MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Việt Nam không việc gì phải lo lắng cho dù nước láng giềng của Việt Nam là một siêu cường như Trung Quốc

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,

Theo bao datviet: Việt-Mỹ mở quan hệ y học quân sự
Cập nhật lúc :2:14 PM, 02/08/2011
Việt Nam và Mỹ đã chính thức mở cửa mối quan hệ y học quân sự kể từ sau chiến tranh Việt Nam.




[You must be registered and logged in to see this image.]
Đại diện quân đội Việt - Mỹ ký vào văn bản thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Reuters

Ngày 1/8/2011, đại diện quân đội Mỹ và Việt Nam đã chính thức ký một bản
thỏa thuận hợp tác ý tế, thiết lập các cuộc giao lưu , hợp tác nghiên
cứu y học quân sự. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ
Việt-Mỹ nói chung và mối quan hệ quân sự nói riêng.

Dù, phía quân đội Việt Nam và Hải quân Mỹ đã có các hoạt động trao đổi
chung trước đây. Tuy nhiên, thỏa thuận ngày 1/8 đánh dấu sự hợp tác
chính thức giữa quân đội hai nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ
ngoại giao vào năm 1995.

Phó Đô đốc Hải quân Mỹ, Adam M. Robinson cho biết, thỏa thuận này không
phải là một vấn đề chính trị. Mỹ hy vọng mở rộng sự hợp tác y học quân
sự với các nước trong khu vực, ông nói

“Y học và nghiên cứu y học là ngôn ngữ phổ biến mà tất cả các quốc gia
và nên văn hóa hiểu biết các vấn đề về bệnh lý ảnh hưởng đến chúng ta
theo cùng một cách. Bằng cách làm việc cùng nhau trong nghiên cứu các
bệnh truyền nhiễm, chúng tôi không chỉ giúp đỡ lẫn nhau mà chúng tôi còn
giúp thế giới đối phó với các vấn đề sức khỏe toàn cầu”, Phó Đô đốc
Robinson nói.

Dù còn đó những ký ức sâu đậm về chiến tranh Việt Nam, song Việt Nam đã
sẵn sàng gác lại các vấn đề quá khứ để mở rộng hơn nữa mối quan hệ với
Mỹ. Một số nhà lập pháp Mỹ cũng đã lên tiếng kêu gọi chính quyền của
Tổng thống Obama nhanh chóng mở rộng hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam.

ubuntu

avatar
.
.

Hoạt động
giao lưu giữa hải quân 2 nước bắt đầu từ ngày 15/7 nhằm kỷ niệm 16 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.


Dưới đây là một số hình ảnh các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng:

[You must be registered and logged in to see this image.]

Chiến hạm USS Chung-Hoon (DDG-93) dẫn đầu đoàn tàu Hải quân Mỹ tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
[You must be registered and logged in to see this image.]

Thủy thủ tàu USNS Safeguard làm lễ thượng cờ 2 nước.
[You must be registered and logged in to see this image.]

Cờ 2 nước Việt Nam, Hoa Kỳ được treo trên tàu USNS Safeguard.
[You must be registered and logged in to see this image.]

Lãnh đạo TP Đà Nẵng và đại diện Quân đội
Nhân dân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện ĐSQ Mỹ và hạm trưởng
các tàu Hải quân Mỹ.

ubuntu

avatar
.
.

datviet: Hoạt động của Hải quân Mỹ ở Việt Nam
Cập nhật lúc :2:27 PM, 18/07/2011
Ở Việt Nam,
thủy thủ các tàu Hải quân Mỹ đã khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương,
thi đấu bóng chuyền với Hải quân Nhân dân Việt Nam




Trang chủ của Hạm đội 7 vừa đăng tải hình ảnh ghi lại hoạt động của hải
quân Mỹ tại Việt Nam trong chuyến thăm thiện chí Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, sỹ quan và thủy thủ đoàn các tàu Hải quân
Hoa Kỳ sẽ đến chào lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư
lệnh Vùng 3 Hải quân.

Dưới đây là những hình ảnh hoạt động của Hải quân Mỹ ở Việt Nam trong chuyến thăm này:


[You must be registered and logged in to see this image.]

Chiến hạm USS Chung-Hoon (DDG-93) dẫn đầu
đoàn tàu Hải quân Mỹ tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Thủy thủ USS
Preble trên tàu trong lúc chờ cập cảng.

[You must be registered and logged in to see this image.]

USS Preble cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Thủy thủ tàu USS Preble tranh thủ chụp ảnh cảng Tiên Sa. (Ảnh: USS Preble)

[You must be registered and logged in to see this image.]

Trung úy Vincent Do, nha sĩ hải quân Mỹ
động viên người bệnh trước khi khám. Khám chữa bệnh cho người dân là 1
phần trong chuyến thăm của các tàu Hải quân Mỹ. Các bác sĩ thuộc hải
quân Mỹ đã khám và chữa 548 trường hợp tại bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng.
Ảnh chụp ngày 16/07/2011.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Xạ thủ Ashley Cordray của tàu khu trục
USS Preble nhận hoa từ các chiến sĩ Hải quân Việt Nam trước trận bóng
chuyền giao lưu trong khuôn khổ hoạt động trao đổi giữa hải quân 2 nước.
Ảnh chụp ngày 16/07/2011.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Trận bóng chuyền giao hữu giữa hải quân 2 nước. Ảnh chụp ngày 16/7/2011.
Thủy thủ 2 tàu USS Preble và USS Chung-Hoon chụp ảnh sau trận bóng. Ảnh chụp ngày 16/7/2011.

ubuntu

avatar
.
.

Báo Nga: 'Ấn Độ, Mỹ sau lưng Việt Nam'
Cập nhật lúc :3:14 PM, 18/07/2011
Ấn Độ và Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam trước nỗi lo về sự trỗi dậy mạnh bạo của Trung Quốc.



Tờ Sự thật (Pravda) của Nga vừa đăng bài bình luận về việc Ấn Độ và Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vấn đề biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông.
Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.

Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự
định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng
sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.

Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở
biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á,
nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn
Độ Dương đi qua.

Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như
căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện
trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới
và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.

Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc
trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của
Trung Quốc trong khu vực.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Tàu khu trục Ins-Mumbai của Ấn Độ từng cập Cảng Đình Vũ, Hải Phòng năm 2009 trong chuyến thăm Việt Nam.

Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên
toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm
này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài
nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.

Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam
năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích
với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức
Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát
triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước
trong khu vực.

Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ
việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung
Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.

Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và
Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu
vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung
Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần
đó như Malaysia và Indonesia.

Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng
của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở
bờ biển nước này. (>> [You must be registered and logged in to see this link.]) Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".

Ca sĩ phía sau hậu trường

Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường"
khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.

Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám
đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ
phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá
khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ
trong khu vực trong tương lai gần.

Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã
giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều
này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can
thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không
tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích
cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung
Quốc.
datviet

bimbip

bimbip
.
.

“Việt Nam may mắn có rất nhiều nước cùng chia sẻ lợi ích và mối quan tâm đến Việt Nam. Vì thế, nếu Việt Nam tận dụng được những mối quan hệ tốt đó, Việt Nam không việc gì phải lo lắng cho dù nước láng giềng của Việt Nam là một siêu cường như Trung Quốc.” GS Stephen Walt bình luận trong buổi bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet chiều 17/01.

Tổng biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn: Xin kính chào bạn đọc VietNamNet, hôm nay GS Stephen Walt, học giả hàng đầu về quan hệ quốc tế của Đại học Harvard đã có mặt tại trường quay của VietNamNet.

Có lẽ bây giờ chủ đề báo chí nước Mỹ và mọi người dân trên thế giới đều quan tâm đó là cuộc gặp cấp cao của hai nước có vai trò quan trọng nhất trên thế giới đó là Mỹ và Trung Quốc, hội đàm giữa tổng thống Obama và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong mấy ngày tới.

Ông có bình luận gì, nhìn nhận gì về cuộc gặp này?

GS Stephen Walt: Cuộc gặp sắp tới giữa tổng thống Obama và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chắc chắn là một cuộc gặp vô cùng quan trọng nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng đó không phải cuộc gặp duy nhất có thể quyết định được tương lai quan hệ Trung Mỹ cũng như tương lai của bối cảnh chính trị ở châu Á. Vì thế tôi cũng không muốn làm quá lên, hay cường điệu hóa tầm quan trọng của cuộc gặp này.

Tôi muốn nhấn mạnh một điểm đáng chú ý liên quan đến cuộc gặp này. Điều thứ nhất, chúng ta phải theo dõi động thái của cuộc gặp này với một thái độ rất khách quan. Chúng ta biết rằng cho dù giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có không ít điểm mâu thuẫn và khác biệt nhau, họ vẫn sẽ cố gắng làm sao thể hiện trước công chúng rằng cuộc gặp này diễn ra thân thiện, hòa bình.

Nhân cuộc gặp này, chắc chắn hai vị lãnh đạo của hai nước cũng sẽ cố gắng tìm cách đạt được hai mục tiêu.

Thứ nhất, họ sẽ cùng nhau làm rõ để cả hai bên hiểu rằng bên kia không coi bên còn lại như đối thủ hay thậm chí là kẻ thù của nhau.
Ảnh: Lê Anh Dũng

Cùng lúc với việc làm cho bên kia yên tâm rằng chúng ta không phải kẻ thù, họ cũng phải làm cho đối tác hiểu rõ về những quan ngại, những mối quan tâm và lợi ích quan trọng nhất của từng nước. Kể cả làm rõ những việc mà nước này không bao giờ để cho nước kia làm vi phạm lợi ích của mình.

Cuộc gặp này chắc chắn cũng là cơ hội để Tổng thống Obama một lần nữa nhấn mạnh với lãnh đạo Trung Quốc rằng nước Mỹ có lợi ích và mối quan tâm rất lớn dành cho châu Á, rằng chắc chắn nước Mỹ sẽ còn cam kết và gắn bó với châu Á lâu dài trong nhiều năm nữa.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, bên cạnh những gì chúng ta sẽ được nghe họ trao đổi một cách công khai thẳng thắn, cũng cần phải chú ý đến những điều họ sẽ không nói hoặc nói nhưng không để cho chúng ta nghe được.

Như tôi đã nói ngay từ đầu, chúng ta không nên quan trọng hóa quá mức cuộc gặp sắp tới đây. Bời vì những gì sẽ diễn ra có ảnh hưởng đến thế giới không phải những gì sắp diễn ra trong tuần tới, mà là những gì sẽ diễn ra trong một thập kỷ tới, hai thập kỷ tới khi Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh về kinh tế và ngày càng có vị thế lớn hơn trên thế giới.

Tôi tin chắc nước Mỹ sẽ đi theo một xu hướng không thể thay đổi đó là bớt chú ý đến những khu vực khác trên thế giới và tập trung sự chú ý vào châu Á, để có thể tăng cường ảnh hưởng của mình, củng cố vị thế của mình và giúp đỡ các nước châu Á khác phát triển mạnh để kiềm chế khả năng Trung Quốc trở thành một siêu cường thống trị ở châu Á.

Mỹ không việc gì phải bắt tay với Trung Quốc

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy, có khả năng quay trở lại đề xuất của Trung Quốc là có G2 và phân chia quyền lực lãnh đạo giữa hai quốc gia lớn nhất hiện nay là Mỹ và Trung Quốc hay không ?

GS Stephen Walt: Tôi nghĩ rằng ý tưởng G2 là không khả thi lắm và thế giới ngày càng nhìn nhận ra tính bất khả thi của nó. Trong lịch sử thế giới, tôi chưa bao giờ thấy có bối cảnh nào mà hai siêu cường lớn nhất trên thế giới lại có thể bắt tay và gắn chặt với nhau. Lý do rất đơn giản và rõ ràng, đó là khi hai nước là hai siêu cường duy nhất trên thế giới thì giữa họ luôn luôn có sự cạnh tranh, nghi kỵ và sợ hãi lẫn nhau.

Kể cả họ cố tình muốn liên kết với nhau thì điều này cũng khó xảy ra được bởi một nước luôn luôn là mối đe dọa tiềm năng đối với nước còn lại và không nước nào muốn nước còn lại vượt lên trên mình.

Tôi nghĩ rằng, khả năng Mỹ và Trung Quốc cùng bắt tay nhau để đồng thống trị thế giới là rất khó xảy ra mà khả năng nhiều hơn cả đó là họ luôn ở trong thế đối đầu. Cũng phải nhấn mạnh một điều, mức độ quyền lực giữa hai siêu cường này cũng không hề cân bằng, nếu không muốn nói là quá chênh lệch. Xét theo mọi tiêu chí đề ra, Mỹ vẫn đang ở vị thế cao hơn so với Trung Quốc. Vì thế Mỹ không việc gì phải bắt tay với Trung Quốc để chia sẻ quyền lực trên thế giới. Đối với Mỹ thì đó cũng không phải ý tưởng hay ho.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng trước cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc cũng đã phô trương sức mạnh quân sự, đã đưa ra thử nghiệm, công bố những vũ khí mới. Liệu sức mạnh quân sự Trung Quốc có thể là thách thức đến sức mạnh quân sự của Mỹ hay không?

GS Stephen Walt: Câu trả lời chắc chắn là không. Trong thời gian gần đây, quân sự của Trung Quốc đã phát triển một cách vượt bậc nhưng nó vẫn ở một khoảng cách khá xa so với tiềm lực quân sự của Mỹ. Nó thể hiện ở những khía cạnh như đầu tư cho quân sự của Trung Quốc chưa thể nào bằng Mỹ, lực lượng hải quân của Trung Quốc chưa thể lớn mạnh bằng Mỹ, trang thiết bị của quân đội cũng như là công nghệ quân sự của Trung Quốc cũng chưa tiến bộ như Mỹ hiện nay.

Điều quan trọng đó chính là khả năng triển khai quân trên toàn thế giới của Trung Quốc không thể nào bằng của Mỹ. Một điểm nữa để chứng minh đó chính là những con số rất cụ thể, hằng năm Mỹ đầu tư khoảng 700 tỷ đôla cho quốc phòng trong khi Trung Quốc đầu tư khoảng 150 tỷ đôla. Mỗi năm Mỹ đầu tư cho quốc phòng với một con số gấp 5 lần so với Trung Quốc.

Những con số trên dẫn đến một khẳng định chắc chắn là quân sự của Mỹ bao giờ cũng mạnh hơn Trung Quốc. Tôi tin chắc rằng, quân sự của Trung Quốc sẽ con phát triển nhanh và mạnh nữa. Nhưng khả năng họ đạt đến tầm cỡ như của Mỹ hiện nay thì chừng nào tôi còn sống thì điều này vẫn chưa xảy ra được và tôi chắc chắn sẽ sống rất lâu.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy thì theo ông, ông nhìn nhận kết quả cuộc gặp sắp tới sẽ đi đến những kết quả thỏa thuận nào? Họ sẽ công bố những gì, họ sẽ đưa ra những tuyên bố chung gì trong cuộc gặp sắp tới ?
GS Stephen Walt: Tôi không thể đưa ra một dự đoán gì về những tuyên bố cụ thể mà hai nhà lãnh đạo sẽ đưa ra nhưng do có quá nhiều sự bất đồng giữa hai nước trong các vấn đề như vấn đề thương mại hay biến đổi khí hậu toàn cầu..... chắc chắn những tuyên bố mà họ đưa ra sẽ là một nỗ lực sắp xếp từ ngữ, câu chữ sao cho thể hiện cho thế giới thấy rằng cuộc gặp đã diễn ra một cách rất thân thiện và hóa bình nhưng cũng ẩn chứa những dấu hiệu cho thấy hai nước vẫn còn những điểm bất đồng với nhau.

Vì thế, nếu buộc phải đưa ra một dự đoán gì thì tôi dự đoán rằng những tuyên bố họ đưa ra sẽ rất "long lanh" về mặt câu chữ cũng như cho thấy hai nước dường như rất hòa hợp với nhau. Nhưng đằng sau những câu chữ đó sẽ hiện lên rất nhiều vấn đề mà hai nước còn đang bất đồng và vẫn còn đau đầu. Vì thế, khi theo dõi những phát ngôn của hai lãnh đạo thì rất cần phải nhìn vào những tầng lớp sâu hơn của câu chữ.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhìn vào tầng lớp sâu hơn của câu chữ thì người nghiên cứu lo ngại rằng những phát biểu của Tổng thống Obama hoặc của Hillarin Clinton gần đây có ẩn chứa một thông điệp rằng " Nếu Trung Quốc không thách thức đến nước Mỹ thì nước Mỹ cũng không quan tâm, không quan ngại đến Trung Quốc nữa" và hai nước gần như có sự thỏa hiệp nào đó qua những thông điệp phát biểu trong những ngày gần đây?

GS Stephen Walt: Một trong những thách thức lớn nhất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đó là nước Mỹ luôn tỏ ra một lập trường rõ ràng về những điểm mà Mỹ không đồng ý với Trung Quốc nhưng cũng không bao giờ muốn đẩy vấn đề tới mức dứt dây động rừng khiến Trung Quốc có những phản ứng tiêu cực.

Vì thế nước Mỹ cũng tỏ thái độ rõ ràng là luôn để cho Trung Quốc có đường lùi. Nếu Trung Quốc cư xử đúng đắn, không đe dọa đến các nước láng giềng, không đe dọa đến vị thế của Mỹ ở châu Á, cũng như bắt tay và đồng thuận với Mỹ trong một loạt các vấn đề toàn cầu nóng bỏng mà hai bên cùng quan tâm hiện nay như vấn đề khủng hoảng kinh tế hay biến đổi khí hậu toàn cầu, Mỹ cũng không gây những áp lực quá lớn và cũng không đối đầu với Trung Quốc.

Tuy nhiên thông điệp đó cũng có hai mặt. Mặt khác của thông điệp đó là nếu như Trung Quốc không cư xử đúng đắn và làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ ở châu Á thì chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với cái gọi là quyền lực của nước Mỹ, quyền lực của siêu cường lớn nhất trên thế giới. Vì thế nên tôi muốn nhấn mạnh rằng nước Mỹ luôn dành cho Trung Quốc sự lựa chọn và sự lựa chọn của Trung Quốc sẽ rất có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa hai nước.

Việt Nam vẫn có "lợi thế" trong thế "long hổ tương tranh" ở Châu Á

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy thì vị trí của Việt Nam đứng ở đâu trong mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc như thế này?

GS Stephen Walt: Việt Nam thực sự đang ở trong một vị thế đầy thách thức. Thế nhưng, nếu Việt Nam nhìn rộng ra thì có thể thấy rằng có rất nhiều nước cũng đang chia sẻ tình huống gần giống như Việt Nam. Đó là một loạt những nước cùng chung biên giới với Trung Quốc. Đó là một trong những lợi thế.

Lợi thế thứ hai đó là nước Mỹ đang ngày càng quan tâm hơn đến cán cân quyền lực ở châu Á, và chắc chắn Mỹ sẽ có những tác động của mình vào châu Á. Vì thế nếu như Việt Nam chủ động đưa đất nước phát triển mạnh về kinh tế và thành công hơn nữa trong sự phát triển đất nước của mình, chắc chắn Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn nữa.

Cũng như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam cũng có sự lựa chọn của mình, đó là câu hỏi đặt ra, liệu Việt Nam có muốn bị Trung Quốc kiểm soát hay không? Nếu như Việt Nam đưa ra sự lựa chọn của mình, và tôi khá tin tưởng rằng Việt Nam sẽ không nữa chọn trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì thế, Việt Nam phải tự mình chuẩn bị một cách đầy đủ và sẵn sàng để bất cứ lúc nào cũng có thể tự tin đưa ra sự lựa chọn của mình.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Học giả đồng thời cũng là một nhà cựu ngoại giao của Việt Nam có nói rằng "Việt Nam không thể chọn được láng giềng nhưng Việt Nam có thể chọn được thế giới". Có nghĩa rằng Việt Nam có thể gắn cùng thế giới. Vậy theo ông Việt Nam cần làm gì để Việt Nam có thể chọn được thế giới?

GS Stephen Walt: Có rất nhiều nước trên thế giới cũng ở hoàn cảnh như Việt Nam, đó là phải sống bên cạnh một láng giềng là siêu cường và để có thể đảm bảo được chủ quyền độc lập và sự an toàn của mình đối với láng giềng siêu cường đó, rất nhiều nước đã làm theo cách là họ kết bạn với các nước có cùng chung hoàn cảnh như mình.

Và khi càng có nhiều bạn, khi đất nước đó gặp rắc rối họ sẽ nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ rất nhiều phía. Một nước nhỏ mà còn bị cô lập hoặc tự cô lập mình nữa thì chắc chắn nước đó sớm hay muộn cũng sẽ gặp rắc rối. Thế nhưng trong trường hợp của Việt Nam, Việt Nam may mắn có rất nhiều nước cùng chia sẻ lợi ích và mối quan tâm đến Việt Nam. Vì thế, nếu Việt Nam tận dụng được những mối quan hệ tốt đó, Việt Nam không việc gì phải lo lắng cho dù nước láng giềng của Việt Nam là một siêu cường như Trung Quốc.

Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh đó là Việt Nam chắc chắn không phải là một đất nước nhỏ bé. Việt Nam có một dân số lớn, nếu như chúng ta nhớ lại những gì đã diễn ra trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, người dân Việt Nam có tinh thần tự cường và bất khuất rất cao. Thế nên tôi rất tin tưởng vào tương lai sáng lạn của Việt Nam trong bối cảnh của châu Á.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Tôi nghĩ thách thức như vậy nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên. Vậy theo ông Việt Nam phải làm gì để tận dụng vận hội này nhằm phát triển đất nước trong ít nhất 5 năm tới ?

GS Stephen Walt: Có rất nhiều việc Việt Nam có thể làm, thứ nhất, trong bối cảnh thế giới hiện đại ngày nay, mỗi nước đều phải thúc đẩy và tăng cường trình độ dân trí và hệ thống giáo dục của nước mình. Bởi giáo dục và dân trí là nền tảng để đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển mạnh. Kinh tế phát triển mạnh đồng nghĩa với việc đất nước sẽ có nhiều lợi thế và lựa chọn hơn trong tất cả các vấn đề khác.

Điều thứ hai, Việt Nam đã xác định cho mình cái mục tiêu muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Tôi cũng nhấn mạnh rằng để làm được điều này không chỉ là nhiệm vụ của ngành ngoại giao, các cán bộ ngoại giao, đó là việc mà mỗi người Việt Nam đều phải chung tay chung sức vào làm.

Ví dụ như sinh viên Việt Nam hãy cố gắng chủ động tìm các cơ hội để đi ra nước ngoài, đi ra nước ngoài không những học được rất nhiều những điều hay, điều mới từ các nước khác mà cũng là cơ hội giúp cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước Việt Nam.

Điều thứ ba tôi muốn nhấn mạnh là Việt Nam nên cố gắng chủ động và tích cực tham gia vào việc thiết lập một cấu trúc an ninh mới ở châu Á dựa trên những thể chế có sẵn. Ví dụ như ASEAN mà Việt Nam là một thành viên.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có những nước đi lên và có vai trò lớn nhờ sức mạnh kinh tế hoặc sức mạnh quân sự, nhưng cũng có những nước lớn lên nhờ vị thế địa chính trị. Việt Nam ngày hôm nay đang có một vị thế địa chính trị tốt, Việt Nam phải làm gì để tận dụng sức mạnh đó của mình để trở thành một nước có vai trò lớn hơn và mạnh hơn?

GS Stephen Walt: Quả thật trên thế giới có rất nhiều nước có được ảnh hưởng lớn đối với thế giới bởi vì họ tình cờ có được một vị trí địa lý mà người ta gọi là vị trí địa chiến lược về mặt quốc phòng, an ninh hay kinh tế. Singapore là một ví dụ, quốc gia này hiện nay đang có một vị thế cực kỳ lớn trong khu vực, không phải chỉ bởi vì nền kinh tế của họ rất mạnh mà còn bởi vị trí cực kỳ đắc địa của họ, ở ngay eo biển Malacca.

Còn Việt Nam, lợi thế địa chính trị của Việt Nam nhìn thấy rõ nhất đó chính là đường bờ biển dài quay mặt sang biển Đông mà biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới. Với vị thế của mình, Việt Nam cũng ở vào vị trí mà bất cứ quyết định nào của Việt Nam ứng xử đối với biển Đông cũng đều có tác động và ảnh hưởng đến những nước khác trong khu vực.

Nếu nước Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc và muốn giữ được cán cân quyền lực ở châu Á vẫn nghiêng về phía mình, Hoa Kỳ buộc phải quan tâm đến Việt Nam và Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để được lợi từ nước Mỹ.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng dường như sự giúp đỡ đó cũng chưa thấy rõ nét ngoài chuyện có hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn chưa phải hàng đầu, rồi hỗ trợ về tái cấu trúc, rồi hiện đại hóa về công nghệ của Mỹ cho Việt Nam vẫn chưa mạnh?

GS Stephen Walt: Cái này chúng ta nên nhìn từ góc độ chiến lược của nước Mỹ. Một sự thật không thể chối cãi là trong khoảng 10 năm gần đây, nước Mỹ đã sao nhãng và chưa để tâm đúng mức đến khu vực châu Á.

Sắp tới đây, trong tương lai, gần chắc chắn sự quan tâm của Mỹ ở châu Á sẽ tăng lên nhiều. Vấn đề thứ hai, nếu nói cụ thể về vấn đề đầu tư thì đó e rằng lại không phải vấn đề của chính quyền Mỹ mà là vấn đề của các doanh nghiệp Mỹ. Liệu các doanh nghiệp Mỹ có nhìn thấy cơ hội đầu tư, cơ hội làm ăn và cơ hội kiếm lời ở Việt Nam hay không? Đó mới là câu hỏi chính.

Vấn đề cuối cùng, nói về việc xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, rõ ràng vẫn còn những khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế Việt Nam cần phải tiếp tục đặt ra những câu hỏi về vấn đề này cho nước Mỹ. Nếu nước Mỹ muốn có mối quan hệ thương mại được nâng tầm hơn giữa Việt Nam và Mỹ, Hoa Kỳ cần phải giải đáp những câu hỏi này.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy bây giờ, giữa Mỹ và Việt Nam, hai quốc gia nên làm gì để củng cố lòng tin lẫn nhau. hai nước có một quá khứ chiến tranh, cũng có những khác biệt về thể chế chính trị. Bây giờ đi đến với nhau để cùng có lợi và trở thành đối tác, phải làm gì để hai nước thực sự tin cậy lẫn nhau?

GS Stephen Walt: Điều đầu tiên đó là ở góc độ chính phủ, chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ cần có thêm nhiều cuộc trao đổi thẳng thắn để cùng hiểu thế giới quan và cách nhìn của mỗi nước về bối cảnh châu Á cũng như bối cảnh quan hệ giữa hai nước. Cũng vì hai nước chúng ta có một quá khứ không dễ chịu gì nên việc chúng ta cần làm bây giờ là làm sao tạo thêm nhiều cơ hội để công dân hai nước dễ dàng qua lại, đặc biệt là những công dân trẻ tuổi. Họ chính là tương lai của mỗi nước.

Đó chính là lý do tại sao tôi rất hào hứng đến Việt Nam, tôi muốn tận mắt nhìn thấy những gì đang diễn ra ở Việt Nam.

Về vấn đề mối quan hệ hậu chiến, nước Mỹ đã từng có kinh nghiệm đối với Nhật và Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, Mỹ và hai quốc gia trên đã có thể bắt tay và cùng nhau hợp tác. Trong câu chuyện đối với Việt Nam, tôi tin chắc rằng cũng không có gì khó khăn cả và chúng ta có thể làm được.
nguồn: tuần VN

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết