MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Ý nghĩa các thông số của MainBoard và CPU

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,

[You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this image.]
Việc
hiểu được ý nghĩa các thông số kĩ thuật của Main và CPU sẽ giúp bạn rất
nhiều trong việc chọn mua máy tính để vừa tiết kiệm mà lại đạt hiệu quả
cao.

Đơn vị xử lí trung tâm - Central Processing Unit (CPU)

Ví dụ mẫu: P4 2.8Ghz (511)/Socket 775/ Bus 533/ 1024K/ Prescott CPU1. CPU

P4:
viết tắt của từ Pentium 4, tức là tên của loại vi xử lý (VXL). Đây là
loại vi xử lý của hãng Intel. 2.8 Ghz, chỉ tốc độ xung đồng hồ của vi
xử lý. Con số này là một trong những thước đo sức mạnh của vi xử lý,
tuy vậy nó không phải là tất cả. Đôi lúc chỉ là một con số nhằm so sánh
tương đối sức mạnh của VXL. Con số 511 phía sau con số thể hiện chất
lượng và vị thế của con VXL trong toàn bộ các sản phẩm thuộc cùng dòng.
Con số này là một quy ước của hãng Intel. Số càng cao chứng tỏ VXL càng
tốt.

Socket 775: chỉ loại khe cắm của CPU. Đây
là đặc tính để xét sự tương hợp giữa vi xử lý và mainboard (Bo mạch chủ
- BMC). Bo mạch chủ phải hỗ trợ loại socket này thì vi xử lý mới có thể
hoạt động được.

Bus 533:
chỉ tốc độ "lõi" của
đường giao tiếp giữa VXL và BMC. Một vi xử lý được đánh giá nhanh hay
chậm tuỳ thuộc khá lớn vào giá trị này. Vi xử lý chạy được bus 533 thì
đương nhiên hơn hẳn so với vi xử lý chỉ chạy được bus 400 Mhz. Khi chọn
main và CPU bạn phải chọn CPU có BUS thấp hơn hoặc bằng main thì CPU
mới làm việc được tối đa công suất.

1024K: chỉ
bộ nhớ đệm của vi xử lý. Đây là vùng chứa thông tin trước khi đưa vào
cho vi xử lý trung tâm (CPU) thao tác. Thường thì tốc độ xử lý của CPU
sẽ rất nhanh so với việc cung cấp thông tin cho nó xử lý, cho nên,
không gian bộ nhớ đệm (cache) càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu
trực tiếp từ vùng này. Một số Vi xử lý còn làm bộ nhớ đệm nhiều cấp. Số
1024 mà bạn thấy đó chính là dung lượng bộ nhớ đệm cấp 2, 1024 KB = 1
MB.

Prescott: tên một dòng vi xử lý của Intel.
Dòng vi xử lý này có khả năng xử lý video siêu việt nhất trong các dòng
vi xử lý cùng công nghệ của Intel. Tuy nhiên, đây là dòng CPU tương đối
nóng, tốc độ xung đồng hồ tối đa đạt 3.8 Ghz.

Thông số trên Mainboard

Vídụ mẫu: ASUS Intel 915GV P5GL-MX, Socket 775/ s/p 3.8Ghz/ Bus 800/
Sound& Vga, Lan onboard/PCI Express 16X/ Dual 4DDR400/ 3 PCI/ 4
SATA/ 8 USB 2.0.


ASUS Intel 915GV P5GL-MX: tên của loại bo mạch chủ.

s/p 3.8 GHz:
tốc độ xung đồng hồ tối đa của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. Như đã nói ở
trên, loại mainboard này hỗ trợ VXL Prescott nên tốc độ xung nhịp tối
đa mà nó hỗ trợ là 3.8 Ghz.

PCI Express 16X:
tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là
loại khe cắm hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu khá nhanh giữa bo mạch chủ
và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông
giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số
bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần,
thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (VXL trung
tâm của card màn hình)

Bus 800: chỉ tần số hoạt
động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ.
Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn.

Sound& Vga, Lan onboard:
bo mạch chủ này đã được tích hợp sẵn card âm thanh, card màn hình và
card mạng phục vụ cho việc kết nối giữa các máy tính với nhau (card
mạng). Nếu không thấy thông số này nghĩa là main chỉ hỗ trợ card rời.

Dual 4DDR400: trên
bo mạch chủ này có 4 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 400
Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với
tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính.
Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ
chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu
suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM.

3PCI, 4SATA, 8 USB 2.0: trên
bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp
với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 4SATA là 4 khe
cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh
hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi
dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo
mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 8 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ
trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương
thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1

macsuong

macsuong
,
,

[You must be registered and logged in to see this link.]

[You must be registered and logged in to see this image.]Sứcmạnh và tốc độ của máy vi tính thường được đánh giá qua tốc độ của bộvi xử lý (CPU). Hiện nay có rất nhiều chủng loại CPU với các công nghệvà tốc độ xử lý khác nhau đáp ứng cho mọi nhu cầu sử dụng.
Sau đây là các thông số cần biết trước khi lựa chọn CPU:


Nhà sản xuất:
Hiện nay có 2 nhà sản xuất CPU lớn đó là AMD và Intel, việc chọn nhà sản xuất nào cũng chủ yếu là do cảm tính mà thôi.

CPU AMD có tốc độ cao nhưng tỏa nhiệt nhiều, mà yếu tố nhiệt độ có ảnh
hưởng rất lớn đến sự ổn định của toàn hệ thống. Nếu vấn đề nhiệt độ
được giải quyết tốt thì AMD là một lựa chọn đáng quan tâm vì nó có giá
thành rẻ.
• CPU Intel thông dụng và được nhiều
người lựa chọn do sự nổi tiếng của thương hiệu, tính ổn định cũng như
sự tương thích của nó.
Loại, công nghệ:
AMD và Intel đều đưa ra những công nghệ và tốc độ, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng khác nhau, có thể chia làm 3 loại chính:

Loại thấp: AMD Sempron, Intel Celeron. Dành cho các máy vi tính rẻ
tiền, sử dụng để học, Internet, các ứng dụng văn phòng, giải trí thông
thường...
• Loại trung bình: AMD Athon 64,
Intel Pentium 4. Dành cho các máy vi tính xử dụng hầu hết các chương
trình ứng dụng, giải trí... với tốc độ xử lý cao.

Loại cao cấp: AMD Athlon 64 x2, AMD Athlon FX, AMD Quad-Core,... hoặc
Intel Core Duo, Intel Core2 Duo, Intel Core2 Quad... với công nghệ đa
nhân (lõi) xử lý dành cho các máy vi tính sử dụng các chương trình
chuyên nghiệp, thiết kế, xử lý đồ họa cao cấp hoặc các máy Server trong
hệ thống mạng.
Tốc độ xử lý:

Tốc độ xử lý của CPU là tầng số xung xử lý dữ liệu, hiện nay được tính
bằng Ghz (Gigahertz). Việc lựa chọn tốc độ của CPU thường chủ yếu dựa
trên nhu cầu sử dụng và giá thành, tuy nhiên một CPU loại thấp có tốc
độ cao cũng không thể bằng được một CPU loại cao cấp nhưng có tốc độ
thấp hơn.
Bus:

Tốc độ Bus của CPU là tốc độ của xung truyền dữ liệu trong hệ thống,
được tính bằng Mhz (Megahertz). Tốc độ này phải cùng tương thích với
tốc độ của Mainboard, thường ta hay lựa chọn CPU có Bus thấp hơn
Mainboard, không bao giờ chọn bus cao hơn
Cache:

Là bộ nhớ đệm nằm bên trong CPU, bộ nhớ đệm càng lớn thì việc tiếp
nhận và lưu dữ liệu để xử lý nhiều hơn qua đó làm tăng tốc độ xử lý của
CPU. Các CPU loại thấp bộ nhớ đệm thường chỉ có khoảng từ 256KB đến
512KB. Các CPU loại cao cấp hiện nay có bộ nhớ đệm từ 2MB đến 8MB
(1MB=1024KB).
Chuẩn chân cắm:
• Đó là số
lượng và vị trí chân cắm của CPU, phải tương thích với Mainboard. Hiện
nay chuẩn chân cắm của AMD là Socket AM2, của Intel là Socket 775.
Phụ kiện kèm theo:

CPU đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, CPU được đựng trong vĩ
bằng nhựa, quạt giải nhiệt, tem Logo, sách giới thiệu, hướng dẫn, có
thể kèm theo giấy chứng nhận sản phẩm chính hiệu.
• Một số loại CPU thuộc dạng rời (Tray) không có hộp và giấy chứng nhận được bán với giá rẻ hơn.
Bảo hành:

CPU thường được bảo hành 36 tháng (3 năm) với điều kiện tem bảo hành
còn giá trị và không có hiện tượng bị cháy nổ, hư hỏng chân cắm...
LỰA CHỌN CPU:
Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn CPU thích hợp với các thông số cần chú ý bên trên, sau đây là một số gợi ý:
Lựa chọn theo chi phí:
• Nếu chi phí ít, CPU được chọn sẽ là loại cấp thấp rẻ tiền với các hạn chế về công nghệ, tốc độ,...

Nếu chi phí không thành vấn đề thì hãy chọn các loại CPU đắt tiền,
những loại này thường có công nghệ mới nhất và tốc độ cao nhất ở thời
điểm hiện tại.
Lựa chọn theo nhu cầu:

Nếu sử dụng trong công việc văn phòng và học thì chỉ cần chọn CPU loại
thấp hoặc trung bình, nhà sản xuất nào, công nghệ nào,... cũng không
quan trọng miễn là có thể tương thích với Mainboard.

Nếu sử dụng trong các công việc chuyên nghiệp như thiêt kế, đồ họa,...
hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi cấu hình máy mạnh thì nên chọn CPU loại
cao cấp với các công nghệ mới nhất. Các CPU loại này có thể đáp ứng
được hầu hết các chương trình đòi hỏi tốc độ xử lý cao.
Nâng cấp, thay mới Mainboard:

Khi nâng cấp hoặc thay mới CPU cần phải chú ý đến thông số cho phép
của Mainboard, các CPU đời mới sẽ không tương thích với các Mainboard
đời cũ.
• Trong một số trường hợp nếu không
tìm được CPU tương thích với Mainboard cũ thì phải chấp nhận thay mới
cả Mainboard và CPU.
LƯU Ý:

CPU và Mainboard phải đi đôi với nhau, việc lựa chọn CPU hay Mainboard
trước cũng được nhưng cái lựa sau phải căn cứ theo các thông số của cái
lựa trước.
-------------------------
So sánh CPU: Dual-core và Core 2 Duo
Cả hai đều là CPU 2 nhân của Intel, tuy nhiên so sánh giữa 2 con này
thì con Duo Core (với tên gọi là Pentium D) sẽ chạy đơn nhanh hơn nhưng
nếu chạy đa nhiệm (multi) thì thua Duo 2 Core, Duo Core tỏa nhiệt, tiêu
thụ điện năng cao hơn Duo 2 core, level cache 2 của duo Core dùng riêng
nên so với Do 2 Core sẽ chậm nhịp hơn so với duo 2 Core

-Duo Core la thế hệ 2 còn core 2 duo là thế hệ thứ 3, loại 3 này rất
cool chạy nhanh và tiết kiệm điện năng hơn hẳn với công nghệ 65 va
45nm. Muốn cool hơn nữa thì chơi core 2 quad và xeon, mấy con này
đều là công nghệ mới cả đấy. phải coi xem có thích hợp với
mainboard nữa . Core 2 chơi chip 945->. Core 2 quad thì tùy, tốt
nhất nên chơi các chíp mới ra như g31,p35,x38...Còn thằng xeon thi chơi
chip 965 trở lên[You must be registered and logged in to see this image.]
INTEL DUO CORE E5200 (2.5GHz)
Socket 775, 2M Core Duo, Bus 800
Giá bán: 1,308,000 VNĐ


[You must be registered and logged in to see this image.]
INTEL CORE 2 DUO E8200 (2.33GHz)
Socket 775, 6MB Core 2 Duo 2.33Ghz, Bus 1333
Giá bán: 3,378,000 VNĐ


Trong lúc Core Duo vừa ra đời, thì ngay lập tức sau đó Core 2 Duo cũng
được giới thiệu. Có người đặt ra câu hỏi: phải chăng Core 2 Duo là
phiên bản sửa lỗi gì đó cho Core Duo? Câu hỏi này cũng có lý, vì thường
thì thời gian giới thiệu và sử dụng dòng chip mới phải diễn ra khá lâu,
sau đó mới có dòng chip tiếp theo được dùng rộng rãi hơn... hay vì tốc
độ phát triển của công nghệ nhanh hơn bình thường, vì vậy mà việc xuất
hiện Core 2 Duo đã khiến chúng ta băn khoăn không rõ nguyên nhân.
Thực sự bên cạnh những nguyên nhân về cạnh tranh với các dòng chip
Turion 64 và Turion 64 X2 của AMD, thì việc xuất hiện dòng Core 2 Duo
được Intel giải thích đơn giản hóa bằng 02 câu hỏi: "how much more
perfomance are we getting?" và "what happens to battery life?". Chỉ với
02 câu hỏi này thôi, nhưng nó giúp cho chúng ta có những quyết định
đúng đắn khi mua máy tính cần thiết phải là Core 2 Duo hay chỉ cần Core
Duo là đủ? Còn câu hỏi về lỗi thiết kế, có lẽ chỉ là một quan điểm cá
nhân chưa có bằng chứng gì xác thực.
Như vậy, nhãn hiệu Centrino và Centrino Duo đã được Intel đầu tư rất
nhiều tiền của để tiếp tục thống lĩnh thị trường CPU của máy tính. Theo
kiến trúc này, thì một nền tảng Centrino hoặc Centrino Duo đòi hỏi nhà
sản xuất phải mua ít nhất 03 thành phần của Intel (CPU, Chipset và
Networking) thay vì chỉ 1. Như vậy mới thấy rằng tại sao AMD nhất định
tham gia thị trường chipset bằng cách mua lại ATI. 2007, quý I Intel sẽ
phát hành dòng Low Voltage Core 2 Duo: L7400 và L7200 với tốc độ 1.5GHz
và 1.33GHz tương ứng. Quý II, Intel sẽ phát hành toàn bộ dòng Core 2
Duo với tốc độ FSB lên đến 800MHz, và dòng Ultra Low Voltage Core 2 Duo
U7500. Có một chú ý nhỏ, với các dòng Core 2 Duo trước, việc tương
thích với hệ thống cũ được đặt ra trong thiết kế, nhưng với các dòng
Core 2 Duo sau, do tốc độ FSB được nâng cao hơn (đồng nghĩa với việc
ngốn điện nhiều hơn) và được thiết kế socket cắm kiểu khác, Socket-P,
do đó các dòng mới được giới thiệu vào năm 2007 sẽ không dùng được với
mainboard của Core 2 Duo và Core Duo .

Các ứng dụng bình thường được xử lý nhanh hơn với Core 2 Duo, nhưng
thực sự Core 2 Duo phát huy tối đa hiệu xuất với các ứng dụng cần nhiều
xử lý nhất như: đồ họa 3D và media encoding. Thực sự Core 2 Duo không
đáng thuyết phục đa số người dùng, nhưng nếu bạn phải làm việc với đồ
họa trên chiếc laptop của mình, thì bạn nên lựa chọn cho mình Core 2
Duo hơn.

Một trong những lĩnh vực mà hầu hết chúng ta quan tâm, đó là tốc độ của
game trên laptop. Hầu hết laptop được bán hiện nay đều bị giới hạn về
GPU. Chúng ta hy vọng rằng trong tương lai gần, sẽ có những dòng
high-end laptop dành cho game, lúc đó việc xác định sự hơn kém của Core
2 Duo và Core Duo sẽ được làm rõ hơn khi mà giới hạn về GPU được giải
quyết. Riêng về sự quan trọng của card đồ họa, chúng tôi sẽ cố gắng
biên tập trong một bài viết khác để chúng ta có được cái nhìn tổng thể
hơn.

Cho dù Core 2 Duo hiện nay là một trong những điểm chú ý của người dùng
(tháng 11/2006), nhưng quả thực rất nhiều người đang mong chờ ở thời
điểm 2007, khi mà các dòng chip Core 2 Duo được thiết kế với FSB tốc độ
cao hơn (tại sao tốc độ FSB lại quan trọng như vậy, mời các bạn xem lại
bài viết về Dual Processor vs Dual Core)… nhưng không may là như vậy
thì việc tiêu thụ điện để có tốc độ đó cũng tăng theo tỷ lệ thuận,
trong khi đó việc cải tiến và nâng cao dung lượng battery ở thời điểm
này cũng là một thách thức đối với các nhà sản xuất máy tính.

Với người dùng Apple, việc nâng cấp từ MacBook hoặc MacBook Pro không
phải là bức thiết, tính cho đến thời điểm vào cuối năm nay 2006. Dĩ
nhiên, Apple cũng sẽ có cách của họ để khiển người dùng không thể cưỡng
được sự hấp dẫn của dòng Core 2 Duo.

Kết luận cuối cùng, nâng cấp từ Core Duo lên Core 2 Duo không có nhiều
thay đổi về tốc độ thực hiện chương trình, cũng như việc giảm tiêu thụ
năng lượng. Người dùng laptop Core Duo không có lý do gì để nâng cấp ở
thời điểm hiện nay, thay vào đó là nên chờ đợi một hệ thống mới với nền
tảng Santa Rosa.
Tổng hợp từ nhiều nguồn


macsuong

macsuong
,
,

Những thông số thường đi kèm trong các bảng báo giá cung cấp cho khách
hàng nhận biết được thông tin về model các dòng chipset (cho
motherboard), tốc độ, tính năng và mức độ hỗ trợ...

Để có thể
hiểu rõ hơn về những thông số được cung cấp trong các model motherboard
hay CPU từ bảng báo giá, Nhịp cầu Nhịp sống số xin trích lược nội dung
bài viết "Cách xem thông tin linh kiện phần cứng máy tính trên các bảng
báo giá" (KHPT) để bạn có thể hiểu rõ hơn.

CPU (Bộ vi xử lý)

Đầu
tiên là tốc độ xử lý của CPU tính bằng GHz (trước đây, ở thời điểm CPU
Pentium III còn thịnh hành, tốc độ này nằm ở mức thấp hơn, tính bằng
MHz, 1 GHz = 1.000 MHz). Nếu là loại CPU 2 nhân (Core2 Duo hoặc Dual
Core), 4 nhân (Core2 Quad, Quad Core Phenom) thì tốc độ xử lý sẽ nhanh
gấp 2, 4 lần về thời gian xử lý công việc, còn tốc độ thực của CPU vẫn
gọi theo tốc độ của 1 nhân. Chẳng hạn, nếu máy tính dùng CPU Intel
Core2 Duo E4600 thì tốc độ của nó vẫn là 2.4 GHz chứ không phải là 4.8
GHz, nhưng bên trong nó có đến 2 nhân, mỗi nhân có thể hiểu nôm na như
là 1 CPU độc lập có tốc độ 2.4 GHz, khi xử lý công việc thì cả 2 nhân
đều hoạt động nên có thể giảm phân nửa thời gian. Đơn giản, bạn có thể
hình dung, mỗi nhân sẽ là 1 người công nhân, nên với cùng một khối
lượng công việc mà có đến 2 người công nhân đều tay cùng làm thì thời
gian hoàn thành ắt sẽ nhanh hơn. Thông số này ghi kèm với tên CPU, sau
model CPU.

Hiện nay, đa số các cửa hàng đều ghi CPU, một số
ít dịch ra tiếng Việt là bộ vi xử lý hoặc ghi tắt là BXL. Đầu tiên, xét
về nhãn hiệu, trên thị trường Việt Nam chỉ có 2 nhãn hiệu: Intel và
AMD, trong đó Intel chiếm đa số. Mỗi nhãn hiệu lại được chia thành
nhiều nhóm (hoặc gọi là dòng) sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại, Intel có
6 nhóm, gồm: Celeron (loại 1 nhân và 2 nhân), Pentium D (trước đây còn
có Pentium II, III, IV), Core2 Duo, Core2 Quad, Xeon, server. Còn AMD
chỉ có 3 nhóm: Sempron, Athlon và Quad Core Phenom. Mặc dù được chia
làm nhiều nhóm với các tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều có các thông
số đặc trưng.


Kế tiếp là tốc độ bus tính bằng MHz. Hiện nay,
nhóm Celeron có 2 tốc độ bus là 533 MHz và 800 MHz, các nhóm còn lại đã
đề cập ở trên có tốc độ bus cao hơn; chẳng hạn, Pentium D có bus 800
MHz, Core2 Duo có bus 800, 1066, 1333 MHz. Tốc độ bus của CPU càng lớn
thì thời gian xử lý công việc của nó sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, tốc độ
bus của CPU phải nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ bus của mainboard. Thông số
này được ghi rõ trên báo giá.

Tiếp đến là socket của CPU. Thông
số này thể hiện sự tương thích tất yếu giữa CPU và mainboard. Nghĩa là,
nếu CPU và mainboard không cùng socket thì không kết hợp được. Thông số
này sẽ được nhà sản xuất CPU thay đổi qua từng giai đoạn và công nghệ,
ở thời điểm hiện nay, các nhóm CPU của Intel dùng socket 775, còn CPU
của AMD là AM2. Trước đó, CPU Intel có nhiều loại socket khác, như 478,
423, 370... Thông số này thường ghi sau thông số bus, CPU Intel ghi là
LGA kèm với số socket; còn AMD ghi rõ chữ socket và loại socket.

Ngoài
ra, còn có thông số bộ nhớ đệm cache. Trên bảng báo giá, thông số này
không được ghĩ rõ tên, chỉ có dung lượng của nó là 512 KB, 1 MB, 2 MB,
4 MB, 6 MB, 8 MB. Thông số này thường nằm ở vị trí đầu tiên trong cột
chứa các chỉ số của CPU.

Mainboard (Motherboard - Bo mạch chủ)

Đầu
tiên là thông số socket. Do hiện nay chỉ có loại mainboard hỗ trợ
socket 775 nên một số bảng báo giá ghi socket ngay sau nhãn hiệu
mainboard hoặc ghi ngay sau model mainboard (ví dụ: Intel D945 GCPE
(775) hoặc mainboard Asus socket 775, hoặc AMD mainboard socket AM2...).


cột diễn giải thông tin, thông số đầu tiên là loại chipset dùng trong
mainboard (ví dụ: chip Intel 945GC, chip Intel G31, chip Geforce, chip
VIA...), đây là chipset cầu bắc (nằm gần CPU), khi đó chipset cầu nam
là loại thường nên không được ghi rõ. Còn nếu thông tin này có thêm dấu
gạch chéo (/) ở giữa, mainboard này dùng chipset cầu bắc và cầu nam có
tiếng tăm. Chẳng hạn, nếu thấy “chip Intel G33/ICH9”, điều đó cho biết
mainboard này dùng loại chíp G33 để làm chipset cầu bắc và dùng chíp
ICH9 làm chipset cầu nam. Tương tự, bạn có thể thấy chip Intel
945GC/ICH7, chip Geforce 7050/nForce 610i. Chipset cầu bắc dùng để điều
khiển CPU, RAM..., chipset cầu nam điều khiển các khe cắm đĩa cứng,
CD/DVD, USB, PCI... Do vậy, nếu mainboard dùng loại chip không có tiếng
(hoặc loại chip đời cũ) cho chipset cầu nam thì nhiều khả năng là
mainboard này không nhận được đĩa cứng có dung lượng lớn, cỡ vài trăm
GB.

Thông số ghi kế tiếp là tốc độ bus của mainboard. Thông số
này có thể ghi ở dạng: FSB 800, FSB 1066, FSB 1333..., tức là tốc độ
bus mà các mainboard này hỗ trợ là 800 MHz, 1066 MHz, 1333 MHz... Như
đã đề cập, khi chọn CPU bạn cần chú ý đến tốc độ bus của CPU và thông
số này. Nếu thông số này ghi ở dạng FSB 1066/1333 (OC) thì ngoài tốc độ
bus thực 1066 MHz, nó có thể hỗ trợ được tốc độ bus 1333 MHz khi thực
hiện ép xung (over clock) CPU bằng cách cắm lại jumper hoặc điều chỉnh
trong trình BIOS setup. Đây là tốc độ bus đỉnh điểm mà mainboard có hỗ
trợ, do vậy nó hoàn toàn hỗ trợ các tốc độ bus thấp hơn như 800 MHz,
667 MHz, 533 MHz theo tính tương thích ngược. Một số bảng báo giá có
ghi rõ các tốc độ này.

Thông số ghi ngay sau tốc độ bus là loại
RAM mà mainboard hỗ trợ. Chẳng hạn: “Dual channel DDRAM2 (667)”, nghĩa
là mainboard này dùng RAM DDR2 có tốc độ bus tối đa là 667 MHz, có 2
khe cắm RAM để chạy chế độ kênh đôi. Nếu mainboard có số khe cắm RAM
nhiều hơn, bạn sẽ thấy “Dual channel 4*DDR2 1066/800/667/533 max 8 GB”,
thông tin này cho biết mainboard có 4 khe cắm RAM DDR2 hỗ trợ chế độ
kênh đôi, dùng được các loại RAM DDR2 có tốc độ bus 1066 MHz, 800 MHz,
677 MHz, 533 MHz với tổng dung lượng bộ nhớ tối đa là 8 GB, mỗi khe cắm
chỉ nhận được tối đa là thanh RAM DDR2 có dung lượng 2 GB.

Các
thông số ghi tiếp theo thể hiện các khe cắm card màn hình, PCI, số cổng
USB, card mạng, số cổng cắm đĩa cứng... Ví dụ: Nếu bạn thấy “1*PCI
Ex16, 3*PCI Ex1, 2*PCI, 8 channel S/Pdif out, gigabit LAN, 1*ATA 133,
4*SATA 3.0 Gb/s, 12*USB 2.0” thì chắc chắn mainboard này có 1 khe cắm
card màn hình rời loại PCI Express 16x, 3 khe cắm PCI Express 1x
(thường dùng cắm card âm thanh), 2 khe cắm PCI thường (màu trắng), card
âm thanh onboard hỗ trợ chuẩn 8.1, card mạng LAN onboard tốc độ 1 Gb/s,
1 ngõ cắm ATA dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp ATA, 4 cổng
cắm SATA tốc độ 3 Gb/s (thông số này có thể ghi ở dạng khác là 4*SATA
2) dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp SATA, và 12 ngõ cắm USB
2.0 (thực ra trên mainboard thường chỉ có sẵn khoảng 4, 6, 8 ngõ cắm
USB, số cổng USB còn lại phải cắm dây trên mainboard). Ngoài ra, nếu
trong dãy thông số trên, nếu bạn thấy có dòng chữ “VGA onboard” hoặc
“VGA GMA 950” là mainboard tích hợp card màn hình onboard, “2*PCI Ex16”
hoặc “2*VGA PCI Ex16” là có 2 khe cắm card màn hình PCI Express 16x.
Sau dãy thông số này là các thông số phụ cho biết khả năng hỗ trợ mở
rộng của mainboard (như cổng cắm IEEE 1394, card mạng không dây...) và
các công nghệ mới tích hợp trong mainboard.

Đối với thông số hỗ
trợ CPU, có nơi ghi tất cả các tên nhóm CPU mà mainboard hỗ trợ trong
phần model mainboard, hoặc ghi ở cuối phần diễn giải thông tin mainboard

Theo: KHPT

macsuong

macsuong
,
,

CPU


Hiện nay, đa số các cửa hàng đều ghi CPU, một số ít dịch ra
tiếng Việt là bộ vi xử lý hoặc ghi tắt là BXL. Đầu tiên, xét về nhãn hiệu, trên
thị trường Việt Nam
chỉ có 2 nhãn hiệu: Intel và AMD, trong đó Intel chiếm đa số. Mỗi nhãn hiệu lại
được chia thành nhiều nhóm (hoặc gọi là dòng) sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại,
Intel có 6 nhóm, gồm: Celeron (loại 1 nhân và 2 nhân), Pentium D (trước đây còn
có Pentium II, III, IV), Core2 Duo, Core2 Quad, Xeon, server. Còn AMD chỉ có 3
nhóm: Sempron, Athlon và Quad Core Phenom. Mặc dù được chia làm nhiều nhóm với
các tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều có các thông số đặc trưng.



Đầu tiên là tốc độ xử
lý của CPU
tính bằng GHz (trước đây, ở thời điểm CPU Pentium III còn thịnh
hành, tốc độ này nằm ở mức thấp hơn, tính bằng MHz, 1 GHz = 1.000 MHz). Nếu là
loại CPU 2 nhân (Core2 Duo hoặc Dual Core), 4 nhân (Core2 Quad, Quad Core
Phenom) thì tốc độ xử lý sẽ nhanh gấp 2, 4 lần về thời gian xử lý công việc,
còn tốc độ thực của CPU vẫn gọi theo tốc độ của 1 nhân. Chẳng hạn, nếu máy tính
dùng CPU Intel Core2 Duo E4600 thì tốc độ của nó vẫn là 2.4 GHz chứ không phải
là 4.8 GHz, nhưng bên trong nó có đến 2 nhân, mỗi nhân có thể hiểu nôm na như
là 1 CPU độc lập có tốc độ 2.4 GHz, khi xử lý công việc thì cả 2 nhân đều hoạt
động nên có thể giảm phân nửa thời gian. Đơn giản, bạn có thể hình dung, mỗi
nhân sẽ là 1 người công nhân, nên với cùng một khối lượng công việc mà có đến 2
người công nhân đều tay cùng làm thì thời gian hoàn thành ắt sẽ nhanh hơn. Thông
số này ghi kèm với tên CPU, sau model CPU.



Kế tiếp là tốc độ bus
tính bằng MHz. Hiện nay, nhóm Celeron có 2 tốc độ bus là 533 MHz và 800 MHz,
các nhóm còn lại đã đề cập ở trên có tốc độ bus cao hơn; chẳng hạn, Pentium D
có bus 800 MHz, Core2 Duo có bus 800, 1066, 1333 MHz. Tốc độ bus của CPU càng
lớn thì thời gian xử lý công việc của nó sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, tốc độ bus
của CPU phải nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ bus của mainboard. Thông số này được ghi
rõ trên báo giá.



Tiếp đến là socket của CPU. Thông số này thể hiện sự tương
thích tất yếu giữa CPU và mainboard. Nghĩa là, nếu CPU và mainboard không cùng
socket thì không kết hợp được. Thông số này sẽ được nhà sản xuất CPU thay đổi
qua từng giai đoạn và công nghệ, ở thời điểm hiện nay, các nhóm CPU của Intel
dùng socket 775, còn CPU của AMD là AM2. Trước đó, CPU Intel có nhiều loại
socket khác, như 478, 423, 370... Thông số này thường ghi sau thông số bus, CPU
Intel ghi là LGA kèm với số socket; còn AMD ghi rõ chữ socket và loại socket.



Ngoài ra, còn có thông số bộ nhớ đệm cache. Trên bảng báo
giá, thông số này không được ghĩ rõ tên, chỉ có dung lượng của nó là 512 KB, 1
MB, 2 MB, 4 MB, 6 MB, 8 MB. Thông số này thường nằm ở vị trí đầu tiên trong cột
chứa các chỉ số của CPU.






· Mainboard


Đầu tiên là thông số socket. Do hiện
nay chỉ có loại mainboard hỗ trợ socket 775 nên một số bảng báo giá ghi socket
ngay sau nhãn hiệu mainboard hoặc ghi ngay sau model mainboard (ví dụ: Intel
D945 GCPE (775) hoặc mainboard Asus socket 775, hoặc AMD mainboard socket
AM2...).



Ở cột diễn giải thông tin, thông số đầu tiên là loại chipset
dùng trong mainboard (ví dụ: chip Intel 945GC, chip Intel G31, chip Geforce,
chip VIA...), đây là chipset cầu bắc (nằm gần CPU), khi đó chipset cầu nam là
loại thường nên không được ghi rõ. Còn nếu thông tin này có thêm dấu gạch chéo
(/) ở giữa, mainboard này dùng chipset cầu bắc và cầu nam có tiếng tăm. Chẳng
hạn, nếu thấy “chip Intel G33/ICH9”, điều đó cho biết mainboard này dùng loại
chíp G33 để làm chipset cầu bắc và dùng chíp ICH9 làm chipset cầu nam. Tương
tự, bạn có thể thấy chip Intel 945GC/ICH7, chip Geforce 7050/nForce 610i.
Chipset cầu bắc dùng để điều khiển CPU, RAM..., chipset cầu nam điều khiển các
khe cắm đĩa cứng, CD/DVD, USB, PCI... Do vậy, nếu mainboard dùng loại chip
không có tiếng (hoặc loại chip đời cũ) cho chipset cầu nam thì nhiều khả năng
là mainboard này không nhận được đĩa cứng có dung lượng lớn, cỡ vài trăm GB.



Thông số ghi kế tiếp là tốc
độ bus của mainboard
. Thông số này có thể ghi ở dạng: FSB 800, FSB 1066,
FSB 1333..., tức là tốc độ bus mà các mainboard này hỗ trợ là 800 MHz, 1066
MHz, 1333 MHz... Như đã đề cập, khi chọn CPU bạn cần chú ý đến tốc độ bus của
CPU và thông số này. Nếu thông số này ghi ở dạng FSB 1066/1333 (OC) thì ngoài tốc
độ bus thực 1066 MHz, nó có thể hỗ trợ được tốc độ bus 1333 MHz khi thực hiện
ép xung (over clock) CPU bằng cách cắm lại jumper hoặc điều chỉnh trong trình
BIOS setup. Đây là tốc độ bus đỉnh điểm mà mainboard có hỗ trợ, do vậy nó hoàn
toàn hỗ trợ các tốc độ bus thấp hơn như 800 MHz, 667 MHz, 533 MHz theo tính
tương thích ngược. Một số bảng báo giá có ghi rõ các tốc độ này.



Thông số ghi ngay sau tốc độ bus là loại RAM mà mainboard hỗ
trợ. Chẳng hạn: “Dual channel DDRAM2 (667)”, nghĩa là mainboard này dùng RAM
DDR2 có tốc độ bus tối đa là 667 MHz, có 2 khe cắm RAM để chạy chế độ kênh đôi.
Nếu mainboard có số khe cắm RAM nhiều hơn, bạn sẽ thấy “Dual channel 4*DDR2
1066/800/667/533 max 8 GB”, thông tin này cho biết mainboard có 4 khe cắm RAM
DDR2 hỗ trợ chế độ kênh đôi, dùng được các loại RAM DDR2 có tốc độ bus 1066
MHz, 800 MHz, 677 MHz, 533 MHz với tổng dung lượng bộ nhớ tối đa là 8 GB, mỗi
khe cắm chỉ nhận được tối đa là thanh RAM DDR2 có dung lượng 2 GB.



Các thông số ghi tiếp theo thể hiện các khe cắm card màn
hình, PCI, số cổng USB, card mạng, số cổng cắm đĩa cứng... Ví dụ: Nếu bạn thấy “1*PCI
Ex16, 3*PCI Ex1, 2*PCI, 8 channel S/Pdif out, gigabit LAN,
1*ATA 133, 4*SATA 3.0 Gb/s, 12*USB 2.0”
thì chắc chắn mainboard này có 1 khe cắm card màn hình rời loại PCI Express
16x, 3 khe cắm PCI Express 1x (thường dùng cắm card âm thanh), 2 khe cắm PCI
thường (màu trắng), card âm thanh onboard hỗ trợ chuẩn 8.1, card mạng LAN
onboard tốc độ 1 Gb/s, 1 ngõ cắm ATA dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp
ATA, 4 cổng cắm SATA tốc độ 3 Gb/s (thông số này có thể ghi ở dạng khác là
4*SATA 2) dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp SATA, và 12 ngõ cắm USB
2.0 (thực ra trên mainboard thường chỉ có sẵn khoảng 4, 6, 8 ngõ cắm USB, số
cổng USB còn lại phải cắm dây trên mainboard). Ngoài ra, nếu trong dãy thông số
trên, nếu bạn thấy có dòng chữ “VGA
onboard
” hoặc “VGA GMA 950” là
mainboard tích hợp card màn hình onboard,
“2*PCI Ex16”
hoặc “2*VGA PCI Ex16”
là có 2 khe cắm card màn hình PCI Express 16x. Sau dãy thông số này là các
thông số phụ cho biết khả năng hỗ trợ mở rộng của mainboard (như cổng cắm IEEE
1394, card mạng không dây...) và các công nghệ mới tích hợp trong mainboard.



Đối với thông số hỗ trợ CPU, có nơi ghi tất cả các tên nhóm
CPU mà mainboard hỗ trợ trong phần model mainboard, hoặc ghi ở cuối phần diễn
giải thông tin mainboard.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết