Nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc
lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm
tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở
đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nghĩa trang liệt sĩ
quốc gia Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường
quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung
tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ
1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê
chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh
Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ
quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường
Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng
vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng
là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ
lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ
vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ
đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu
nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có
tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và
sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với
những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 –
19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại
nghĩa trang Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang
Trường Sơn, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu
tượng của các địa phương, các cụm tượng, hệ thống thoát nước, điện nội
bộ, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc
ghi công...Đến nay tất cả các hạng mục của các công trình về cơ bản đã
được hoàn tất.
Nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh
hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập
và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn
không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và
Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công
việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi
miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân
tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
Hiện nay, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có 24 cán bộ, nhân viên thường
xuyên chăm lo việc coi sóc, tu bổ và tiếp đón các gia đình liệt sỹ, các
đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm viếng
Trên
hành trình từ Bắc vào Nam, Quảng Trị nằm ở trung điểm, được ví như điểm
tỳ vai gánh hai đầu đất nước. Vùng đất này, hiện hữu từ thời khi Vua
Hùng lập quốc nhưng cái tên Quảng Trị thì mới xuất hiện từ đầu thế kỷ
XIX. Dưới thời Minh Mạng, Dinh Quảng Trị được đổi thành tỉnh Quảng Trị.
Qua bao thăng trầm lịch sử, mảnh đất này đã từng là nơi chia cắt, được coi là “ chiến địa”, “trấn biên”, "phên dậu”.
Đặc biệt, hơn 100 năm, cùng cả nước bền bỉ đấu tranh chống ách đô hộ
của hai kẻ thù hung bạo có một không hai trong thế kỷ XX, "Quảng Trị là
một trong những nơi đụng đầu quyết liệt nhất giữa lực lượng cách mạng và
phản cách mạng, là một trong những chiến trường khốc liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước
ròng rã 20 năm..."(1). Có người cho rằng: Quảng Trị là hình
ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt
Nam. Bởi, chỉ tính riêng số liệt sĩ đã hy sinh và đang yên nghỉ tại 72
nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh đã lên tới con số gần 60 nghìn người.
Trong 72 nghĩa trang liệt sĩ thì có hai nghĩa trang Quốc gia: nghĩa
trang liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Mỗi "địa chỉ
đỏ" này có hơn 10 nghìn liệt sĩ. Tại các nghĩa trang liệt sĩ ở các địa
phương trong tỉnh cũng có hàng ngàn mộ liệt sĩ là con em của mọi miền
đất nước. Có thể nói, không có tỉnh, thành nào lại không có con em của
mình trực tiếp chiến đấu ở mảnh đất này. Quảng Trị không còn là địa danh
của một địa phương mà đã thành một biểu tượng chung, niềm tự hào chung
về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng.
Qua
hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trị có hơn 18.729
liệt sĩ, 10 nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh,
hàng chục ngàn người có công với cách mạng. "Tính bình quân cứ 8 người
dân Quảng Trị lo một phần mộ liệt sĩ. Nói cách khác cứ 8 người dân Quảng
Trị được sống trong thanh bình hôm nay phải đổi bằng sinh mạng của một
chiến sĩ" (2). Một vùng đất đẫm máu xương và nặng nghĩa ân
tình với nhân dân cả nước. Một vùng đất mà mỗi khi nhắc đến, bất cứ một
người dân yêu nước nào cũng thấy thương cảm, hãnh diện, tự hào và thấy
phải có trách nhiệm góp phần xây dựng ngày càng giàu đẹp hơn.
Ngày
xưa Quảng Trị là vùng đất lửa, ngày nay Quảng Trị là vùng "đất tâm
linh", trở thành một cõi thiêng trong tâm khảm bao người. Vậy nên, có
người đã nói: Cứ đến Quảng Trị, ở trong mỗi con người chúng ta bỗng nảy
ra những điều mà chúng ta cũng không thể dự đoán trước được...Chính ở
nơi đây ta tự trang bị cho ta những hiểu biết rất nhiều so với cái ta đã
biết về quá khứ, giúp ta nhận ra giá trị của hiện tại và hình dung một
cách rõ ràng về tương lai.
Về
với đất thiêng Quảng Trị trong những ngày tháng Bảy, ta như được tắm
mình trong truyền thống, để rồi hun đúc thêm niềm tự hào. Đó cũng là
nguồn cội của sức mạnh để ta vững vàng trên hành trình đến với ngày mai.
Điểm
dừng chân đầu tiên đó chính là đôi bờ Hiền Lương lịch sử. Sau ngày Hiệp
định Giơnevơ được ký kết, sông Bến Hải là dấu cắt hai miền đất nước, là
hiện thân của nổi đau dân tộc. Suốt 20 năm "Cách một dòng sông mà đó thương, đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa";
nơi đây đã chứng kiến bao cảnh tang tóc, đau thương nhưng cũng vô cùng
anh dũng. Năm tháng đi qua nhưng ký ức về miền đất lữa thì khó phai
nhoà. Trước mắt chúng ta những công trình mang biểu tượng tôn vinh chiến
thắng đã làm dịu lại nỗi đau và thúc dục ta trên hành trình ra Bắc vào
Nam.
Điểm
thứ hai, trên hành trình ấy, đó là Thành Cổ Quảng Trị. Thành cổ Quảng
Trị được coi như "người lính đi đầu" trong chiến dịch Xuân-Hè 1972.Nơi đây, trên một diện tích chưa đầy 4 km2
đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom, 1.230.328 viên đạn pháo các loại và
hơn 2000 lượt máy bay oanh kích với sức công phá tổng cộng gấp 7 lần quả
bom nguyên tử mà người Mỹ đã ném xuống Hirôsima (Nhật Bản) trong chiến
tranh thế giới thứ hai. Số quân Mỹ -Ngụy ở Quảng Trị vào thời điểm cao
nhất gấp 3 lần số dân của tỉnh. Cả một thị xã sầm uất đã thành đóng tro
tàn "không còn một một viên gạch nào dính được vào nhau". Chiến tranh đã
lùi xa, nhưng nỗi đau thì còn đó. Cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ
quả là quá sức tưởng tuởng tượng của tội ác và sự chịu đựng. Điều này,
không những được cả thế giới biết đến mà còn làm chấn động dư luận và
lương tri loài người. 81 ngày đêm giữ đất, giữ thành, giữ niềm tin
khoảng 1,8 vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Giờ đây, bên dưới
lớp cỏ non xanh tươi hay trong dòng nước ngọt có ai dám chắc rằng sẽ
không còn máu xương của đồng bào, đồng chí. Người dân Quảng Trị quá hiểu
rằng, đó là một phần trầm tích sâu dày của quê hương. Tuy nhiên, những
đóng góp của mình chỉ là một phần còn chiến công trên mảnh đất này là
của chung, quang vinh này thuộc về cả dân tộc.
Vậy
nên, không đợi đến ngày rằm hay ba mươi, mồng một người dân Quảng Trị
nói chung và người dân thị xã Quảng Trị nói riêng hễ có miếng ăn ngon
hay tà áo đẹp ... là họ lặng thầm thắp nén hương thơm. Âu cũng là đạo lý
ăn quả nhớ người gieo hạt.
Về
Quảng Trị, không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động khi đến với các nghĩa
trang liệt sĩ. Đến đó, ai cũng cảm thấy mình nhỏ bé trước sự hy sinh
lớn lao của các anh hùng liệt sĩ. Trên mộ chí của các anh, các chị có
thể có tên có thể chưa biết tên nhưng các anh đã thành danh, trở thành
tên chung và niềm tự hào đất nước. Sự hy sinh của các anh, các chị đã
làm nên quả ngọt. Cái ngày ra đi không trở về của các anh, các chị đã
làm nên ngày đoàn tụ của bao người. Sự mất mát lớn lao của các anh, các
chị đã làm nên hạnh phúc của hàng triệu, triệu gia đình và cao hơn cả là
đã làm cho đất nước, cho dân tộc hồi sinh. Cái giá ấy, mãi mãi trường
tồn, niềm tự hào ấy thuộc về các anh mà chúng tôi có trách nhiệm phải
nhân lên và truyền lữa lại cho các thế hệ mai sau.
Về
Quảng Trị hôm nay, ta như bay trong niềm tự hào của cả dân tộc. Dẫu
Quảng Trị chưa qua ngưỡng tỉnh nghèo, nhưng tương lai thì đã rộng mở.
Không đợi đến ngày mai, từ ngày hôm nay còn đường Xuyên Á sẽ mở ra cơ
hội hội nhập. Sự sầm uất của Trung tâm kinh tế thương mại đặc biệt Lao
Bảo sẽ là nơi đến của bạn bè trong và ngoài nước.Vùng cảng Mỹ Thuỷ (Hải
Lăng) nay mai sẽ thành khu kinh tế liên hoàn Đông -Nam của tỉnh; những
cảng nước sâu, bãi tắm, nhà máy công nghiệp, khu dịch vụ và tuyến đường
bộ, đường sắt nối liền trong chuổi hành lang kinh tế Đông-Tây. Những
công trình tươi mới cứ thế mọc lên. Dòng điện lung linh từ công trình
thuỷ lợi-thuỷ điện Rào Quán, sẽ sáng mãi như niềm tin của người dân
Quảng Trị...Bên bờ sông Hiếu, điểm nhấn của thành phố Đông Hà nay
mai...đang đổi thay từng phút, từng giờ. Tất cả, tất cả không còn là thì
tương lai mà đã hiện hữu rất gần.
Quảng Trị đất thiêng đang chờ bạn!
(1) Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi UBND Tỉnh Quảng Trị nhân Hội thảo "Du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đông đội".
(2)Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Một thời Quảng Trị.NXB QĐND, Hà Nội 2008.
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]
trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc
lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm
tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở
đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nghĩa trang liệt sĩ
quốc gia Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường
quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung
tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ
1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê
chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh
Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ
quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường
Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng
vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng
là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ
lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ
vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ
đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu
nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có
tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và
sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với
những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 –
19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại
nghĩa trang Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang
Trường Sơn, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu
tượng của các địa phương, các cụm tượng, hệ thống thoát nước, điện nội
bộ, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc
ghi công...Đến nay tất cả các hạng mục của các công trình về cơ bản đã
được hoàn tất.
Nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh
hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập
và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn
không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và
Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công
việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi
miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân
tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
Hiện nay, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có 24 cán bộ, nhân viên thường
xuyên chăm lo việc coi sóc, tu bổ và tiếp đón các gia đình liệt sỹ, các
đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm viếng
Trên
hành trình từ Bắc vào Nam, Quảng Trị nằm ở trung điểm, được ví như điểm
tỳ vai gánh hai đầu đất nước. Vùng đất này, hiện hữu từ thời khi Vua
Hùng lập quốc nhưng cái tên Quảng Trị thì mới xuất hiện từ đầu thế kỷ
XIX. Dưới thời Minh Mạng, Dinh Quảng Trị được đổi thành tỉnh Quảng Trị.
Qua bao thăng trầm lịch sử, mảnh đất này đã từng là nơi chia cắt, được coi là “ chiến địa”, “trấn biên”, "phên dậu”.
Đặc biệt, hơn 100 năm, cùng cả nước bền bỉ đấu tranh chống ách đô hộ
của hai kẻ thù hung bạo có một không hai trong thế kỷ XX, "Quảng Trị là
một trong những nơi đụng đầu quyết liệt nhất giữa lực lượng cách mạng và
phản cách mạng, là một trong những chiến trường khốc liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước
ròng rã 20 năm..."(1). Có người cho rằng: Quảng Trị là hình
ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt
Nam. Bởi, chỉ tính riêng số liệt sĩ đã hy sinh và đang yên nghỉ tại 72
nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh đã lên tới con số gần 60 nghìn người.
Trong 72 nghĩa trang liệt sĩ thì có hai nghĩa trang Quốc gia: nghĩa
trang liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Mỗi "địa chỉ
đỏ" này có hơn 10 nghìn liệt sĩ. Tại các nghĩa trang liệt sĩ ở các địa
phương trong tỉnh cũng có hàng ngàn mộ liệt sĩ là con em của mọi miền
đất nước. Có thể nói, không có tỉnh, thành nào lại không có con em của
mình trực tiếp chiến đấu ở mảnh đất này. Quảng Trị không còn là địa danh
của một địa phương mà đã thành một biểu tượng chung, niềm tự hào chung
về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng.
Qua
hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trị có hơn 18.729
liệt sĩ, 10 nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh,
hàng chục ngàn người có công với cách mạng. "Tính bình quân cứ 8 người
dân Quảng Trị lo một phần mộ liệt sĩ. Nói cách khác cứ 8 người dân Quảng
Trị được sống trong thanh bình hôm nay phải đổi bằng sinh mạng của một
chiến sĩ" (2). Một vùng đất đẫm máu xương và nặng nghĩa ân
tình với nhân dân cả nước. Một vùng đất mà mỗi khi nhắc đến, bất cứ một
người dân yêu nước nào cũng thấy thương cảm, hãnh diện, tự hào và thấy
phải có trách nhiệm góp phần xây dựng ngày càng giàu đẹp hơn.
Ngày
xưa Quảng Trị là vùng đất lửa, ngày nay Quảng Trị là vùng "đất tâm
linh", trở thành một cõi thiêng trong tâm khảm bao người. Vậy nên, có
người đã nói: Cứ đến Quảng Trị, ở trong mỗi con người chúng ta bỗng nảy
ra những điều mà chúng ta cũng không thể dự đoán trước được...Chính ở
nơi đây ta tự trang bị cho ta những hiểu biết rất nhiều so với cái ta đã
biết về quá khứ, giúp ta nhận ra giá trị của hiện tại và hình dung một
cách rõ ràng về tương lai.
Về
với đất thiêng Quảng Trị trong những ngày tháng Bảy, ta như được tắm
mình trong truyền thống, để rồi hun đúc thêm niềm tự hào. Đó cũng là
nguồn cội của sức mạnh để ta vững vàng trên hành trình đến với ngày mai.
Điểm
dừng chân đầu tiên đó chính là đôi bờ Hiền Lương lịch sử. Sau ngày Hiệp
định Giơnevơ được ký kết, sông Bến Hải là dấu cắt hai miền đất nước, là
hiện thân của nổi đau dân tộc. Suốt 20 năm "Cách một dòng sông mà đó thương, đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa";
nơi đây đã chứng kiến bao cảnh tang tóc, đau thương nhưng cũng vô cùng
anh dũng. Năm tháng đi qua nhưng ký ức về miền đất lữa thì khó phai
nhoà. Trước mắt chúng ta những công trình mang biểu tượng tôn vinh chiến
thắng đã làm dịu lại nỗi đau và thúc dục ta trên hành trình ra Bắc vào
Nam.
Điểm
thứ hai, trên hành trình ấy, đó là Thành Cổ Quảng Trị. Thành cổ Quảng
Trị được coi như "người lính đi đầu" trong chiến dịch Xuân-Hè 1972.Nơi đây, trên một diện tích chưa đầy 4 km2
đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom, 1.230.328 viên đạn pháo các loại và
hơn 2000 lượt máy bay oanh kích với sức công phá tổng cộng gấp 7 lần quả
bom nguyên tử mà người Mỹ đã ném xuống Hirôsima (Nhật Bản) trong chiến
tranh thế giới thứ hai. Số quân Mỹ -Ngụy ở Quảng Trị vào thời điểm cao
nhất gấp 3 lần số dân của tỉnh. Cả một thị xã sầm uất đã thành đóng tro
tàn "không còn một một viên gạch nào dính được vào nhau". Chiến tranh đã
lùi xa, nhưng nỗi đau thì còn đó. Cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ
quả là quá sức tưởng tuởng tượng của tội ác và sự chịu đựng. Điều này,
không những được cả thế giới biết đến mà còn làm chấn động dư luận và
lương tri loài người. 81 ngày đêm giữ đất, giữ thành, giữ niềm tin
khoảng 1,8 vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Giờ đây, bên dưới
lớp cỏ non xanh tươi hay trong dòng nước ngọt có ai dám chắc rằng sẽ
không còn máu xương của đồng bào, đồng chí. Người dân Quảng Trị quá hiểu
rằng, đó là một phần trầm tích sâu dày của quê hương. Tuy nhiên, những
đóng góp của mình chỉ là một phần còn chiến công trên mảnh đất này là
của chung, quang vinh này thuộc về cả dân tộc.
Vậy
nên, không đợi đến ngày rằm hay ba mươi, mồng một người dân Quảng Trị
nói chung và người dân thị xã Quảng Trị nói riêng hễ có miếng ăn ngon
hay tà áo đẹp ... là họ lặng thầm thắp nén hương thơm. Âu cũng là đạo lý
ăn quả nhớ người gieo hạt.
Về
Quảng Trị, không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động khi đến với các nghĩa
trang liệt sĩ. Đến đó, ai cũng cảm thấy mình nhỏ bé trước sự hy sinh
lớn lao của các anh hùng liệt sĩ. Trên mộ chí của các anh, các chị có
thể có tên có thể chưa biết tên nhưng các anh đã thành danh, trở thành
tên chung và niềm tự hào đất nước. Sự hy sinh của các anh, các chị đã
làm nên quả ngọt. Cái ngày ra đi không trở về của các anh, các chị đã
làm nên ngày đoàn tụ của bao người. Sự mất mát lớn lao của các anh, các
chị đã làm nên hạnh phúc của hàng triệu, triệu gia đình và cao hơn cả là
đã làm cho đất nước, cho dân tộc hồi sinh. Cái giá ấy, mãi mãi trường
tồn, niềm tự hào ấy thuộc về các anh mà chúng tôi có trách nhiệm phải
nhân lên và truyền lữa lại cho các thế hệ mai sau.
Về
Quảng Trị hôm nay, ta như bay trong niềm tự hào của cả dân tộc. Dẫu
Quảng Trị chưa qua ngưỡng tỉnh nghèo, nhưng tương lai thì đã rộng mở.
Không đợi đến ngày mai, từ ngày hôm nay còn đường Xuyên Á sẽ mở ra cơ
hội hội nhập. Sự sầm uất của Trung tâm kinh tế thương mại đặc biệt Lao
Bảo sẽ là nơi đến của bạn bè trong và ngoài nước.Vùng cảng Mỹ Thuỷ (Hải
Lăng) nay mai sẽ thành khu kinh tế liên hoàn Đông -Nam của tỉnh; những
cảng nước sâu, bãi tắm, nhà máy công nghiệp, khu dịch vụ và tuyến đường
bộ, đường sắt nối liền trong chuổi hành lang kinh tế Đông-Tây. Những
công trình tươi mới cứ thế mọc lên. Dòng điện lung linh từ công trình
thuỷ lợi-thuỷ điện Rào Quán, sẽ sáng mãi như niềm tin của người dân
Quảng Trị...Bên bờ sông Hiếu, điểm nhấn của thành phố Đông Hà nay
mai...đang đổi thay từng phút, từng giờ. Tất cả, tất cả không còn là thì
tương lai mà đã hiện hữu rất gần.
Quảng Trị đất thiêng đang chờ bạn!
(1) Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi UBND Tỉnh Quảng Trị nhân Hội thảo "Du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đông đội".
(2)Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Một thời Quảng Trị.NXB QĐND, Hà Nội 2008.
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]