Kỹ thuật nuôi dế
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hiện nay các món ăn chế biến từ dế đang được nhiều người ưa thích và coi là món "đặc sản". Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Hội viên Câu lạc bộ khuyến nông phường Quyết tâm và nhiều bạn đọc trong tỉnh; vừa qua, chúng tôi có dịp trao đổi với ông Nguyễn Lân Hùng – chuyên gia của chương trình Nông nghiệp – Đài Truyền hình Trung ương, ông Đào Thái Hoà thôn Ngọc Trì, xã Bình Định, huyện Lương tài tỉnh Bắc Ninh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên để có những tài liệu cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi Dế; sau đây xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật nuôi Dế cùng bạn đọc:
1. Đặc điểm sinh học của Dế
Dế thuộc loại côn trùng ăn tạp và phát triển rất nhanh, từ khi nở ra đến 45 ngày nó đã nặng tới 15 – 17 gram (trùng bình khoảng 700 con/kg), chúng bắt đầu mọc cánh (nếu nuôi dế thương phẩm thì 45 ngày là thời điểm xuất bán hiệu quả tốt nhất).
Dế thành thục lúc 60 ngày tuổi, theo kinh nghiệm phân biệt Dế cái khác dế đực ở phần hậu môn: dế cái có “máng đẻ” còn dế đực phần hậu môn tròn hơn.
Mỗi Dế cái đẻ khoảng 30 – 40 trứng/ngày
2. Kỹ thuật chăn nuôi:
2.1. Dụng cụ nuôi:
Có thể tận dụng các thùng hàng bằng nhựa, chum, vại có đường kính từ 20 – 50 cm, nắp thùng làm bằng bìa cứng, phên tre, tấm ván mỏng…có khoét một lỗ ở giữa khoảng 3 – 4 xm để thông khí và quan sát bên trong và cung cấp ánh sáng.
Khay cho dế đẻ có thể làm khay chuyên dùng bằng gỗ như khuôn gói bánh chưng hình vuông cỡ 5cm, cao 2cm; trong khay đẻ để một ít đất ẩm tơi, lượng đất ẩm trong khay dầy khoảng 1,5 cm.
2.2. Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn cho Dế là các loại cỏ hoà thảo tự nhiên và cám hỗn hợp như cám cho gia cầm úm (chủ yếu cho dế non)
Cỏ được rửa sạch, nếu cỏ chuẩn bị từ trước đã ráo nước thì phun nước cho cỏ hơi ướt rồi bó thành từng bó nhỏ cỡ bằng nắm tay (0,1 – 0,2 kg/bó) để trong thùng nuôi cho dế ăn và leo trèo.
Bột cám hỗn hợp của gia cầm úm để vào đĩa nhỏ với số lượng bằng 3% trọng lượng Dế cho ăn tự do.
Nước uống của dế: có thể sử dụng bình phun nhỏ tưới hoa phun dưới dạng phun bụi vào thành thùng nhựa hoặc chum, vại đang nuôi Dế.
2.3. Kỹ thuật ấp trứng
Mỗi ngày lấy khay đẻ trứng ra một lần và đưa khay mới vào để nhân trứng cho hôm sau. Khi đưa khay trứng vào hộp ấp (dùng cái hộp nhỏ như hộp đựng mì tôm) chuẩn bị khăn bông thấm nước ẩm (loại khăn rửa mặt trẻ em nhỏ, cỡ 10 x 10 cm, 1 cái đặt dưới đáy thùng ấp để đè khay trứng lên và 1 cái phủ lên mặt khay, đậy nắp hộp lại, để trong chuồng nuôi có che xung quanh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22 – 26oC, cứ 3 – 4 ngày thay khăn ướt 1 lần để giữ độ ẩm, sau 9 -10 ngày trứng bắt đầu nở, khi thấy dế đã nở hết (vào ngày thứ 11) thì lấy khay ra đưa Dế con vào hộp nuôi.
2.4. Kỹ thuật nuôi Dế con
Tận dụng các hộp, thùng hoặc chum, vại nuôi Dế con cần về sinh sạch sẽ, sau đó xông hơi focmol để khử trùng
Ban đầu Dế con ăn ít, cần cho cỏ non và bột cám tổng hợp có 17 – 21 % chất đạm (tương đương cám úm gia cầm), lượng cám tổng hợp khoảng 3 % trọng lượng dế; cho ăn theo bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 – 6 giờ, chú ý vệ sinh hộp nuôi, bỏ cỏ cũ ra, đưa cỏ mới vào.
Cho Dế uống nước bằng cách phun ướt cỏ non rồi đưa vào thùng nuôi, khi Dế lớn có thể phun nước vào thành dụng cụ nuôi để cho uống.
Khi Dế lớn cần san bớt đàn sang hộp mới tránh mật độ quá dầy
2.5. Kỹ thuật nuôi Dế bố mẹ
Tỷ lệ ghép đôi giao phối đực cái là 1 đực : 1,5 - 2 cái
Mật độ nuôi là 30 – 40 con/m2
Thức ăn cho Dế bố mẹ tương tự như Dế con
3. Một số chú ý về phòng chống địch hại
Địch hại của Dế là chuột và kiến
Đối với kiến cần phòng bằng rành nước xung quanh khu vực nuôi (đối với quy mô chăn nuôi lớn), Nếu nuôi ít có thể đặt các hộp nuôi trên các giá có chân giá ngâm trong bát nước.
Đối với chuột cần dùng cả sinh học để diệt chuột. Theo các hộ đã chăn nuôi dế ở Lương Tài, Bắc Ninh và chuyên gia Nguyễn Lân Hùng thì ngoài các thiên địch trên, chưa thấy dế mắc bệnh gì khác. Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu sâu về con Dế, chúng tôi mong nhận được sự bổ sung của bạn đọc cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi Dế qua bản tin khuyến nông.
nguồn:http://www.khuyennongvn.gov.vn
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hiện nay các món ăn chế biến từ dế đang được nhiều người ưa thích và coi là món "đặc sản". Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Hội viên Câu lạc bộ khuyến nông phường Quyết tâm và nhiều bạn đọc trong tỉnh; vừa qua, chúng tôi có dịp trao đổi với ông Nguyễn Lân Hùng – chuyên gia của chương trình Nông nghiệp – Đài Truyền hình Trung ương, ông Đào Thái Hoà thôn Ngọc Trì, xã Bình Định, huyện Lương tài tỉnh Bắc Ninh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên để có những tài liệu cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi Dế; sau đây xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật nuôi Dế cùng bạn đọc:
1. Đặc điểm sinh học của Dế
Dế thuộc loại côn trùng ăn tạp và phát triển rất nhanh, từ khi nở ra đến 45 ngày nó đã nặng tới 15 – 17 gram (trùng bình khoảng 700 con/kg), chúng bắt đầu mọc cánh (nếu nuôi dế thương phẩm thì 45 ngày là thời điểm xuất bán hiệu quả tốt nhất).
Dế thành thục lúc 60 ngày tuổi, theo kinh nghiệm phân biệt Dế cái khác dế đực ở phần hậu môn: dế cái có “máng đẻ” còn dế đực phần hậu môn tròn hơn.
Mỗi Dế cái đẻ khoảng 30 – 40 trứng/ngày
2. Kỹ thuật chăn nuôi:
2.1. Dụng cụ nuôi:
Có thể tận dụng các thùng hàng bằng nhựa, chum, vại có đường kính từ 20 – 50 cm, nắp thùng làm bằng bìa cứng, phên tre, tấm ván mỏng…có khoét một lỗ ở giữa khoảng 3 – 4 xm để thông khí và quan sát bên trong và cung cấp ánh sáng.
Khay cho dế đẻ có thể làm khay chuyên dùng bằng gỗ như khuôn gói bánh chưng hình vuông cỡ 5cm, cao 2cm; trong khay đẻ để một ít đất ẩm tơi, lượng đất ẩm trong khay dầy khoảng 1,5 cm.
2.2. Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn cho Dế là các loại cỏ hoà thảo tự nhiên và cám hỗn hợp như cám cho gia cầm úm (chủ yếu cho dế non)
Cỏ được rửa sạch, nếu cỏ chuẩn bị từ trước đã ráo nước thì phun nước cho cỏ hơi ướt rồi bó thành từng bó nhỏ cỡ bằng nắm tay (0,1 – 0,2 kg/bó) để trong thùng nuôi cho dế ăn và leo trèo.
Bột cám hỗn hợp của gia cầm úm để vào đĩa nhỏ với số lượng bằng 3% trọng lượng Dế cho ăn tự do.
Nước uống của dế: có thể sử dụng bình phun nhỏ tưới hoa phun dưới dạng phun bụi vào thành thùng nhựa hoặc chum, vại đang nuôi Dế.
2.3. Kỹ thuật ấp trứng
Mỗi ngày lấy khay đẻ trứng ra một lần và đưa khay mới vào để nhân trứng cho hôm sau. Khi đưa khay trứng vào hộp ấp (dùng cái hộp nhỏ như hộp đựng mì tôm) chuẩn bị khăn bông thấm nước ẩm (loại khăn rửa mặt trẻ em nhỏ, cỡ 10 x 10 cm, 1 cái đặt dưới đáy thùng ấp để đè khay trứng lên và 1 cái phủ lên mặt khay, đậy nắp hộp lại, để trong chuồng nuôi có che xung quanh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22 – 26oC, cứ 3 – 4 ngày thay khăn ướt 1 lần để giữ độ ẩm, sau 9 -10 ngày trứng bắt đầu nở, khi thấy dế đã nở hết (vào ngày thứ 11) thì lấy khay ra đưa Dế con vào hộp nuôi.
2.4. Kỹ thuật nuôi Dế con
Tận dụng các hộp, thùng hoặc chum, vại nuôi Dế con cần về sinh sạch sẽ, sau đó xông hơi focmol để khử trùng
Ban đầu Dế con ăn ít, cần cho cỏ non và bột cám tổng hợp có 17 – 21 % chất đạm (tương đương cám úm gia cầm), lượng cám tổng hợp khoảng 3 % trọng lượng dế; cho ăn theo bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 – 6 giờ, chú ý vệ sinh hộp nuôi, bỏ cỏ cũ ra, đưa cỏ mới vào.
Cho Dế uống nước bằng cách phun ướt cỏ non rồi đưa vào thùng nuôi, khi Dế lớn có thể phun nước vào thành dụng cụ nuôi để cho uống.
Khi Dế lớn cần san bớt đàn sang hộp mới tránh mật độ quá dầy
2.5. Kỹ thuật nuôi Dế bố mẹ
Tỷ lệ ghép đôi giao phối đực cái là 1 đực : 1,5 - 2 cái
Mật độ nuôi là 30 – 40 con/m2
Thức ăn cho Dế bố mẹ tương tự như Dế con
3. Một số chú ý về phòng chống địch hại
Địch hại của Dế là chuột và kiến
Đối với kiến cần phòng bằng rành nước xung quanh khu vực nuôi (đối với quy mô chăn nuôi lớn), Nếu nuôi ít có thể đặt các hộp nuôi trên các giá có chân giá ngâm trong bát nước.
Đối với chuột cần dùng cả sinh học để diệt chuột. Theo các hộ đã chăn nuôi dế ở Lương Tài, Bắc Ninh và chuyên gia Nguyễn Lân Hùng thì ngoài các thiên địch trên, chưa thấy dế mắc bệnh gì khác. Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu sâu về con Dế, chúng tôi mong nhận được sự bổ sung của bạn đọc cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi Dế qua bản tin khuyến nông.
nguồn:http://www.khuyennongvn.gov.vn