu đạo đức vì lương thấp. Nhiều người vẫn có lòng tự trọng, sống cuộc sống thanh đạm để giữ mình trong sạch. Rất đáng tiếc là những công chức như vậy ngày nay ít quá, và vì là thiểu số, có thể đồng nghiệp khác lại cho rằng họ dở hơi".
Theo bạn Hoàng Nga, việc công chức lợi dụng các TTHC để ăn chặn đã trở thành vấn nạn vì bản thân họ không thấy xấu hổ khi sách nhiễu dân.
Không ít du học sinh gửi email chia sẻ, thực trạng bộ máy khiến họ nản lòng không muốn về nước cống hiến.
Độc giả Nguyễn Hương (Luân Đôn, Anh) kể lại, cùng đi học với chị là một số công chức đang làm việc tại một số sở trong nước. Mỗi khi chuyện trò, câu cửa miệng luôn là "chỗ này, chỗ kia nhiều màu", "chỗ này, chỗ nọ ngon, không ngon" hoặc, "muốn làm khó cho ai thì rất dễ"... Ăn chơi, đi lại chỉ cần "búng" ngón tay là đối tác sẵn sàng móc hầu bao chi ngay.
Chị Hương cho hay, tuy mức lương những công chức này chỉ 2 - 3 triệu đồng/tháng nhưng chi tiêu rất sang.
"Hãy mạnh dạn thay đổi chính sách một cách toàn diện như Singapore đã từng làm. Đừng đặt ra quá nhiều lộ trình kéo dài trong nhiều năm", chị Hương đề xuất.
Kỳ vọng của hầu hết độc giả là một cam kết mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ. Có như vậy mới mong tuyển lựa được đội ngũ "công bộc" thực sự vì dân, và khi đó mới hết bài ca "túng thì phải tính".
Nguồn Vietnamnet.vn