Huyện Trảng Bom: Đổi đời nhờ công nghiệp hóa... (02-01-2011)
Bây giờ, người trong nước và người nước ngoài đến Trảng Bom sẽ không
đơn thuần chỉ thưởng thức không khí đồng quê, ăn trái cây, mà còn để tìm
hiểu mở mang nhà máy, phát triển công nghiệp (CN). Huyện vừa bắt tay
vào CN hóa chưa lâu, nhưng danh sách các KCN ngày một nối dài... Lúc
đầu, toàn huyện chỉ có KCN Sông Mây, sau đó lần lượt có thêm các KCN: Hố
Nai, Bàu Xéo và KCN công nghệ cao Giang Điền hiện cũng đang được khẩn
trương thi công. Một số xã vùng sâu, vùng xa như: Sông Trầu, An Viễn,
Thanh Bình... trước đây chỉ thuần sản xuất nông nghiệp, thì nay cũng đã
bắt đầu đô thị hóa.
Một góc khu công nghiệp Sông Mây hôm nay.
Gia đình bà Phạm Thị Điệp ở xã Tây Hòa cách đây 7 năm còn thuộc diện
nghèo do vùng đất nơi gia đình bà đang sống là khu vực hoang hóa, đất
đai cằn cỗi, đầy cỏ dại, chỉ trồng được cây mì và điều, nhưng năng suất
rất kém. Năm 2003, khi Chính phủ phê duyệt, xây dựng KCN Bàu Xéo, gia
đình bà đã thực sự đổi đời nhờ xây dựng được 20 phòng trọ cho công nhân
thuê. Bà nói: "Cùng với 20 phòng trọ, gia đình tôi còn có một kiốt bán
đồ tạp hóa cho công nhân, thu nhập tổng cộng hàng tháng từ 5 - 6 triệu
đồng".
Bà Điệp chỉ là một trong số hàng trăm hộ dân được hưởng lợi từ KCN và
khi xã Sông Trầu "lên phố". Sự phát triển nhanh về công nghiệp trên địa
bàn huyện đã tạo ra nhiều đổi thay ấn tượng, nhất là đối với môi trường,
giao thông và các cơ sở hạ tầng khác... Các nhà máy, xí nghiệp, siêu
thị, nhà hàng; các khu phố sầm uất, dân cư đông đúc, nhà cửa khang
trang... đã mọc lên ngày càng nhiều, biến những vùng heo hút xưa kia
thành những khu đô thị mới. Trong đó, riêng tại các KCN, đến nay toàn
huyện đã thu hút gần 200 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1,4 tỷ USD. Ông
Ch.Wang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phong Thái cho biết: "Trên
thực tế, khi chọn địa điểm đầu tư, chúng tôi chỉ quan tâm đến hai vấn
đề: thứ nhất là nguồn nhân lực phải đủ, thứ hai là phải có giao thông
thuận lợi. Ở Trảng Bom, sở dĩ chúng tôi quyết định đầu tư, mở ra 2 công
ty ở đây là vì, ngoài việc đảm bảo 2 yếu tố nêu trên, chúng tôi còn nhận
được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của chính quyền, cùng các cơ quan chức
năng của huyện và tỉnh". Còn ông Nguyễn Trường Vinh, chủ cơ sở chế biến
gỗ Tân Vinh (xã Quảng Tiến) thì nói: "Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ mọi điều
kiện của lãnh đạo huyện, các ban ngành và địa phương, nhất là về mặt
bằng, giấy phép kinh doanh, đồng thời được miễn 100% thuế thu nhập doanh
nghiệp 2 năm đầu và miễn giảm 50% vào 1 năm sau, nên cơ sở của chúng
tôi không ngừng phát triển. Số lượng công nhân hiện nay là 200 người".
Thế nhưng Trảng Bom không chỉ tiến hành công nghiệp hóa bằng việc xây
dựng các KCN, mà còn tạo điều kiện cho những làng nghề truyền thống phát
triển. Nhiều bà con nông dân bây giờ làm ăn đã khác xưa, không còn tự
cung tự cấp, mà họ đã sản xuất hàng hóa. Con số gần 500 trang trại và
hàng chục doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, gắn
kết nhà nông với mạng lưới chế biến, tiêu thụ đã góp phần tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh trên thị
trường. Bên cạnh đó, ngày nay đến Trảng Bom, du khách cũng khó lòng bỏ
qua những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề Bình Minh đang bày bán
khắp nơi và thậm chí đã phát triển tới đỉnh cao của hàng cao cấp, chuyên
xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất, như: Mỹ, Bắc Âu, Hàn Quốc,
Nhật Bản...
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Trần Nghi Dũng khẳng định: "Tôi cho
rằng, việc huyện Trảng Bom đạt được thành tựu như hôm nay là nhờ vào
truyền thống cách mạng của vùng đất này. Trong 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ, cán bộ và nhân dân Trảng Bom đã rất kiên cường trong đấu
tranh giải phóng dân tộc, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng danh
hiệu anh hùng LLVT. Truyền thống đó, sau 30-4-1975 đã được tiếp nối một
cách rõ nét".
Thật vậy, thắng lợi của Trảng Bom không phải "ăn may từ tiềm năng, lợi
thế", mà xuất phát từ lòng dân, sức dân và từ trí tuệ, năng lực của đội
ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Chăm lo đội ngũ cán bộ để làm nên
sự phát triển và chính sự phát triển đã đào luyện nên một đội ngũ cán bộ
hôm nay. Chính nhờ coi trọng yếu tố "con người" này mà Trảng Bom - một
vùng đất lành, có vị trí địa lý thuận lợi, đã hình thành một thương hiệu
đáng tin cậy, rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Từ một huyện thuần nông, ngày
nay Trảng Bom đã trở thành một huyện có cơ cấu công nghiệp - dịch vụ
chiếm tỷ trọng tới 70% trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 đạt 34,6 triệu đồng; hệ thống giao thông và nhiều công
trình văn hóa - thể thao được kiên cố hóa. Trong 5 năm tới, cùng với
phát triển công nghiệp, Trảng Bom sẽ tập trung khai thác thế mạnh về du
lịch ở Giang Điền, sân golf, Khu căn cứ U1... để hình thành một chuỗi đô
thị - công nghiệp từ Hố Nai, qua Sông Mây đến Bàu Xéo, Giang Điền.
http://www.baodongnai.com.vn
Bây giờ, người trong nước và người nước ngoài đến Trảng Bom sẽ không
đơn thuần chỉ thưởng thức không khí đồng quê, ăn trái cây, mà còn để tìm
hiểu mở mang nhà máy, phát triển công nghiệp (CN). Huyện vừa bắt tay
vào CN hóa chưa lâu, nhưng danh sách các KCN ngày một nối dài... Lúc
đầu, toàn huyện chỉ có KCN Sông Mây, sau đó lần lượt có thêm các KCN: Hố
Nai, Bàu Xéo và KCN công nghệ cao Giang Điền hiện cũng đang được khẩn
trương thi công. Một số xã vùng sâu, vùng xa như: Sông Trầu, An Viễn,
Thanh Bình... trước đây chỉ thuần sản xuất nông nghiệp, thì nay cũng đã
bắt đầu đô thị hóa.
Một góc khu công nghiệp Sông Mây hôm nay.
Gia đình bà Phạm Thị Điệp ở xã Tây Hòa cách đây 7 năm còn thuộc diện
nghèo do vùng đất nơi gia đình bà đang sống là khu vực hoang hóa, đất
đai cằn cỗi, đầy cỏ dại, chỉ trồng được cây mì và điều, nhưng năng suất
rất kém. Năm 2003, khi Chính phủ phê duyệt, xây dựng KCN Bàu Xéo, gia
đình bà đã thực sự đổi đời nhờ xây dựng được 20 phòng trọ cho công nhân
thuê. Bà nói: "Cùng với 20 phòng trọ, gia đình tôi còn có một kiốt bán
đồ tạp hóa cho công nhân, thu nhập tổng cộng hàng tháng từ 5 - 6 triệu
đồng".
Bà Điệp chỉ là một trong số hàng trăm hộ dân được hưởng lợi từ KCN và
khi xã Sông Trầu "lên phố". Sự phát triển nhanh về công nghiệp trên địa
bàn huyện đã tạo ra nhiều đổi thay ấn tượng, nhất là đối với môi trường,
giao thông và các cơ sở hạ tầng khác... Các nhà máy, xí nghiệp, siêu
thị, nhà hàng; các khu phố sầm uất, dân cư đông đúc, nhà cửa khang
trang... đã mọc lên ngày càng nhiều, biến những vùng heo hút xưa kia
thành những khu đô thị mới. Trong đó, riêng tại các KCN, đến nay toàn
huyện đã thu hút gần 200 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1,4 tỷ USD. Ông
Ch.Wang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phong Thái cho biết: "Trên
thực tế, khi chọn địa điểm đầu tư, chúng tôi chỉ quan tâm đến hai vấn
đề: thứ nhất là nguồn nhân lực phải đủ, thứ hai là phải có giao thông
thuận lợi. Ở Trảng Bom, sở dĩ chúng tôi quyết định đầu tư, mở ra 2 công
ty ở đây là vì, ngoài việc đảm bảo 2 yếu tố nêu trên, chúng tôi còn nhận
được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của chính quyền, cùng các cơ quan chức
năng của huyện và tỉnh". Còn ông Nguyễn Trường Vinh, chủ cơ sở chế biến
gỗ Tân Vinh (xã Quảng Tiến) thì nói: "Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ mọi điều
kiện của lãnh đạo huyện, các ban ngành và địa phương, nhất là về mặt
bằng, giấy phép kinh doanh, đồng thời được miễn 100% thuế thu nhập doanh
nghiệp 2 năm đầu và miễn giảm 50% vào 1 năm sau, nên cơ sở của chúng
tôi không ngừng phát triển. Số lượng công nhân hiện nay là 200 người".
Thế nhưng Trảng Bom không chỉ tiến hành công nghiệp hóa bằng việc xây
dựng các KCN, mà còn tạo điều kiện cho những làng nghề truyền thống phát
triển. Nhiều bà con nông dân bây giờ làm ăn đã khác xưa, không còn tự
cung tự cấp, mà họ đã sản xuất hàng hóa. Con số gần 500 trang trại và
hàng chục doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, gắn
kết nhà nông với mạng lưới chế biến, tiêu thụ đã góp phần tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh trên thị
trường. Bên cạnh đó, ngày nay đến Trảng Bom, du khách cũng khó lòng bỏ
qua những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề Bình Minh đang bày bán
khắp nơi và thậm chí đã phát triển tới đỉnh cao của hàng cao cấp, chuyên
xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất, như: Mỹ, Bắc Âu, Hàn Quốc,
Nhật Bản...
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Trần Nghi Dũng khẳng định: "Tôi cho
rằng, việc huyện Trảng Bom đạt được thành tựu như hôm nay là nhờ vào
truyền thống cách mạng của vùng đất này. Trong 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ, cán bộ và nhân dân Trảng Bom đã rất kiên cường trong đấu
tranh giải phóng dân tộc, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng danh
hiệu anh hùng LLVT. Truyền thống đó, sau 30-4-1975 đã được tiếp nối một
cách rõ nét".
Thật vậy, thắng lợi của Trảng Bom không phải "ăn may từ tiềm năng, lợi
thế", mà xuất phát từ lòng dân, sức dân và từ trí tuệ, năng lực của đội
ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Chăm lo đội ngũ cán bộ để làm nên
sự phát triển và chính sự phát triển đã đào luyện nên một đội ngũ cán bộ
hôm nay. Chính nhờ coi trọng yếu tố "con người" này mà Trảng Bom - một
vùng đất lành, có vị trí địa lý thuận lợi, đã hình thành một thương hiệu
đáng tin cậy, rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Từ một huyện thuần nông, ngày
nay Trảng Bom đã trở thành một huyện có cơ cấu công nghiệp - dịch vụ
chiếm tỷ trọng tới 70% trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 đạt 34,6 triệu đồng; hệ thống giao thông và nhiều công
trình văn hóa - thể thao được kiên cố hóa. Trong 5 năm tới, cùng với
phát triển công nghiệp, Trảng Bom sẽ tập trung khai thác thế mạnh về du
lịch ở Giang Điền, sân golf, Khu căn cứ U1... để hình thành một chuỗi đô
thị - công nghiệp từ Hố Nai, qua Sông Mây đến Bàu Xéo, Giang Điền.
http://www.baodongnai.com.vn