MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,

Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại
Bà cả đạp xe đi đón bà lẽ. Bà Duệ ngồi sau xe khóc thút thít suốt quãng đường về nhà chồng. Bà Bích dỗ thế nào bà Duệ cũng không nín khóc.Bà Trương Thị Bích khốn khổ khi đẻ ra đàn con tật nguyền. Khi ấy, người ta còn chưa biết đến cái thứ hủy diệt mấy thế hệ là chất độc da cam – dioxin, nên mọi tội lỗi bà phải gánh chịu. Gia đình chồng hắt hủi, rỉa ráy. Làng xóm đồn bà bị ma ám, đẻ ra toàn quái thai. Những lúc cay cực, bà chỉ biết ôm những đứa con tật nguyền khóc. Ông Nguyễn Văn Thư thương vợ, nhưng cũng chẳng hiểu được vì sao.

Xót cho phận mình, nhưng bà Bích lại thương chồng nhiều hơn. Đàn con thế này, 4 đứa tật nguyền cả 4, thì ông Thư tuyệt tự rồi còn gì.
Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại 497661798_DSC09561
Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại 1895450549_DSC09557
Hàng ngày, bà Bích làm công việc chăm sóc hai người con tật nguyền, mất trí.
Hồi đẻ anh Nguyễn Văn Thu (1976), bà Bích đã đề xuất với chồng một việc kỳ quặc: Lấy vợ hai cho chồng? Nghe đề xuất của vợ, thương vợ, ông Thư đã gạt phắt. Nhưng với ý chí quyết tâm của bà Bích, ông Thư đành phải chấp nhận, nhưng ra điều kiện: Đẻ thêm một đứa nữa xem thế nào đã!

Và kết quả cuối cùng của cuộc sinh đẻ cũng lại cay đắng. Cô con gái Nguyễn Thị Tịnh, sinh năm 1981, cũng giống hệt anh chị: mất trí và tật nguyền nặng nề.

Giục chồng đi tìm vợ hai không được, bà Bích quyết tâm đi tìm vợ cho chồng. Bà phao tin khắp làng trên xóm dưới, tìm gặp những cô, những chị góa chồng. Bà đau khổ kể lể sự tình, rằng kiếp trước mình gieo gió, nên kiếp này gặp bão, khiến người chồng hiền hậu, tốt tính bị vạ lây. Tuy nhiên, những người đàn bà, trông thấy cảnh gia đình, nghèo rách nghèo nát, toàn người bệnh tật, điên dại, sợ chạy… mất dép.
Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại 972222057_DSC09582
Một tay bà Duệ làm hết việc đồng áng, nặng nhọc.
Năm 1986, ông cụ Đặng, là trưởng họ, sống ở xã Tuyết Nghĩa, tìm gặp bà Bích bảo: “Ở cạnh nhà tôi có một cô góa chồng. Không đẹp, không giỏi, nhưng hiền hậu, tốt tính. Tôi xem tuổi, xem tướng, thấy hợp với anh Thư”. Bà Bích tất tưởi đạp xe cùng ông cụ Đặng đến xã Tuyết Nghĩa.

Gặp bà Dương Thị Duệ, bà Bích đã khóc. Bà Duệ có khuôn mặt lành lẽ. Bà Duệ ít nói, cũng chẳng phải xấu lắm, nhưng không hiểu sao cao số đến vậy. 40 tuổi, cùng tuổi với bà Bích, song bà Duệ vẫn chưa có người đàn ông nào hỏi làm vợ.

Bà Bích tâm sự nhiều điều lắm. Bà kể chuyện lấy người chồng bộ đội, rồi vì bà mà ông ấy bị tuyệt tự. Bà nhận lỗi về mình, rằng không biết đẻ, rằng bà phải trả nợ kiếp trước. “Tôi sinh cho ông Thư được mấy đứa, nhưng đứa nào cũng bị hen (ngày đó không biết bị chất độc da cam, nên gọi là hen - PV), không thành người. Tôi muốn tìm một người để trông nom các cháu đỡ tôi” – bà Bích nói tế nhị như vậy.

Ấy là bà Bích cứ nói vậy, chứ bà không tin bà Duệ sẽ gật đầu đồng ý. Không ngờ, bà Duệ quẹt nước mắt bảo: “Nếu chị vất vả như thế, thì tôi sẽ trông nom các cháu đỡ cho”.
Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại 1513347075_DSC09567
Bà Duệ coi người con tật nguyền của bà cả cũng như con đẻ của mình.
Bà Bích mang niềm vui hỏi được vợ về kể với chồng, nhưng ông Thư chối phắt. Mặc kệ chồng, bà và anh chị em nhà chồng cứ tự tiện sắm sanh, chuẩn bị làm lễ cưới vợ mới cho ông Thư. Ông Thư thương vợ, suy nghĩ, đau buồn, thành ra đổ bệnh trọng. Ngày cưới vợ, ông nằm liệt giường.

Chọn ngày đẹp, bà Bích cùng ông cụ Đặng trưởng họ và một số người nữa đạp xe mang trầu cau xuống xã Tuyết Nghĩa rước dâu về. Hình ảnh cuộc đón dâu có lẽ chưa từng xảy ra trên thế giới: Bà cả đạp xe chở bà lẽ ngồi sau về nhà chồng. Bà Duệ ngồi sau xe khóc thút thít suốt quãng đường 7km. Bà Bích dỗ thế nào bà Duệ cũng không nín khóc.
Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại 234828240_DSC09589
Căn nhà ông Thư và bà Bích dựng cho bà Duệ.
Đến nhà chồng, nhìn cảnh hai đứa trẻ ú ớ, bò lê như hai con cua càng trước hiên, bà Duệ tự dưng lại nín khóc. Nhưng những người dự lễ cưới, cả nhà gái lẫn nhà trai đều khóc như mưa. Bà Duệ nhớ lại: “Đám cưới toàn là nước mắt. Chưa từng có đám cưới nào nhiều nước mắt như vậy”.

Ông Thư và bà Bích dựng một ngôi nhà nhỏ ngay trước mặt căn nhà cũ cho bà Duệ ở. Hai căn nhà chung một sân và họ ăn cùng mâm.

Ông trời run rủi thương xót thế nào, mà cả 3 người con của ông Thư và bà Duệ đều khỏe mạnh, bình thường. Cậu con lớn là Nguyễn Văn Được, hiện đang làm thuê làm mướn quanh nhà. Cô thứ là Nguyễn Thị Huệ, đang là sinh viên của trường Cao đẳng Y Hà Nội và cô út là Nguyễn Thị Hoa, đang học lớp 11.
Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại 587116037_DSC09592
Từ ngày ông Thư mất, hai bà ở chung một mái nhà.
Nuôi 2 người con tật nguyền của bà cả đã vất vả lắm, lại thêm 2 cô con gái ăn học, khiến kinh tế gia đình kiệt quệ. Cô bé Hoa mấy lần đòi nghỉ học đi làm, dành tiền của cho chị học đến nơi đến chốn, nhưng hai bà nhất quyết không đồng ý. Hai bà đều muốn hai cô con gái được ăn học thành người.

Mong muốn của hai bà thì vậy, nhưng cái khó đang bó chặt cái khôn. Để hai cô con gái được học hành tử tế, hai bà đã phải vay ngân hàng mấy chục triệu đồng. Số tiền đó không biết khi nào mới trả được.

Năm 2005, ông Thư mất, bà Duệ dọn lên nhà trên ở cùng bà Bích để tiện đỡ đần, trông nom hai người con tật nguyền giúp bà Bích. Gian nhà dưới nhường cho hai cô con gái.

Bà Bích bệnh tật đầy người, nên không làm được những việc nặng nhọc. Bà chỉ có thể chăm sóc được hai người con tật nguyền của mình. Những việc lớn đều đổ lên vai bà Duệ.
Hai người đàn bà chung chồng: cổ tích thời hiện đại 698294228_DSC09554
Theo cuốn sổ hộ khẩu này, bà Bích là chủ hộ, bà Duệ là em.
7 con người trong gia đình ấy chỉ biết trông chờ vào 8 sào ruộng “chiêm khê, mùa lụt”. Một mình bà Duệ cáng đáng hết công việc đồng áng. Vào mùa gặt, việc nhiều quá, nên bà Bích cũng cố gắng cắt lúa đỡ bà Duệ một tay. Bà Bích lòng khòng, đi lại chậm chạp, nên thường ngồi trên xe bò để bà Duệ kéo ra đồng.

Bà Bích bảo: “Ông trời thương xót nên mới cho em Duệ về ở với chúng tôi. Không có em ấy, chắc mấy mẹ con tôi chết đói rồi”. Bà Duệ thì bảo: “Không có chị Bích thì làm sao tôi có 3 đứa con đẹp đẽ như thế này”.

Từ ngày hai bà về ở với nhau, hàng xóm chưa từng nghe thấy bất cứ lời cãi vã, cũng chưa từng có lời dị nghị nào của xóm làng về hai bà.

Hai người đàn bà bất hạnh nương dựa vào nhau để sống. Sự hy sinh, nhẫn nhịn của hai người đàn bà đã viết nên một câu chuyện thật đẹp. Một câu chuyện giản dị mà như cổ tích thời hiện đại.nguon tinhnhanh

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết