Nhận điện thoại từ một người tự xưng là chủ doanh nghiệp đề nghị ủng hộ 2 tỷ đồng cho miền Trung, cô nhân viên hội chữ thập đỏ vui mừng chạy xe máy gần 20 km đến để nhận, gặp mặt, ông giám đốc bảo "đã suy nghĩ lại".
Cuối cùng, thay vì 2 tỷ đồng như đã hứa, gần một tháng, sau nhiều lần hẹn, ông chủ công ty quyết định móc tiền túi riêng để ủng hộ 200.000 đồng. Vị giám đốc còn yêu cầu tên của mình phải được xướng lên trong chương trình văn nghệ gây quỹ từ thiện sau đó.
Chuyện này xảy ra với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Long An, nhưng vẫn không phải là trường hợp duy nhất, bởi theo những người gắn bó với hoạt động quyên góp làm từ thiện, chuyện bị các nhà hảo tâm dỏm lừa bịp hoặc hứa hẹn đã quá quen thuộc.
Một nhân viên Hội Chữ thập đỏ tại Đồng Nai kể, hơn tháng trước, tại một buổi kêu gọi ủng hộ người nghèo với sự có sự chứng kiến của cơ quan thông tấn báo chí, nhiều doanh nghiệp đã hùng hồn đứng lên tuyên bố sẽ ủng hộ số tiền lên đến nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên ngay sau khi báo chí đưa tin, nhân viên hội chữ thập đỏ đến nhận tiền thì hầu hết mạnh thường quân này đều làm ngơ.
“Tôi từng có những chương trình mà các danh nghiệp đều có người đại diện và họ cũng ký luôn vào giấy cam kết sẽ cho tiền, tuy nhiên việc lấy tiền lại giống như đi xin. Nhiều người cho rằng ‘lúc ấy cao hứng’, số khác lại lờ đi như không có chuyện gì xảy ra”, anh Quang, một doanh nhân trẻ thường tổ chức các cuộc quyên góp từ thiện tại TP HCM cho biết.
Cũng theo anh Quang, không ít lần anh tổ chức, số tiền được hứa cho hơn 10 tỷ đồng nhưng cuối cùng thu được chưa đến một triệu. Trót khoe với các địa phương mình sắp giúp đỡ có tiền tỷ, sau đó thất thu, anh và các bạn phải chạy khắp nơi xin tiền để bù vào. "Để tránh bị “hố hàng”, chương trình từ thiện chỉ nên được công bố kết quả sau khi ban tổ cầm chắc tiền trong tay", anh này nói.
Còn theo chị Thủy, một người gắn bó nhiều năm liền với công tác từ thiện, thì cho hay, chính các buổi bán đấu giá vật phẩm để làm từ thiện luôn là nơi để các “nhà hảo tâm” đùa cợt hoặc đánh bóng thương hiệu của mình.
“Họ thường xuất hiện trong bộ cánh sang trọng, chọn những vị trí cạnh các cô chân dài, các doanh nghiệp nổi tiếng hoặc ngồi nép vào một góc kín rồi bất ngờ lên tiếng trả giá cao để gây sự chú ý của mọi người”, chị Thủy nói.
Nữ doanh nhân chuyên đi quyên góp từ thiện bằng việc bán đấu giá vật phẩm và các chương trình văn nghệ cũng cho biết, kịch bản của những anh hảo tâm dỏm thường là ngay sau khi người dẫn chương trình đưa giá, họ lập tức nêu giá cao và theo đến cuối.
“Một số người chỉ trả vài lần rồi im, cũng có người theo luôn đến cuối nhưng đến khi bảo ký cam kết quyên góp thì lặn mất tăm. Vì họ không phải là con nợ nên chúng tôi không có cơ sở để đòi tiền. Chương trình đấu giá được đầu tư công phu trở nên đổ sông đổ bể mà chẳng thu được gì”, chị Thủy nói.
Một cán bộ Hội Chữ thập đỏ TP HCM khẳng định, 100% đợt quyên góp từ thiện đều bị tình trạng đùa giỡn. Không chỉ đùa ảo qua số điện thoại rác, nhiều người trơ trẽn đến mức cứ đứng lên công bố để được đài truyền hình ghi hình, báo chí đưa tin để “lấy tiếng” rồi sau đó họ lơ như không có chuyện gì xảy ra.
Với kinh nghiệm nhiều năm kêu gọi quyên góp làm từ thiện, bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thệp đỏ TP HCM cũng cho rằng, bà đã không còn lòng tin vào những lời hứa tiền tỷ.
“Nhiều lần bị hớ, đến nhận tiền thì bị làm lơ, nên giờ cứ nghe ai hùng hồn đứng lên để tuyên bố cho tiền nhiều, hoặc tự động gọi lại nói cho đến hàng tỷ đồng là tôi bảo nhân viên của mình ‘thôi đừng đến lấy” vì chuyện đó là không thể có”, bà Huệ nói.
Phân tích nguyên nhân khiến ngày càng xuất hiện nhiều nhà hảo tâm đại gia kiểu "múa võ mồm", theo những người chuyên tổ chức quyên góp từ thiện, là do chưa có luật để xử lý.
"Thứ nhất, họ gọi bằng sim rác sau đó hủy số, thứ hai họ cứ hứa rồi không giữ lời, chúng tôi dù có biết chính xác họ là ai, ở đâu, thì cũng không thể kiện cáo", một nhà tổ chức quyên góp từ thiện nói.
nguồn [You must be registered and logged in to see this link.]
Cuối cùng, thay vì 2 tỷ đồng như đã hứa, gần một tháng, sau nhiều lần hẹn, ông chủ công ty quyết định móc tiền túi riêng để ủng hộ 200.000 đồng. Vị giám đốc còn yêu cầu tên của mình phải được xướng lên trong chương trình văn nghệ gây quỹ từ thiện sau đó.
Chuyện này xảy ra với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Long An, nhưng vẫn không phải là trường hợp duy nhất, bởi theo những người gắn bó với hoạt động quyên góp làm từ thiện, chuyện bị các nhà hảo tâm dỏm lừa bịp hoặc hứa hẹn đã quá quen thuộc.
[You must be registered and logged in to see this image.] |
Viên ruby khổng lồ được trả giá hàng chục tỷ để ủng hộ đồng bào miền Trung, tuy nhiên nhà hảo tâm là ảo. Ảnh: Thiên Chương. |
“Tôi từng có những chương trình mà các danh nghiệp đều có người đại diện và họ cũng ký luôn vào giấy cam kết sẽ cho tiền, tuy nhiên việc lấy tiền lại giống như đi xin. Nhiều người cho rằng ‘lúc ấy cao hứng’, số khác lại lờ đi như không có chuyện gì xảy ra”, anh Quang, một doanh nhân trẻ thường tổ chức các cuộc quyên góp từ thiện tại TP HCM cho biết.
Cũng theo anh Quang, không ít lần anh tổ chức, số tiền được hứa cho hơn 10 tỷ đồng nhưng cuối cùng thu được chưa đến một triệu. Trót khoe với các địa phương mình sắp giúp đỡ có tiền tỷ, sau đó thất thu, anh và các bạn phải chạy khắp nơi xin tiền để bù vào. "Để tránh bị “hố hàng”, chương trình từ thiện chỉ nên được công bố kết quả sau khi ban tổ cầm chắc tiền trong tay", anh này nói.
Còn theo chị Thủy, một người gắn bó nhiều năm liền với công tác từ thiện, thì cho hay, chính các buổi bán đấu giá vật phẩm để làm từ thiện luôn là nơi để các “nhà hảo tâm” đùa cợt hoặc đánh bóng thương hiệu của mình.
“Họ thường xuất hiện trong bộ cánh sang trọng, chọn những vị trí cạnh các cô chân dài, các doanh nghiệp nổi tiếng hoặc ngồi nép vào một góc kín rồi bất ngờ lên tiếng trả giá cao để gây sự chú ý của mọi người”, chị Thủy nói.
Nữ doanh nhân chuyên đi quyên góp từ thiện bằng việc bán đấu giá vật phẩm và các chương trình văn nghệ cũng cho biết, kịch bản của những anh hảo tâm dỏm thường là ngay sau khi người dẫn chương trình đưa giá, họ lập tức nêu giá cao và theo đến cuối.
“Một số người chỉ trả vài lần rồi im, cũng có người theo luôn đến cuối nhưng đến khi bảo ký cam kết quyên góp thì lặn mất tăm. Vì họ không phải là con nợ nên chúng tôi không có cơ sở để đòi tiền. Chương trình đấu giá được đầu tư công phu trở nên đổ sông đổ bể mà chẳng thu được gì”, chị Thủy nói.
[You must be registered and logged in to see this image.] |
Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP HCM rơi nước mắt vì bị đùa trong cuộc đấu giá hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Thiên Chương. |
Với kinh nghiệm nhiều năm kêu gọi quyên góp làm từ thiện, bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thệp đỏ TP HCM cũng cho rằng, bà đã không còn lòng tin vào những lời hứa tiền tỷ.
“Nhiều lần bị hớ, đến nhận tiền thì bị làm lơ, nên giờ cứ nghe ai hùng hồn đứng lên để tuyên bố cho tiền nhiều, hoặc tự động gọi lại nói cho đến hàng tỷ đồng là tôi bảo nhân viên của mình ‘thôi đừng đến lấy” vì chuyện đó là không thể có”, bà Huệ nói.
Phân tích nguyên nhân khiến ngày càng xuất hiện nhiều nhà hảo tâm đại gia kiểu "múa võ mồm", theo những người chuyên tổ chức quyên góp từ thiện, là do chưa có luật để xử lý.
"Thứ nhất, họ gọi bằng sim rác sau đó hủy số, thứ hai họ cứ hứa rồi không giữ lời, chúng tôi dù có biết chính xác họ là ai, ở đâu, thì cũng không thể kiện cáo", một nhà tổ chức quyên góp từ thiện nói.
nguồn [You must be registered and logged in to see this link.]