[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhiều loại thực phẩm trong nước tăng giá chóng mặt.
Giá thực phẩm tăng chóng mặt vì thương nhân Trung Quốc?
Doanh
nghiệp đang “phát sốt” vì thiếu nguyên liệu sản xuất, người dân thì
“chóng mặt” với giá thực phẩm ngày càng cao…, và không ít ý kiến cho
rằng việc tiểu thương và doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua nông sản
của Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Theo Vneconomy
Nhiều loại thực phẩm trong nước tăng giá chóng mặt.
Giá thực phẩm tăng chóng mặt vì thương nhân Trung Quốc?
Doanh
nghiệp đang “phát sốt” vì thiếu nguyên liệu sản xuất, người dân thì
“chóng mặt” với giá thực phẩm ngày càng cao…, và không ít ý kiến cho
rằng việc tiểu thương và doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua nông sản
của Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Tuy
nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có đủ bằng chứng để kết luận việc
tiểu thương và thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nông sản đã
gây rối loạn thị trường Việt Nam, ông Phạm Quang Diệu, kinh tế trưởng
của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam
(Agromonitor), nhận định.
Thiếu thông tin, thiếu kiểm soát
Trao
đổi với VnEconomy, ông Diệu nói: Trung Quốc với hơn một tỷ dân, chỉ cần
một thay đổi nhỏ về cung - cầu từ thị trường nội địa đã ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia này.
Khi thương
nhân nước láng giềng phải sang Việt Nam thu mua nông sản, nếu nhìn nhận
một cách tích cực thì họ có nhu cầu đối với các hàng hoá đó, và giá bán
tại Việt Nam cạnh tranh hơn. Đây có thể xem là một cơ hội tốt, nếu doanh
nghiệp Việt Nam biết tận dụng để xuất khẩu sang thị trường rộng lớn
này.
Nhưng trên thực tế, không chỉ doanh nghiệp mà bản thân các
cơ quan quản lý của Việt Nam hiện nay đang rất thiếu thông tin về thị
trường Trung Quốc. Sự thiếu thông tin đã khiến cơ quan quản lý không thể
cung cấp thông tin cụ thể cho doanh nghiệp là quốc gia này đang có về
nhu cầu đối với các hàng hoá nào, số lượng là bao nhiêu, đây là nhu cầu
nhất thời hay trong dài hạn.
Hậu quả tất yếu là các thông tin về thị trường được phát đi chủ yếu là do đồn đoán và đánh giá một cách cảm tính.
Về
phía doanh nghiệp, còn ít doanh nghiệp đầu tư tìm hiểu thị trường Trung
Quốc một cách bài bản. Thời gian qua, hoạt động thương mại chủ yếu là
biên mậu. Vì thế, họ cũng không tạo được những đối tác thương mại bền
vững.
Trong khi sang Việt Nam, các thương nhân Trung Quốc lại gây
dựng được hệ thống thu mua rất rộng khắp. Họ tới tận bến cảng, ra cả
chân ruộng để cạnh tranh thu mua nguyên liệu với các doanh nghiệp Việt.
“Ở
góc độ tiêu cực, cách nhập khẩu của các thương nhân đó đã phá vỡ cấu
trúc thị trường nội địa, mặt bằng giá nhiều nông sản bị đẩy lên. Doanh
nghiệp thì không thể thu mua được nguyên liệu phục vụ sản xuất ngay tại
sân nhà”, ông Diệu nhìn nhận.
Tuy nhiên, ông cho rằng ở Việt Nam
không chỉ có thương nhân Trung Quốc mà một số công ty thu mua nông sản
lớn trên thế giới cũng đã có văn phòng để thu mua gạo, cà phê… từ nhiều
năm nay.
Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, các doanh nghiệp nước
ngoài này chỉ giao dịch đối với một số ít các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong khi các doanh nhân Trung Quốc lại giao dịch với rất nhiều nhà xuất
khẩu của Việt Nam, dẫn tới sự lan truyền thông tin về nhu cầu của thị
trường Trung Quốc có thể không chính xác. Con số thật về số lượng họ thu
mua cũng không kiểm soát được.
Song ông Diệu lại không đồng tình
với ý kiến cho rằng việc thu mua này không chỉ khiến giá bán trong nước
bị đẩy lên mà còn khiến nhà nước bị thất thu thuế.
Lập luận được
ông đưa ra là, khi các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam buôn bán,
họ phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam. Khi đưa
hàng ra khỏi biên giới họ cũng phải kê khai hải quan và nộp thuế theo
quy định. Còn nếu để xảy ra tình trạng trốn lậu thuế thì cũng phần nào
do các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Và cũng chưa thể kết luận
được việc thu mua này khiến giá bán của nhiều mặt hàng thực phẩm tiêu
dùng trong nước như thịt lợn, trứng bị đẩy lên cao. Vì trên thực tế, gần
đây giá thức ăn chăn nuôi cũng có nhiều biến động, cộng thêm trước đó
là sự điều chỉnh tăng của giá điện, giá xăng dầu…
“Điều này chỉ
có thể khẳng định khi có được các bằng chứng cụ thể về giá, số lượng mua
tại từng địa phương đối với từng mặt hàng”, ông Diệu nói.
Yếu kém về quản lý?
Phân
tích ở nhiều góc độ, TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên
cứu thương mại nói, rõ ràng khi có nhiều người mua, nông dân sẽ có cơ
hội bán được nông sản với mức giá có lợi hơn.
Nhưng để doanh
nghiệp nước ngoài lấn át các doanh nghiệp trong nước và để giá trong
nước tăng cao do việc thu mua này, chính là thể hiện sự yếu kém của các
cơ quan quản lý tại Việt Nam.
Mặc dù, Việt Nam đã là thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng trên thế giới không có quốc
gia nào để việc nước ngoài đến thu mua hàng hoá dễ như Việt Nam. Lẽ ra
các cơ quan chức năng phải nắm được các thương nhân này thu mua với mục
đích gì, để bù đắp các thiếu hụt tạm thời hay vì lý do khác. Trên thực
tế đã có thời gian diễn ra việc thu mua dẫn đến phá hoại sản xuất như
mua rễ hồi, móng trâu…
Ông còn cho rằng đối với các thương nhân
nước ngoài làm ăn đứng đắn, thu mua có uy tín, lâu dài thì không cấm,
nhưng họ phải lập doanh nghiệp và phải đóng thuế theo quy định.
Khi
mang hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia, các doanh nhân này đã phải
chịu thuế, đó là quy định được áp dụng đối với việc xuất khẩu. Còn các
hoạt động kinh tế khác diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam vẫn phải được giám
sát để đảm bảo không gây rối loạn thị trường trong nước.
“Trong
khi các doanh nghiệp trong nước thì bị quản lý rất chặt về việc nộp
thuế, tại sao các doanh nhân nước ngoài lại được cơ quan chức năng buông
lỏng?”, ông Nam đặt câu hỏi.
Ở góc độ khác, ông Nam cũng cho đây
cũng là bài học để doanh nghiệp thay đổi cách thu mua nông sản cho nông
dân. Việc thu mua phải dựa trên sự cân bằng lợi ích giữa các bên và bản
thân doanh nghiệp cũng phải chủ động chứ không phải ngồi một chỗ để chờ
nông dân mang nông sản đến và ép giá đối với họ.
“Tuy nhiên, nếu
tình trạng trên không sớm được cải thiện cả người tiêu dùng và doanh
nghiệp trong nước đều phải chịu tác động xấu từ hoạt động thu mua không
được kiểm soát này”, TS. Nam nói thêm.
nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có đủ bằng chứng để kết luận việc
tiểu thương và thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nông sản đã
gây rối loạn thị trường Việt Nam, ông Phạm Quang Diệu, kinh tế trưởng
của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam
(Agromonitor), nhận định.
Thiếu thông tin, thiếu kiểm soát
Trao
đổi với VnEconomy, ông Diệu nói: Trung Quốc với hơn một tỷ dân, chỉ cần
một thay đổi nhỏ về cung - cầu từ thị trường nội địa đã ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia này.
Khi thương
nhân nước láng giềng phải sang Việt Nam thu mua nông sản, nếu nhìn nhận
một cách tích cực thì họ có nhu cầu đối với các hàng hoá đó, và giá bán
tại Việt Nam cạnh tranh hơn. Đây có thể xem là một cơ hội tốt, nếu doanh
nghiệp Việt Nam biết tận dụng để xuất khẩu sang thị trường rộng lớn
này.
Nhưng trên thực tế, không chỉ doanh nghiệp mà bản thân các
cơ quan quản lý của Việt Nam hiện nay đang rất thiếu thông tin về thị
trường Trung Quốc. Sự thiếu thông tin đã khiến cơ quan quản lý không thể
cung cấp thông tin cụ thể cho doanh nghiệp là quốc gia này đang có về
nhu cầu đối với các hàng hoá nào, số lượng là bao nhiêu, đây là nhu cầu
nhất thời hay trong dài hạn.
Hậu quả tất yếu là các thông tin về thị trường được phát đi chủ yếu là do đồn đoán và đánh giá một cách cảm tính.
Về
phía doanh nghiệp, còn ít doanh nghiệp đầu tư tìm hiểu thị trường Trung
Quốc một cách bài bản. Thời gian qua, hoạt động thương mại chủ yếu là
biên mậu. Vì thế, họ cũng không tạo được những đối tác thương mại bền
vững.
Trong khi sang Việt Nam, các thương nhân Trung Quốc lại gây
dựng được hệ thống thu mua rất rộng khắp. Họ tới tận bến cảng, ra cả
chân ruộng để cạnh tranh thu mua nguyên liệu với các doanh nghiệp Việt.
“Ở
góc độ tiêu cực, cách nhập khẩu của các thương nhân đó đã phá vỡ cấu
trúc thị trường nội địa, mặt bằng giá nhiều nông sản bị đẩy lên. Doanh
nghiệp thì không thể thu mua được nguyên liệu phục vụ sản xuất ngay tại
sân nhà”, ông Diệu nhìn nhận.
Tuy nhiên, ông cho rằng ở Việt Nam
không chỉ có thương nhân Trung Quốc mà một số công ty thu mua nông sản
lớn trên thế giới cũng đã có văn phòng để thu mua gạo, cà phê… từ nhiều
năm nay.
Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, các doanh nghiệp nước
ngoài này chỉ giao dịch đối với một số ít các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong khi các doanh nhân Trung Quốc lại giao dịch với rất nhiều nhà xuất
khẩu của Việt Nam, dẫn tới sự lan truyền thông tin về nhu cầu của thị
trường Trung Quốc có thể không chính xác. Con số thật về số lượng họ thu
mua cũng không kiểm soát được.
Song ông Diệu lại không đồng tình
với ý kiến cho rằng việc thu mua này không chỉ khiến giá bán trong nước
bị đẩy lên mà còn khiến nhà nước bị thất thu thuế.
Lập luận được
ông đưa ra là, khi các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam buôn bán,
họ phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam. Khi đưa
hàng ra khỏi biên giới họ cũng phải kê khai hải quan và nộp thuế theo
quy định. Còn nếu để xảy ra tình trạng trốn lậu thuế thì cũng phần nào
do các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Và cũng chưa thể kết luận
được việc thu mua này khiến giá bán của nhiều mặt hàng thực phẩm tiêu
dùng trong nước như thịt lợn, trứng bị đẩy lên cao. Vì trên thực tế, gần
đây giá thức ăn chăn nuôi cũng có nhiều biến động, cộng thêm trước đó
là sự điều chỉnh tăng của giá điện, giá xăng dầu…
“Điều này chỉ
có thể khẳng định khi có được các bằng chứng cụ thể về giá, số lượng mua
tại từng địa phương đối với từng mặt hàng”, ông Diệu nói.
Yếu kém về quản lý?
Phân
tích ở nhiều góc độ, TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên
cứu thương mại nói, rõ ràng khi có nhiều người mua, nông dân sẽ có cơ
hội bán được nông sản với mức giá có lợi hơn.
Nhưng để doanh
nghiệp nước ngoài lấn át các doanh nghiệp trong nước và để giá trong
nước tăng cao do việc thu mua này, chính là thể hiện sự yếu kém của các
cơ quan quản lý tại Việt Nam.
Mặc dù, Việt Nam đã là thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng trên thế giới không có quốc
gia nào để việc nước ngoài đến thu mua hàng hoá dễ như Việt Nam. Lẽ ra
các cơ quan chức năng phải nắm được các thương nhân này thu mua với mục
đích gì, để bù đắp các thiếu hụt tạm thời hay vì lý do khác. Trên thực
tế đã có thời gian diễn ra việc thu mua dẫn đến phá hoại sản xuất như
mua rễ hồi, móng trâu…
Ông còn cho rằng đối với các thương nhân
nước ngoài làm ăn đứng đắn, thu mua có uy tín, lâu dài thì không cấm,
nhưng họ phải lập doanh nghiệp và phải đóng thuế theo quy định.
Khi
mang hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia, các doanh nhân này đã phải
chịu thuế, đó là quy định được áp dụng đối với việc xuất khẩu. Còn các
hoạt động kinh tế khác diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam vẫn phải được giám
sát để đảm bảo không gây rối loạn thị trường trong nước.
“Trong
khi các doanh nghiệp trong nước thì bị quản lý rất chặt về việc nộp
thuế, tại sao các doanh nhân nước ngoài lại được cơ quan chức năng buông
lỏng?”, ông Nam đặt câu hỏi.
Ở góc độ khác, ông Nam cũng cho đây
cũng là bài học để doanh nghiệp thay đổi cách thu mua nông sản cho nông
dân. Việc thu mua phải dựa trên sự cân bằng lợi ích giữa các bên và bản
thân doanh nghiệp cũng phải chủ động chứ không phải ngồi một chỗ để chờ
nông dân mang nông sản đến và ép giá đối với họ.
“Tuy nhiên, nếu
tình trạng trên không sớm được cải thiện cả người tiêu dùng và doanh
nghiệp trong nước đều phải chịu tác động xấu từ hoạt động thu mua không
được kiểm soát này”, TS. Nam nói thêm.
Theo Vneconomy