“1 Trung Quốc, 2 chế độ” trên biển Đông
TT - Việc nhà cầm quyền Trung Quốc nay tiến đến xây dựng một hòn đảo nhân tạo bên cạnh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy một sự liên kết giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan, và đây chính là sự thể hiện của khẩu hiệu “một Trung Quốc, hai chế độ”!
Đảo Ba Bình nằm ở 10°23’ bắc, 114°22’ đông, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Tháng 11-1956, chính quyền Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) đã phái bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng và cho quân đổ bộ lên chiếm hòn đảo chiến lược có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha được bao quanh bởi một vòng đá san hô này vào ngày 29-11.
Chính do chiều dài đảo này là 1.470m, chiều rộng 500m, nên 50 năm sau chính quyền Đài Loan đã cho công binh xây một đường băng cho máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules hạ và cất cánh, tức thiết lập xong cầu không vận.
Ngày 21-1-2008, lần đầu tiên một máy bay vận tải C-130 của không quân Đài Loan đã “khai trương” đường bay này.
“1 Trung Quốc, 2 chế độ”
Tất nhiên, việc Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình, ngay cả khi xây cất sân bay - cầu hàng không này, cho đến nay không hề “được” Trung Hoa đại lục phản kháng. Do lẽ, Bắc Kinh xác tín rằng đối với vấn đề Đài Loan, phương châm cơ bản của Chính phủ Trung Quốc là: “Thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ”, tức Trung Quốc sẽ không bao giờ dùng vũ lực đối với Đài Loan để thống nhất đất nước.
Đây là một xác quyết đã có từ mấy trào lãnh đạo Bắc Kinh. Ngày 30-9-1981, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Diệp Kiếm Anh tuyên bố: “Sau khi thực hiện thống nhất đất nước, Đài Loan có thể trở thành đặc khu hành chính, được hưởng quyền tự trị cao độ”.
Năm 1982, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lại nêu rõ: đấy thật ra là “một quốc gia, hai chế độ”, dưới tiền đề đất nước thực hiện thống nhất, chủ thể nhà nước thực thi chế độ xã hội chủ nghĩa, còn Đài Loan thì thực thi chế độ tư bản chủ nghĩa.
10 năm sau, ngày 12-10-1992, chủ tịch Giang Trạch Dân cũng cam đoan: “Chúng tôi bất di bất dịch thể theo phương châm “thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ”, tích cực thúc đẩy thực hiện thống nhất tổ quốc”.
Đến ngày 30-1-1995, ông Giang Trạch Dân đưa ra “Tám nhận xét và chủ trương thống nhất tổ quốc”, trong đó điều 4 khẳng định: “Cố gắng thực hiện thống nhất hòa bình, người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc” (nguồn: Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI).
Người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc!
Đó là lý do vì sao hải quân Trung Quốc tập trung phân nửa số tàu đổ bộ cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển lấn chiếm Trường Sa hơn là cho nhiệm vụ “giải phóng Đài Loan”.
Trong ba hạm đội của hải quân Trung Quốc, hạm đội Đông Hải đặc trách “giải phóng Đài Loan” chỉ gồm 24 tàu đổ bộ, trong khi hạm đội Nam Hải, tức hạm đội đặc trách khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì tập trung đến hơn 38 tàu đổ bộ, còn hạm đội Bắc Hải có nhiệm vụ “tranh chấp Điếu Ngư Đài” với Nhật Bản chỉ gồm sáu tàu đổ bộ (nguồn: www.sinodefence.com/navy/amphibious/default.asp).
Việc phân bố tàu đổ bộ như trên tương ứng với việc phân bố lực lượng lính thủy đánh bộ. Toàn bộ lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc gồm hai lữ đoàn được ưu tiên phân bổ cho hạm đội Nam Hải: 12.000 quân (6.000 người mỗi lữ đoàn). Các lữ đoàn này vừa trực thuộc hạm đội Nam Hải vừa trực tiếp báo cáo với Bộ tổng tham mưu.
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc là một lực lượng cũng có lịch sử truyền thống. Trong chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc có đến tám sư đoàn lính thủy đánh bộ với 110.000 quân đã quần thảo với thủy quân lục chiến Mỹ. Chiến tranh chấm dứt, lực lượng này được giải tán vào năm 1957 sau khi các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa bỏ kế hoạch chiếm Đài Loan trong giai đoạn “nghỉ ngơi sau chiến tranh”.
Lính thủy đánh bộ được tái thành lập năm 1963 trong cao trào cuộc xung đột Kim Môn, Mã Tổ (hai hòn đảo nhỏ của Đài Loan sát bờ biển Trung Quốc đại lục) nhằm mục đích chiếm lại các hòn đảo nhỏ này ngoài khơi còn do Quốc dân đảng giữ.
Năm 1979, lực lượng lính thủy đánh bộ được tái thành lập và trực chỉ khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 5-5-1980, lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 1 được đưa ra đồn trú trên đảo Hải Nam. Tháng 7-1998, sư đoàn bộ binh cơ giới 164 được tái cơ cấu để biến thành lữ đoàn 164 lính thủy đánh bộ số 2, được phân bổ cho hạm đội Nam Hải.
Vào thời điểm này năm ngoái, ngày 16-8-2009, hạm đội Nam Hải đã diễn tập khoa mục tiếp tế theo đội hình hàng ngang (tức đội hình đổ bộ) trong khu vực biển Đông.
Ngày 18-8-2009, một biệt đội gồm 100 sĩ quan và binh lính đã cập bến bãi đá Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa để tiếp tế hậu cần và đưa hai tàu chở trực thăng “Thâm Quyến” và “Hoàng Sơn” cập đảo, tiến hành diễn tập: cho trực thăng lên xuống và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không.
Phát biểu với binh lính trên đảo, chỉ huy đội tàu hộ tống phó tư lệnh hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: “Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hi vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển phía nam tổ quốc”.
Ngày 24-8-2009, hải quân Trung Quốc bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài hai tháng.
Nay, với kế hoạch xây dựng một hòn đảo nhân tạo bên cạnh đảo Ba Bình, rõ ràng không phải để đánh những người Trung Quốc đang giương cờ Trung Hoa dân quốc hiện đồn trú ở đảo Ba Bình. Đây chính là động thái hiện thực hóa của chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.
DANH ĐỨC
TT - Việc nhà cầm quyền Trung Quốc nay tiến đến xây dựng một hòn đảo nhân tạo bên cạnh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy một sự liên kết giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan, và đây chính là sự thể hiện của khẩu hiệu “một Trung Quốc, hai chế độ”!
Đảo Ba Bình nằm ở 10°23’ bắc, 114°22’ đông, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Tháng 11-1956, chính quyền Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) đã phái bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng và cho quân đổ bộ lên chiếm hòn đảo chiến lược có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha được bao quanh bởi một vòng đá san hô này vào ngày 29-11.
Chính do chiều dài đảo này là 1.470m, chiều rộng 500m, nên 50 năm sau chính quyền Đài Loan đã cho công binh xây một đường băng cho máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules hạ và cất cánh, tức thiết lập xong cầu không vận.
Ngày 21-1-2008, lần đầu tiên một máy bay vận tải C-130 của không quân Đài Loan đã “khai trương” đường bay này.
“1 Trung Quốc, 2 chế độ”
Tất nhiên, việc Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình, ngay cả khi xây cất sân bay - cầu hàng không này, cho đến nay không hề “được” Trung Hoa đại lục phản kháng. Do lẽ, Bắc Kinh xác tín rằng đối với vấn đề Đài Loan, phương châm cơ bản của Chính phủ Trung Quốc là: “Thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ”, tức Trung Quốc sẽ không bao giờ dùng vũ lực đối với Đài Loan để thống nhất đất nước.
Đây là một xác quyết đã có từ mấy trào lãnh đạo Bắc Kinh. Ngày 30-9-1981, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Diệp Kiếm Anh tuyên bố: “Sau khi thực hiện thống nhất đất nước, Đài Loan có thể trở thành đặc khu hành chính, được hưởng quyền tự trị cao độ”.
Năm 1982, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lại nêu rõ: đấy thật ra là “một quốc gia, hai chế độ”, dưới tiền đề đất nước thực hiện thống nhất, chủ thể nhà nước thực thi chế độ xã hội chủ nghĩa, còn Đài Loan thì thực thi chế độ tư bản chủ nghĩa.
10 năm sau, ngày 12-10-1992, chủ tịch Giang Trạch Dân cũng cam đoan: “Chúng tôi bất di bất dịch thể theo phương châm “thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ”, tích cực thúc đẩy thực hiện thống nhất tổ quốc”.
Đến ngày 30-1-1995, ông Giang Trạch Dân đưa ra “Tám nhận xét và chủ trương thống nhất tổ quốc”, trong đó điều 4 khẳng định: “Cố gắng thực hiện thống nhất hòa bình, người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc” (nguồn: Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI).
Người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc!
Đó là lý do vì sao hải quân Trung Quốc tập trung phân nửa số tàu đổ bộ cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển lấn chiếm Trường Sa hơn là cho nhiệm vụ “giải phóng Đài Loan”.
Trong ba hạm đội của hải quân Trung Quốc, hạm đội Đông Hải đặc trách “giải phóng Đài Loan” chỉ gồm 24 tàu đổ bộ, trong khi hạm đội Nam Hải, tức hạm đội đặc trách khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì tập trung đến hơn 38 tàu đổ bộ, còn hạm đội Bắc Hải có nhiệm vụ “tranh chấp Điếu Ngư Đài” với Nhật Bản chỉ gồm sáu tàu đổ bộ (nguồn: www.sinodefence.com/navy/amphibious/default.asp).
Việc phân bố tàu đổ bộ như trên tương ứng với việc phân bố lực lượng lính thủy đánh bộ. Toàn bộ lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc gồm hai lữ đoàn được ưu tiên phân bổ cho hạm đội Nam Hải: 12.000 quân (6.000 người mỗi lữ đoàn). Các lữ đoàn này vừa trực thuộc hạm đội Nam Hải vừa trực tiếp báo cáo với Bộ tổng tham mưu.
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc là một lực lượng cũng có lịch sử truyền thống. Trong chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc có đến tám sư đoàn lính thủy đánh bộ với 110.000 quân đã quần thảo với thủy quân lục chiến Mỹ. Chiến tranh chấm dứt, lực lượng này được giải tán vào năm 1957 sau khi các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa bỏ kế hoạch chiếm Đài Loan trong giai đoạn “nghỉ ngơi sau chiến tranh”.
Lính thủy đánh bộ được tái thành lập năm 1963 trong cao trào cuộc xung đột Kim Môn, Mã Tổ (hai hòn đảo nhỏ của Đài Loan sát bờ biển Trung Quốc đại lục) nhằm mục đích chiếm lại các hòn đảo nhỏ này ngoài khơi còn do Quốc dân đảng giữ.
Năm 1979, lực lượng lính thủy đánh bộ được tái thành lập và trực chỉ khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 5-5-1980, lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 1 được đưa ra đồn trú trên đảo Hải Nam. Tháng 7-1998, sư đoàn bộ binh cơ giới 164 được tái cơ cấu để biến thành lữ đoàn 164 lính thủy đánh bộ số 2, được phân bổ cho hạm đội Nam Hải.
Vào thời điểm này năm ngoái, ngày 16-8-2009, hạm đội Nam Hải đã diễn tập khoa mục tiếp tế theo đội hình hàng ngang (tức đội hình đổ bộ) trong khu vực biển Đông.
Ngày 18-8-2009, một biệt đội gồm 100 sĩ quan và binh lính đã cập bến bãi đá Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa để tiếp tế hậu cần và đưa hai tàu chở trực thăng “Thâm Quyến” và “Hoàng Sơn” cập đảo, tiến hành diễn tập: cho trực thăng lên xuống và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không.
Phát biểu với binh lính trên đảo, chỉ huy đội tàu hộ tống phó tư lệnh hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: “Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hi vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển phía nam tổ quốc”.
Ngày 24-8-2009, hải quân Trung Quốc bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài hai tháng.
Nay, với kế hoạch xây dựng một hòn đảo nhân tạo bên cạnh đảo Ba Bình, rõ ràng không phải để đánh những người Trung Quốc đang giương cờ Trung Hoa dân quốc hiện đồn trú ở đảo Ba Bình. Đây chính là động thái hiện thực hóa của chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.
DANH ĐỨC
Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa
Các nhà chiến lược và chuyên gia quân đội Trung Quốc cho rằng vị trí chiến lược và điều kiện địa chất của đảo Ba Bình thuộc hàng tốt nhất trong số các đảo, bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc nên mượn đảo Ba Bình, lấp biển và xây dựng ở bên cạnh nó một hòn đảo mới, sau đó xây dựng một sân bay để sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự. Sân bay này, như họ nhấn mạnh, có thể sử dụng ngay trong quá trình xây dựng. Trước đó, ngày 8-9, Tân Hoa xã đưa tin một số học giả Đài Loan đã kiến nghị Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để cùng bảo vệ chủ quyền ở đảo Ba Bình (tức Thái Bình). nguon:baomoi.com |