MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Văn hóa "tháp quyền lực" Trung Quốc.

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,

 VIT - Trung Quốc đang nổi lên như một sự kiện thời đại. Cường quốc này được biết đến như một thị trường lớn với sức mua càng ngày càng mạnh và dân số đông tới 1 tỷ 300 triệu người. Sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc phát triển khoa học kỹ thuật và quân sự khiến cho Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu muốn áp đặt một trật tự thế giới mới.
Nhiều người cho rằng sự kiện Trung Quốc nổi lên là một tất yếu lịch sử, bởi họ quan sát thấy sự trỗi dạy của Nhật Bản về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Người Nhật đã làm được những điều thần kỳ ở vào thế kỷ trước. Hiện nay Nhật Bản vẫn luôn là một trong số các cường quốc kinh tế, khoa học kỹ thuật lớn nhất thế giới; và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Nhưng người Nhật, cho dù phát triển đến thế nào, họ vẫn bị chiếc vòng "kim cô" kiểm tỏa. Chiếc vòng "kim cô" này định hướng cho Nhật đi theo một hướng nhất định. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc là nước độc lập có hiến pháp, có quân đội, hệ thống chính trị riêng. Trung Quốc không bị khống chế bởi cái vòng "kim cô" của Tây Âu và Mỹ. Trung Quốc là thành viên hội đồng Bảo An, bình đẳng với Nga và Mỹ và Tây Âu, có quyền phủ quyết tối cao. Nhìn nhận sự việc dưới góc độ quan hệ quốc tế hiện nay, thì thế giới sẽ bị phân chia tùy thuộc vào sự tương quan thế lực của 5 quốc gia có quyền phủ quyết này.

Động lực chính tạo ra áp lực trong quan hệ quốc tế vẫn là sức sản xuất, và sức sản xuất thì quyết định quan hệ sản xuất. Người ta vẫn cho rằng sự phát triển của mỗi một quốc gia đều nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: về văn hóa, chính trị, kinh tế, và quyền sở hữu tri thức. Vấn đề chỉ là thời gian còn về bản chất Trung Quốc không có ý định tuân thủ các công ước quốc tế hiện hành khống chế sự phát triển của Trung Quốc. Một trong số những nỗ lực để thoát ra khỏi sự ràng buộc là các vấn đề về tài chính, tiền tệ, môi trường. Tiếp theo là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, và sự độc lập về không gian ảo - trong đó có mạng Internet và hệ điều hành máy tính.

Khi phân tích về hiện tượng Trung Quốc, chúng ta cần nhìn nhận từ đặc điểm văn hóa của dân tộc này. Đặc điểm văn hóa của Trung Quốc và Nhật có nhiều điểm tương đồng. Trong suốt bề dày nhiều ngàn năm, cả hai quốc gia này đều được biết đến như những quốc gia quân phiệt. Xã hội của hai quốc gia này được xây dựng dựa trên các triết lý về quyền lực, và người dân được giáo dục dựa trên giáo huấn đạo Khổng. Việc một cộng đồng nhiều người tồn tại dưới dạng kết nối hình tháp quyền lực là một đặc trưng văn hóa chung của người dân Trung Quốc và Nhật Bản. Khác với chủ nghĩa phát xít Đức, thời gian và lý do tập trung quyền lực chưa đủ để hình thành ra các nguyên lý định hướng tư duy xác định văn hóa. Tháp quyền lực ở Trung Quốc này là một đặc trưng văn hóa, nó tạo ra một nhân sinh quan và thế giới quan đặc trưng cho kiểu văn hóa xã hội hình tháp quyền lực chứa tới 1 tỷ 300 triệu người trong nước và liên kết với hàng trăm triệu Hoa Kiều chân rết. Trong cái văn hóa tháp quyền lực này người dân bị ép buộc để tự nguyện chia thành các lớp người khác nhau về sự tôn trọng, về quyền lợi, và về sự tồn tại. Quan niệm tháp quyền lực này sẽ làm thay đổi về bản chất quan hệ quốc tế hiện hành. Không nên hoàn toàn coi sự xuất hiện văn hóa "tháp quyền lực" như là tàn dư của chế độ Phong Kiến hưng thịnh lâu dài. Tháp quyền lực thể hiện trong văn hóa phương đông, từ thiết kế mái đền chùa nhiều tầng nhiều lớp, cho đến ngôn ngữ và cách xưng hô. Công bằng mà nói văn hóa tháp quyền lực đóng một vai trò quan trọng trong việc ép buộc người dân phải tự giác lao động, thu hút vốn và tri thức khoa học công nghệ thế giới. Tuy nhiên, phạm vi tác động của nó bị giới hạn bởi không gian văn hóa và tính ổn định của nó chỉ có được khi có một tầm nhìn chung cho cả dân tộc. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã tạo ra tầm nhìn chung cho cả dân tộc từ việc khéo léo kết hợp ý đồ bá chủ thế giới vào với mô hình chủ nghĩa Cộng Sản. Hiện nay khát vọng bá chủ thế giới thể hiện rõ trong trong mỗi người dân Trung Quốc -- một dân tộc đã từng, không dưới một lần, là đại diện cho nền văn minh của nhân loại. Hiện tại, tầm nhìn chung này đang góp phần tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh rất lớn, nhưng một mai khi tầm nhìn chung này không còn phát huy giá trị thì tháp người này sẽ sụp đổ nhanh chóng.

Không hẳn cứ có tháp quyền lực là tạo ra được sự phát triển. Vào đầu thế kỷ 20 tư tưởng chủ nghĩa xã hội nổi lên như một lối thoát cho loài người. Tuy nhiên, những sai lầm trong việc áp đặt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa lên một sức sản xuất yếu kém lạc hậu khiến cho hệ thống xã hội chủ nghĩa bị xụp đổ. Trong cái họa này thì những người đồng chí Trung Quốc phải hứng chịu đầu tiên; 800 triệu dân Trung Quốc đã từng lâm vào cảnh đói khổ. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ước muốn lớn nhất của người Trung Quốc là không bị chết đói. Sự thật là các bậc tiền bối sáng tạo ra chủ nghĩa Xã Hội chỉ dựa trên một nguyên lý duy nhất là nó phải đối lập với chủ nghĩa Tư Bản. Họ cho rằng chủ nghĩa Xã Hội thay thế chủ nghĩa Tư Bản thì chúng phải đối lập nhau. Đối lập với nguyên lý cạnh tranh của chủ nghĩa Tư Bản là nguyên lý sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa -- và nó phải là kế hoạch hóa và dựa trên sự phân công lao động. Người dân từng sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thời ấy cảm nhận rõ hơn ai hết về lối sản xuất theo kế hoạch mà không dựa vào nhu cầu, chất lượng sản phẩm thì được đánh giá dựa trên ý thức của người lao động (mà ý thức thì cũng có đo, nhưng bằng cái gì thì đố ai dám nói!). Ở gianh giới giữa cái sống với cái chết của hơn 800 triêu con người, ban lãnh đạo Trung Quốc đã dũng cảm tìm ra lối thoát - họ cho rằng phương pháp thị trường không mâu thuẫn với các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Xã Hội. Phản ứng đầu tiên của giới lãnh đạo ở các nước trong khối Xã Hội Chủ Nghĩa là kỳ thị và coi thường ban lãnh đạo Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đi ngược lại các nguyên lý của chủ nghĩa Max, và đi ngược lại tức là sai. Tuy nhiên "đói thì đầu gối phải bò", thực tế đã chứng tỏ những tư duy khoa học về kinh tế xã hội của 800 triệu nhân dân Trung Quốc là đúng. Ngày nay người ta có thể coi thị trường như là một phương pháp trong phát triển kinh tế. Sự phân lớp kinh tế ra thành kinh tế vĩ mô kế hoạch hóa và có điều tiết kết hợp với nguyên lý thị trường là thể hiện của một quan hệ sản xuất mới.

Để hiểu được người Trung Quốc hiện nay nghĩ gì chúng ta phải dựa vào các nguyên lý cơ bản xác định tư duy của họ. Như chúng ta biết, vận động là thể hiện của sự tồn tại, mà sự vận động là quá trình giải quyết mâu thuẫn đối kháng. Kinh tế Trung Quốc hiện nay chứa đựng nhiều mâu thuẫn như: sự phát triển quá nóng gây áp lực sự thiếu hụt về năng lượng, nguyên liệu, và gây ra ô nhiễm môi trường... Xét về mức thu nhập trung bình theo người dân thì Trung Quốc chỉ mới bằng 1/20 so với Mỹ vì thế những áp lực này sẽ còn gia tăng. Thời gian qua Trung Quốc được biết đến như một quốc gia thừa nhiều tiền đến nỗi phải mang đi cho vay. Thực tế không phải như vậy. Tính theo đầu người người số tiền đầu tư này chả đáng là bao nếu đem so với Nhật. Số tiền 1300 tỷ đôla mà chính phủ Trung Quốc đầu tư mua trái phiếu chính phủ Mỹ là khoản tiền cần thiết để giữ thế cho đồng Nhân Dân Tệ. Hiện nay, cho dù không công khai nói ra, kinh tế Trung Quốc đang phải đối đầu với sự thiếu hụt vốn nghiêm trọng. Một mặt là để duy trì tốc độ phát triển kinh tế dựa trên nền công nghệ lạc hậu thiếu đồng bộ, một mặt là để chuyển đổi nền kinh tế. Ước tính số tiền mà Trung Quốc cần để chuyển đổi có thể phải gấp hàng trăm lần số tiền mà họ vừa dùng để mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong nỗ lực tìm nguồn vốn cho việc chuyển đổi, Trung Quốc mơ tưởng đến vị trí của đồng Nhân Dân Tệ thay thế cho đồng đôla. Điều này có lẽ còn xa mới thành hiện thực, vì thế số tiền cần cho việc chuyển đổi kinh tế hiện vẫn chưa biết lấy ra từ đâu. Trong vài năm tới nếu Trung Quốc không kịp thay đổi và đồng bộ hóa công nghệ thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ rơi tự do. Hiểm họa tiếp theo cho cấu trúc hình tháp Trung Quốc là tái phân chia lợi nhuận xã hội. Những lãnh đạo "vô sản" cầm quyền đứng trên đỉnh tháp quyền lực họ vẫn là những con người theo nghĩa thông thường nhất. Họ có nhu cầu vật chất và, hoặc là xã hội Trung Quốc công khai xác nhận những đẳng cấp thượng lưu như những mái đình mái chùa, hoặc là phải đối phó với chủ nghĩa Tham Ô Xã Hội. Sự việc này tưởng chừng nhỏ mà không nhỏ bởi tham ô diễn ra ở mọi cấp độ, mọi thời điểm, mọi sự vụ. Đây là mâu thuẫn đối kháng với hệ thống tháp quyền lực của Trung Quốc hiện nay, bởi để giải quyết triệt để vấn đề tham ô phải xuất phát từ vấn đề sở hữu cá nhân. Tức hoặc là công nhận sở hữu cá nhân hoặc là không.

Về mặt đối ngoại, sự phát triển kinh tế quá nhanh ở một quốc gia là tiền đề tạo ra tham vọng và hệ lụy là gây ra những áp lực lên quan hệ quốc tế. Tuy nhiên áp lực này mới chỉ chiếm một phần trong cái áp lực tổng thể. Đứng trên bình diện quốc gia, văn hóa tháp quyền lực và các ý đồ bá quyền của Trung Quốc đang đối lập với các nguyên lý trong quan hệ quốc tế hiện đang được cả thế giới chấp nhận. Đứng về bình diện cá nhân mỗi con người, một trong số những đặc trưng của thế giới hiện nay là sự tự do trong việc tiếp cận với tri thức. Người ta quan ngại, một khi bị tháp quyền lực Trung Quốc khống chế thế giới thì, liệu người dân trên thế giới có còn có khả năng tự do tiếp cận tới kho tàng tri thức của nhân loại không? Liệu người Trung Quốc có tìm mọi cách phong tỏa kho tàng tri thức của nhân loại để viết lại lịch sử như bậc tiền bối Tần Thủy Hoàng của họ đã từng làm trong lịch sử Trung Quốc không?

Xét về phương diện kinh tế, so với Nhật bản, kinh tế Trung Quốc chưa phải là một sự kiện lớn; tuy nhiên, qui mô và tầm cỡ của cái văn hóa tháp quyền lực Trung Hoa khiến cho thế giới thực sự quan ngại.nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA72579/default.htm

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết