MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Trung Quốc làm điện hạt nhân gần biên giới: “Về tâm lý thì lo là đúng”

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,

Bồ câu đưa thư - Vũ khí bí mật nhất của Trung Quốc?

(Dân trí) - Mặc dù thế giới gần đây đã hướng sự
chú ý vào chiếc máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc,
nhưng quân đội nước này trên thực tế lại đang bận rộn với việc đầu tư
vào một loại vũ khí bí mật khác: bồ câu đưa thư.


[You must be registered and logged in to see this image.]

Theo các nguồn tin trên báo chí quốc gia, hồi cuối năm ngoái, sư đoàn
của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc tại thành phố Thành Đô,
tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu huấn luyện 10.000 con chim bồ câu trong khuôn
khổ một nỗ lực nhằm xây dựng “đội quân bồ câu dự bị”. Đội quân này có
thể giúp hỗ trợ hệ thống liên lạc thông thường của quân đội trong trường
hợp xảy ra chiến tranh nhưng không thể sử dụng công nghệ hiện đại.
“Những con chim bồ câu này ban đầu sẽ thực hiện các sứ mệnh quân sự
đặc biệt giữa các binh sĩ đóng ở biên giới đất liền và trên biển”,
chuyên gia quân sự không quân Chen Hong nói với Đài truyền hình trung
ương Trung Quốc (CCTV).
Các nguồn tin cho biết chim bồ câu sẽ được đưa tới các căn cứ thông
tin trên khắp khu vực tây nam xa xôi và núi non hiểm trở của Trung Quốc,
đặc biệt là quanh chân núi Himalaya. Chim bồ câu, có thể bay vận tốc
lên tới 120km/h, sẽ được huấn luyện để mang thư lên tới 100 gram.
Chim bồ câu được sử dụng tại Trung Quốc từ hơn 1.000 năm nay và chúng
đã tham gia các hoạt động quân sự kể từ cuối những năm 1930. Vào năm
1937, Trung uý Claire Lee Chennault, một phi công về hưu của không quân
Mỹ, đã tới Trung Quốc để chỉ huy một nhóm phi công được sự bảo trợ của
Mỹ có tên gọi Flying Tigers, với sứ mệnh là chống phát xít Nhật xâm
lược. Ông Chennault đã mang đến Trung Quốc hàng trăm con chim bồ câu đưa
thư nhằm trợ giúp cuộc chiến và để chúng lại đây sau chiến tranh. Những
con chim bồ câu này đã tạo thành đội quân chủ lực của đội quân chim bồ
câu quân sự đầu tiên của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Ngày nay, chim bồ câu và khoảng 10.000 chó nghiệp vụ phục vụ trong
Quân đội giải phóng với nhiệm vụ bảo vệ các kho quân sự, trợ giúp các
lực lượng cảnh sát đặc nhiệm và hỗ trợ lính biên phòng. Khoảng 2.000 con
chó mới được bổ sung vào lực lượng này mỗi năm.
Ngựa, từng đóng vai trò lớn trong các chiến dịch quân sự, đã “hết
thời” vì đội kỵ binh Quân đội giải phóng hiện chỉ đóng vai trò không mấy
quan trọng. Hiện chỉ có chưa tới 1.000 lính kỵ binh trong Quân đội giải
phóng và hầu hết chỉ tham gia các cuộc triển lãm và đóng phim.
Nhưng Trung Quốc không phải là nước duy nhất dùng chim bồ câu cho mục
đích quân sự những lúc cần thiết. Hàng trăm con chim bồ câu đã được thả
trên bầu trời Normandy (Pháp) trong các cuộc đổ bộ của quân đồng minh
năm 1944 để tạo một kênh liên lạc về Anh cho các binh sĩ trong trường
hợp liên lạc radio của họ bị phát xít Đức ngăn chặn. Con chim bồ câu đầu
tiên đã trở về London với thông tin rằng cuộc đổ bộ đã diễn ra thành
công. Con chim này sau đó được trao các danh hiệu cao quý trong quân
đội.
Những tên tội phạm cũng nhận thấy rằng chim bồ câu đưa thư rất hữu
ích. Hồi tháng 1 vừa rồi, giới chức tại Colombia đã bắt được một con
chim bồ câu do những kẻ buôn lậu ma tuý sử dụng để tuồn “hàng trắng” vào
tù. Do khối lượng hàng mang quá nặng so với trọng lượng cơ thể nên con
chim đã bị rơi xuống từ bầu trời trước khi vào nhà tù.
Tại Trung Quốc, chim bồ câu cũng được nuôi để phục vụ giải trí. Đua
chim - và nhân giống chim nói chung - đã trở nên phổ biến trong tầng lớp
trung lưu đang giàu lên ở Trung Quốc. Hồi cuối tháng 1, trong một cuộc
đấu giá chim bồ câu ở Bỉ, một người đấu giá Trung Quốc giấu tên đã trả
giá kỷ lục 200.000USD cho một con chim câu đua giống Bỉ, được xem là
loài chim đua tốt nhất thế giới.

ubuntu

avatar
.
.

Trung Quốc làm điện hạt nhân gần biên giới: “Về tâm lý thì lo là đúng”
“Về
tâm lý thì việc Trung Quốc dự kiến xây nhà máy gần biên giới Việt Nam
gây lo ngại là đúng”, TS. Lê Văn Hồng, Phó viện trưởng Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam bày tỏ, nhân cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh
kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.
[You must be registered and logged in to see this image.]

[color:68e4=#yellow]Ông Lê Văn Hồng.
TS. Lê Văn Hồng nói:



- Thực ra xây nhà máy ở đâu là quyền của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bất
kỳ mỗi nước xây nhà máy điện hạt nhân đều phải tham gia một số công ước
quốc tế, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ.



Do đó, chúng ta cũng có thể có được những thông tin về những nhà máy đó
thông qua những công ước đó và thông qua cả những hợp tác trực tiếp.



Hiện chúng ta chưa có đánh giá gì về tác động môi trường của nhà máy
này của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã có hai báo cáo quan
trọng là đánh giá tác động về môi trường và báo cáo phân tích an toàn,
phải trình cơ quan pháp quy hạt nhân của nước này thẩm định, thậm chí
là phải mời chuyên gia quốc tế thẩm định.



Nếu chúng ta chưa có đánh giá tác động môi trường và an toàn của nhà máy này thì liệu có đáng lo ngại?



Về tâm lý thì việc Trung Quốc dự kiến xây nhà máy gần biên giới Việt Nam
gây lo ngại là đúng. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi ký kết hợp tác
với Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông để tìm hiểu kỹ hơn, và có thể có cơ
hội xem toàn bộ những báo cáo của họ về hai nhà máy này.



Thậm chí, tiến tới hợp tác với họ xem mức độ ảnh hưởng của hai nhà máy này sang phía Việt Nam như thế nào.



Cuối năm ngoái Việt
Nam đã ký hợp tác với Trung Quốc về vấn đề điện hạt nhân, trong khi vừa
qua Chính phủ lại quyết định chọn Nhật Bản triển khai nhà máy thứ hai
tại Việt Nam?




Thực ra hai quyết định này không có vấn đề gì mâu thuẫn nhau cả. Năm
ngoái chúng ta ký hợp tác với Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông là với tư
cách giữa hai cơ quan năng lượng nguyên tử với nhau, giữa Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông, nhằm chia sẻ
kinh nghiệm, thông tin và hỗ trợ nhau trên nhiều mặt.



Còn việc Nhật Bản xây nhà máy thứ hai tại Việt Nam là do Chính phủ quyết
định. Hơn nữa, hiệp định với Nhật Bản cũng vừa được hai nước ký hồi đầu
tháng 1/2011. Nhật là cường quốc thứ ba về điện hạt nhân, sau Mỹ và
Pháp, nên chúng ta hoàn toàn yên tâm vào kinh nghiệm làm điện hạt nhân
của quốc gia này.




ý kiến cho rằng Việt Nam nên cân nhắc khi phát triển rộng rãi điện hạt
nhân, bởi một số nước trên thế giới cũng đã dừng phát triển nguồn năng
lượng này?




Mỗi quốc gia đều có điều kiện riêng để phát triển điện hạt nhân. Hiện ở
vùng Trung Đông, nhiều nước đang tích cực chuẩn bị cho chương trình phát
triển điện hạt nhân, trong khi 60% lượng dầu thế giới là nằm ở vùng
này.



Còn ở Việt Nam, nếu không làm điện hạt nhân thì chắc chắn chúng ta sẽ
thiếu điện, trong khi thủy điện, nhiệt điện đều có hạn. Các nguồn năng
lượng tái tạo khác cũng chỉ bổ sung thêm chứ không giải quyết cơ bản
được vấn đề thiếu năng lượng, nếu không có điện hạt nhân.



Còn số lượng các nước có chủ trương ngừng triển khai điện hạt nhân là
rất ít. Chẳng hạn như Đức có chủ tương sử dụng tiếp những nhà máy hiện
tại đến năm 2022, khi hết hạn sử dụng thì dừng lại, nhưng đó là chủ
trương của nhiệm kỳ Chính phủ hiện nay. Còn sau này, họ bảo tiếp tục thì
cũng không ai cấm.



Nhưng quan trọng hơn, các chuyên gia quốc tế cho rằng, thị trường điện
hạt nhân hiện nay không chỉ quyết định bởi bên cầu mà quyết định bởi
nguồn cung. Nhu cầu của các nước là quá nhiều, khả năng cung cấp lại
giới hạn. Tôi cho rằng, mỗi quốc gia phải cân nhắc trước khi quyết định
có triển khai hay không.



Giá điện từ các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ như thế nào, liệu có rẻ hơn thủy điện, nhiệt điện không?



Thông thường thì tổ máy đầu tiên không có hiệu quả kinh tế nhiều, giá là
khá đắt vì chúng ta phải xây dựng cả hệ thống cơ sở hạ tầng chung cho
cả dự án. Nhưng người ta phải nhìn vào nhiều tổ máy, và giá chỉ có xu
hướng giảm dần khi có nhiều tổ máy cùng hoạt động.



Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là cho tầm nhìn dài hàng trăm năm sau.
Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2020,
sau đó lần lượt sẽ có các nhà máy khác. Ưu điểm lớn nhất của điện hạt
nhân là tính ổn định.



Nhiều nước phát triển
điện hạt nhân vì phần lớn các quốc gia đó là nước phát triển. Trong khi
Việt Nam lại chỉ là nước có thu nhập trung bình, liệu người dân có đủ
khả năng chi trả nếu dùng điện hạt nhân đối với những nhà máy đầu tiên?




Giá điện sẽ do đơn vị kinh doanh điện quyết định và chắc chắn trong đó
sẽ có nhiều mức giá từ các nguồn, các tổ máy khác nhau. Giá các tổ máy
đầu, các nhà máy đầu có thể đắt nhưng với các nhà máy sau thì giá sẽ
kinh tế dần. Thậm chí ở Mỹ giá điện hạt nhân hiện chỉ có 1,5 cent/kWh
sau khi đã thu hồi vốn.
nguon tinnhan

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết