Liên Hợp Quốc lo ngại tình trạng mất cân bằng giới tính tại Việt Nam
Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) đã bày tỏ lo ngại trước tình trạng mất cân bằng về tỉ lệ nam nữ tại Việt Nam, khi hiện cứ 110,6 nam mới có 100 nữ, trong khi tỉ lệ bình quân thế giới là 105.
Trong báo cáo mới nhất đưa ra hôm qua, UNFPA cho rằng với tình trạng trên, nhiều thanh niên sẽ khó kiếm được vợ trong tương lai. Theo dự đoán, năm 2030, sẽ có 3 triệu thanh niên ở trong trường hợp này.Theo ông Bruce Campbelle, đại diện của Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam, việc tỉ lệ các bé trai sơ sinh gia tăng nhanh chóng trong 5 năm gần đây là rất đáng quan ngại. Cho dù các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ cũng gặp phải tình trạng tương tự, thậm chí với tỉ lệ còn cao hơn Việt Nam, nhưng quá trình này diễn ra trong nhiều năm dài.
Các nước láng giềng có dân số và hiện trạng kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam như Campuchia, Thái Lan và Indonesia không có tỉ lệ bé trai sơ sinh cao như thế trong những thập kỷ gần đây.
Vẫn theo báo cáo của UNFPA, hiện tượng trên có thể do xu hướng khi siêu âm biết thai nhi là nữ thì một số cha mẹ muốn phá thai. Việc này đã bị Việt Nam cấm từ năm 2003, nhưng trong thực tế vẫn tiếp diễn. Liên quan đến vấn đề dân số Việt Nam, trong bài phát biểu tại Hà Nội nhân ngày Dân số Thế giới 2010, bà Urmila Singh, Phó trưởng Đại diện UNFPA đánh giá: “Với sự thay đổi cơ cấu dân số, Việt Nam đang bước vào “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”.
Trong thời kỳ này, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi). Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào”.
Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020.nguồn: dantri.com.vn
Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) đã bày tỏ lo ngại trước tình trạng mất cân bằng về tỉ lệ nam nữ tại Việt Nam, khi hiện cứ 110,6 nam mới có 100 nữ, trong khi tỉ lệ bình quân thế giới là 105.
Trong báo cáo mới nhất đưa ra hôm qua, UNFPA cho rằng với tình trạng trên, nhiều thanh niên sẽ khó kiếm được vợ trong tương lai. Theo dự đoán, năm 2030, sẽ có 3 triệu thanh niên ở trong trường hợp này.Theo ông Bruce Campbelle, đại diện của Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam, việc tỉ lệ các bé trai sơ sinh gia tăng nhanh chóng trong 5 năm gần đây là rất đáng quan ngại. Cho dù các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ cũng gặp phải tình trạng tương tự, thậm chí với tỉ lệ còn cao hơn Việt Nam, nhưng quá trình này diễn ra trong nhiều năm dài.
Các nước láng giềng có dân số và hiện trạng kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam như Campuchia, Thái Lan và Indonesia không có tỉ lệ bé trai sơ sinh cao như thế trong những thập kỷ gần đây.
Vẫn theo báo cáo của UNFPA, hiện tượng trên có thể do xu hướng khi siêu âm biết thai nhi là nữ thì một số cha mẹ muốn phá thai. Việc này đã bị Việt Nam cấm từ năm 2003, nhưng trong thực tế vẫn tiếp diễn. Liên quan đến vấn đề dân số Việt Nam, trong bài phát biểu tại Hà Nội nhân ngày Dân số Thế giới 2010, bà Urmila Singh, Phó trưởng Đại diện UNFPA đánh giá: “Với sự thay đổi cơ cấu dân số, Việt Nam đang bước vào “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”.
Trong thời kỳ này, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi). Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào”.
Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020.nguồn: dantri.com.vn