Những câu chuyện đằng sau tấm huy chương vàng Olympic Vật lý
(Dân trí) - Thuyết phục mẹ để được tham gia vào
đội tuyển của trường, nỗ lực “giành vàng” và sau nhiều quyết tâm cậu đã
giành được tấm Huy chương vàng Olympic Vật lý 2011. Đó là câu chuyện về
Nguyễn Huy Hoàng - cậu học trò xứ Nghệ.
Thuyết phục mẹ để được vào đội tuyển
Mặc dù gần 2h chiều 18/7, đoàn học sinh thi Olympic Vật
lý mới về đến Việt Nam nhưng gia đình Hoàng có mặt từ rất sớm ở sân bay
Nội Bài, Hà Nội. Trong khi bố của Hoàng thì hào hứng kể những câu chuyện
dí dỏm về cậu con trai cưng của mình trước giới báo chí thì người mẹ
thậm lặng của Hoàng, cô Phan Thị Quỳnh Hoa lại có nhiều cảm xúc. Mục tiêu của gia đình đặt ra cho Hoàng bắt đầu bước
vào cấp học THPT, là vào đại học. Chính vì thế khi Hoàng đang học lớp 11
được triệu tập vào đội tuyển của trường tham dự kì thi học sinh giỏi
Quốc gia (HSG QG) đã khiến gia đình khó lo lắng cô bởi lẽ vào đội tuyển
chỉ tập trung học một môn, nếu không đạt giải có thể khiến Hoàng khó
khăn trên đường đến với giảng đường ĐH.
“Lúc đó bản thân tôi chỉ biết khuyên con cần cân nhắc.
Tuy nhiên cũng không tạo sức ép mà để cho Hoàng tự lựa chọn con đường đi
của mình”, cô Hoa chia sẻ.
Để trấn an gia đình, cậu học trò xứ nghệ đã mạnh dạn đề
xuất: “Năm nay con học lớp 11, mẹ cho con thử sức nếu không đạt giải thì
vẫn còn một năm sau đó để ôn luyện cố gắng. Có nhiều con đường đến với
giảng đường ĐH. Nếu vào đội tuyển được giải và được tuyển thẳng vào
trường ĐH là con đường ngắn nhất”
Sau khi được sự đồng ý của gia đình Hoàng bắt đầu cuộc
hành trình chinh phục những danh hiệu. Do gia đình ở cùng với ông bà nên
hầu hết công việc trong gia đình Hoàng đều “miễn” hoàn toàn và quỹ thời
gian đều được tập trung dành cho việc học tập.
“Sau khi ăn cơm xong là Hoàng ngồi vào bàn học cho đến
1-2 giờ sáng, sau đó ngủ khoảng 4-5 tiếng. Sáng thì vẫn phải thức giấc
sớm để còn chuẩn bị đi học”, mẹ Hoàng tâm sự.
Với nỗ lực hết mình nên kỳ thi HSG QG lớp 12 năm học
2009-2010 mặc dù là học sinh lớp 11 nhưng Hoàng đã xuất sắc giành giải
Nhì. Không bằng lòng với những kết quả đạt được, kỳ thi HSG QG lớp 12
năm học 2010-2011 Hoàng đã vươn lên đạt giải Nhất với danh hiệu thủ
khoa. Từ những kết quả đó Hoàng được chọn vào đội tuyển Olympic Vật lý
châu Á và đạt huy chương đồng.
Với thành tích đạt được HCĐ cuộc thi châu Á về Vật lý,
Hoàng đã chắn chắn có học bổng du học của Nhà nước nên sức ép về việc
phải trúng tuyển vào trường ĐH không còn. Tâm lý thoải mái nên trước khi
lên đường tham dự kì thi Olympic Quốc tế Hoàng tự tin chia sẻ với mẹ:
“Con chắc chắn sẽ mang huy chương về. Chỉ có điều con chưa biết nó màu
gì thôi”.
Nỗ lực giành “vàng”
Kì thi Olympic quốc tế là một sân chơi nhằm đánh giá
năng lực của từng cá nhân. Thành tích đạt được HCV là một minh chứng cho
sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của Hoàng. Tuy nhiên với những sai sót nhỏ
khi làm bài Hoàng đã khá bất ngờ trước việc đạt HCV.
“Sau khi làm xong, em thực sự tiếc vì có những lỗi sai
do tâm lý bước vào phòng thi chưa tốt. Phần thực hành em còn hơi yếu.
Lúc đó em chỉ nghĩ mình đạt huy chương đồng hoặc bạc”- Hoàng kể.
Suy nghĩ của Hoàng hoàn toàn “khớp” với thực tế khi mà
có kết quả thi em chỉ đạt huy chương bạc. Với việc chỉ còn thiếu khoảng
0,4 điểm nữa là với được đến “vàng” nên các thầy trong đoàn đã “nghiên
cứu” bài làm của Hoàng rất kỹ để đấu tranh với Ban giám khảo để “kiếm”
thêm điểm. Một thầy trong đoàn chia sẻ: “Sau khi nghiên cứu kỹ
lưỡng chúng tôi phát hiện ra hai vấn đề để có thể đấu tranh. Một ý là
0,4 điểm và một ý là 0,7 điểm. Với việc thang điểm của họ cho rất chi
tiết nên chắc chắn công việc đấu tranh sẽ khó khăn nhưng các thành viên
trong đoàn rất quyết tâm”.
“Lúc đầu mình đấu tranh ý 0,4 điểm thì họ không đồng ý
nên mọi niềm tin đặt vào ý 0,7 điểm. Và thật hạnh phục khi học công nhận
điểm của ý này. Sau khi thay đổi thành công màu huy chương của Hoàng ai
cũng thở phào nhẹ nhõm” - thành viên này cho hay.
Thầy Nguyễn Thế Khôi, trưởng đoàn Olympic Vật lý Việt
Nam, cho biết thêm: “Sáng hôm sau khi Ban tổ chức thông báo có thay đổi
về một số điểm trong biểu chấm nhưng hầu như các thầy đều không cảm thấy
lo lắng bởi mình chắc chắn với khả năng lập luận và bảo vệ. Và bất ngờ
lại tiếp tục đến với Hoàng khi mà sau khi Ban tổ chức thay đổi biểu chấm
Hoàng tiếp tục được cộng thêm 0,5 điểm nữa”.
Mơ ước cập bến Học viện MIT (Mỹ)
Chia sẻ những dự định sắp tới Hoàng cho biết: “Trước mắt
em sẽ theo học ở trường ĐH Bách khoa Hà Nội để nâng cao trình độ Tiếng
Anh. Sau đó có thể sẽ đi du học Mỹ”. Cũng theo Hoàng, thì đối với những học sinh đạt HCV
Olympic Quốc tế thì có cơ hội rất lớn để được theo học tại Học viện MIT
của Mỹ. Đây cũng là nơi các thế hệ đàn anh trước của Hoàng đang theo học
như Nguyễn Tất Nghĩa…
“Theo như anh Nghĩa cung cấp, thì khi theo học MIT sẽ
được họ cấp học bổng đủ để học tập và sinh sống mà không cần học bổng
của nhà nước. Em sẽ cố gắng để theo học trường này sau đó sẽ quay về
cống hiến cho đất nước”- Hoàng tâm sự.
Theo thầy Nguyễn Thế Khôi, sự lựa chọn của Hoàng là một
tín hiệu đáng mừng. Hiện nay hầu hết các em đạt giải đều đi du học các
ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế chứ ít theo học các trường chuyên
sâu về nghiên cứu khoa học cơ bản. Trong khi đó Học viện MIT là học viện
nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Đây là ngôi trường nổi tiếng trong khoa học công nghệ.
Cũng theo thầy Khôi, hiện nay đội ngũ kế cận cho các
ngành khoa học chủ chốt ở Việt Nam hiện nay rất là khó khăn. Chính vì
thế việc những em đạt giải quyết tâm đi theo con đường nghiên cứu sẽ là
bài toán then chốt để tạo nguồn nhân lực sau này.
(Dân trí) - Thuyết phục mẹ để được tham gia vào
đội tuyển của trường, nỗ lực “giành vàng” và sau nhiều quyết tâm cậu đã
giành được tấm Huy chương vàng Olympic Vật lý 2011. Đó là câu chuyện về
Nguyễn Huy Hoàng - cậu học trò xứ Nghệ.
Thuyết phục mẹ để được vào đội tuyển
Mặc dù gần 2h chiều 18/7, đoàn học sinh thi Olympic Vật
lý mới về đến Việt Nam nhưng gia đình Hoàng có mặt từ rất sớm ở sân bay
Nội Bài, Hà Nội. Trong khi bố của Hoàng thì hào hứng kể những câu chuyện
dí dỏm về cậu con trai cưng của mình trước giới báo chí thì người mẹ
thậm lặng của Hoàng, cô Phan Thị Quỳnh Hoa lại có nhiều cảm xúc. Mục tiêu của gia đình đặt ra cho Hoàng bắt đầu bước
vào cấp học THPT, là vào đại học. Chính vì thế khi Hoàng đang học lớp 11
được triệu tập vào đội tuyển của trường tham dự kì thi học sinh giỏi
Quốc gia (HSG QG) đã khiến gia đình khó lo lắng cô bởi lẽ vào đội tuyển
chỉ tập trung học một môn, nếu không đạt giải có thể khiến Hoàng khó
khăn trên đường đến với giảng đường ĐH.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sự tự hào của người mẹ khi cậu con trai mang huy chương vàng về cho Tổ quốc (ảnh chụp tại sân bay Nội Bài chiều ngày 18/7).
Sự tự hào của người mẹ khi cậu con trai mang huy chương vàng về cho Tổ quốc (ảnh chụp tại sân bay Nội Bài chiều ngày 18/7).
“Lúc đó bản thân tôi chỉ biết khuyên con cần cân nhắc.
Tuy nhiên cũng không tạo sức ép mà để cho Hoàng tự lựa chọn con đường đi
của mình”, cô Hoa chia sẻ.
Để trấn an gia đình, cậu học trò xứ nghệ đã mạnh dạn đề
xuất: “Năm nay con học lớp 11, mẹ cho con thử sức nếu không đạt giải thì
vẫn còn một năm sau đó để ôn luyện cố gắng. Có nhiều con đường đến với
giảng đường ĐH. Nếu vào đội tuyển được giải và được tuyển thẳng vào
trường ĐH là con đường ngắn nhất”
Sau khi được sự đồng ý của gia đình Hoàng bắt đầu cuộc
hành trình chinh phục những danh hiệu. Do gia đình ở cùng với ông bà nên
hầu hết công việc trong gia đình Hoàng đều “miễn” hoàn toàn và quỹ thời
gian đều được tập trung dành cho việc học tập.
“Sau khi ăn cơm xong là Hoàng ngồi vào bàn học cho đến
1-2 giờ sáng, sau đó ngủ khoảng 4-5 tiếng. Sáng thì vẫn phải thức giấc
sớm để còn chuẩn bị đi học”, mẹ Hoàng tâm sự.
Với nỗ lực hết mình nên kỳ thi HSG QG lớp 12 năm học
2009-2010 mặc dù là học sinh lớp 11 nhưng Hoàng đã xuất sắc giành giải
Nhì. Không bằng lòng với những kết quả đạt được, kỳ thi HSG QG lớp 12
năm học 2010-2011 Hoàng đã vươn lên đạt giải Nhất với danh hiệu thủ
khoa. Từ những kết quả đó Hoàng được chọn vào đội tuyển Olympic Vật lý
châu Á và đạt huy chương đồng.
Với thành tích đạt được HCĐ cuộc thi châu Á về Vật lý,
Hoàng đã chắn chắn có học bổng du học của Nhà nước nên sức ép về việc
phải trúng tuyển vào trường ĐH không còn. Tâm lý thoải mái nên trước khi
lên đường tham dự kì thi Olympic Quốc tế Hoàng tự tin chia sẻ với mẹ:
“Con chắc chắn sẽ mang huy chương về. Chỉ có điều con chưa biết nó màu
gì thôi”.
Nỗ lực giành “vàng”
Kì thi Olympic quốc tế là một sân chơi nhằm đánh giá
năng lực của từng cá nhân. Thành tích đạt được HCV là một minh chứng cho
sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của Hoàng. Tuy nhiên với những sai sót nhỏ
khi làm bài Hoàng đã khá bất ngờ trước việc đạt HCV.
“Sau khi làm xong, em thực sự tiếc vì có những lỗi sai
do tâm lý bước vào phòng thi chưa tốt. Phần thực hành em còn hơi yếu.
Lúc đó em chỉ nghĩ mình đạt huy chương đồng hoặc bạc”- Hoàng kể.
Suy nghĩ của Hoàng hoàn toàn “khớp” với thực tế khi mà
có kết quả thi em chỉ đạt huy chương bạc. Với việc chỉ còn thiếu khoảng
0,4 điểm nữa là với được đến “vàng” nên các thầy trong đoàn đã “nghiên
cứu” bài làm của Hoàng rất kỹ để đấu tranh với Ban giám khảo để “kiếm”
thêm điểm. Một thầy trong đoàn chia sẻ: “Sau khi nghiên cứu kỹ
lưỡng chúng tôi phát hiện ra hai vấn đề để có thể đấu tranh. Một ý là
0,4 điểm và một ý là 0,7 điểm. Với việc thang điểm của họ cho rất chi
tiết nên chắc chắn công việc đấu tranh sẽ khó khăn nhưng các thành viên
trong đoàn rất quyết tâm”.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sự tận tụy của những người thầy đã giúp Hoàng "đổi màu" huy chương thành công.
Sự tận tụy của những người thầy đã giúp Hoàng "đổi màu" huy chương thành công.
“Lúc đầu mình đấu tranh ý 0,4 điểm thì họ không đồng ý
nên mọi niềm tin đặt vào ý 0,7 điểm. Và thật hạnh phục khi học công nhận
điểm của ý này. Sau khi thay đổi thành công màu huy chương của Hoàng ai
cũng thở phào nhẹ nhõm” - thành viên này cho hay.
Thầy Nguyễn Thế Khôi, trưởng đoàn Olympic Vật lý Việt
Nam, cho biết thêm: “Sáng hôm sau khi Ban tổ chức thông báo có thay đổi
về một số điểm trong biểu chấm nhưng hầu như các thầy đều không cảm thấy
lo lắng bởi mình chắc chắn với khả năng lập luận và bảo vệ. Và bất ngờ
lại tiếp tục đến với Hoàng khi mà sau khi Ban tổ chức thay đổi biểu chấm
Hoàng tiếp tục được cộng thêm 0,5 điểm nữa”.
Mơ ước cập bến Học viện MIT (Mỹ)
Chia sẻ những dự định sắp tới Hoàng cho biết: “Trước mắt
em sẽ theo học ở trường ĐH Bách khoa Hà Nội để nâng cao trình độ Tiếng
Anh. Sau đó có thể sẽ đi du học Mỹ”. Cũng theo Hoàng, thì đối với những học sinh đạt HCV
Olympic Quốc tế thì có cơ hội rất lớn để được theo học tại Học viện MIT
của Mỹ. Đây cũng là nơi các thế hệ đàn anh trước của Hoàng đang theo học
như Nguyễn Tất Nghĩa…
[You must be registered and logged in to see this image.]
Với tấm huy chương vàng Olympic Quốc tế, Hoàng có cơ hội rất lớn để nhận học bổng theo học tại Học viện MIT.
Với tấm huy chương vàng Olympic Quốc tế, Hoàng có cơ hội rất lớn để nhận học bổng theo học tại Học viện MIT.
“Theo như anh Nghĩa cung cấp, thì khi theo học MIT sẽ
được họ cấp học bổng đủ để học tập và sinh sống mà không cần học bổng
của nhà nước. Em sẽ cố gắng để theo học trường này sau đó sẽ quay về
cống hiến cho đất nước”- Hoàng tâm sự.
Theo thầy Nguyễn Thế Khôi, sự lựa chọn của Hoàng là một
tín hiệu đáng mừng. Hiện nay hầu hết các em đạt giải đều đi du học các
ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế chứ ít theo học các trường chuyên
sâu về nghiên cứu khoa học cơ bản. Trong khi đó Học viện MIT là học viện
nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Đây là ngôi trường nổi tiếng trong khoa học công nghệ.
Cũng theo thầy Khôi, hiện nay đội ngũ kế cận cho các
ngành khoa học chủ chốt ở Việt Nam hiện nay rất là khó khăn. Chính vì
thế việc những em đạt giải quyết tâm đi theo con đường nghiên cứu sẽ là
bài toán then chốt để tạo nguồn nhân lực sau này.