Sách Liệt Tử kể : Họ Thi, nước Lỗ, có hai người con trai, một người hiếu học, một người thích binh pháp.
Người còn hiếu học đem sở học của mình dân Tề Hầu, được Tề Hầu dùng làm sư phó cho các Công tử.
Người con thích việc binh, đem binh pháp của mình dân vua Sở, vua Sở mừng cho coi việc quân. Gia đình họ Thi trở nên giàu sang phú quý.
Người láng giềng là họ Mạnh, cũng có hai người con trai, một người học văn, một người học binh pháp nhưng rất nghèo túng, liền hỏi họ Thi.
Người họ Thi cứ thành thực mà kể.
Thế là, một người con trai họ Mạnh đem sở học của mình dân lên vua Tần. Vua Tần nói :
- Thời nay, các chư hầu dùng võ lực để xưng hùng xưng bá, chỉ cần lương thực và binh khí, nếu dùng nhân nghĩa và văn chương mà trị nước tất diệt vong.
Nói rồi, đem người con trai họ Mạnh ra thiến rồi mới thả về.
Người con trai khác qua nước Vệ, dâng thư lên vua Vệ. Vua Vệ nói :
- Nước Vệ nhỏ, chung quanh đều là nước lớn. Nước lớn thì mình thờ, nước nhỏ thì mình vỗ về, đó là cách an ổn. Nếu mà trông cậy vào binh lực thì sẽ bị diệt vong. Nếu cho tên này lành lặn, hắn sang giúp nước khác thì nước ta nguy vong.
Nói xong, chặt chân người con trai họ Mạnh, rồi sau đó thả cho về nước Lỗ.
Thấy hai con trai đi bán tài thất bại, ông họ Mạnh đấm ngực, mấy cha con sang trách móc họ Thi. Ông họ Thi nói :
- Gặp thời thì thịnh, không gặp thời thì suy. Con đường của ông và con đường của tôi giống nhau nhưng kết quả thì khác nhau, không phải hành động sai mà do thời. Ở đời, không có nguyên tắc nào luôn đúng, không có việc nào luôn luôn sai. Cái mà thời trước người ta dùng, thì có thể ngày nay người ta bỏ đi, cái mà ngày nay người ta bỏ đi, thì có thể sau này sẽ dùng. Dùng hay bỏ, đều không quyết định được là phải hay trái. Rình thời cơ, nắm lấy cơ hội, cái đó không có quy tắc nào cả mà thuộc vào sự lanh trí. Nếu không có sự lanh trí thì dù có biết rộng như Khổng Khâu, có tài như Lữ Thượng, thì đi đến đâu cũng khốn cùng.
Cha con họ Mạnh nghe xong, không buồn không giận mà cảm thấy rất yên lòng.
Người còn hiếu học đem sở học của mình dân Tề Hầu, được Tề Hầu dùng làm sư phó cho các Công tử.
Người con thích việc binh, đem binh pháp của mình dân vua Sở, vua Sở mừng cho coi việc quân. Gia đình họ Thi trở nên giàu sang phú quý.
Người láng giềng là họ Mạnh, cũng có hai người con trai, một người học văn, một người học binh pháp nhưng rất nghèo túng, liền hỏi họ Thi.
Người họ Thi cứ thành thực mà kể.
Thế là, một người con trai họ Mạnh đem sở học của mình dân lên vua Tần. Vua Tần nói :
- Thời nay, các chư hầu dùng võ lực để xưng hùng xưng bá, chỉ cần lương thực và binh khí, nếu dùng nhân nghĩa và văn chương mà trị nước tất diệt vong.
Nói rồi, đem người con trai họ Mạnh ra thiến rồi mới thả về.
Người con trai khác qua nước Vệ, dâng thư lên vua Vệ. Vua Vệ nói :
- Nước Vệ nhỏ, chung quanh đều là nước lớn. Nước lớn thì mình thờ, nước nhỏ thì mình vỗ về, đó là cách an ổn. Nếu mà trông cậy vào binh lực thì sẽ bị diệt vong. Nếu cho tên này lành lặn, hắn sang giúp nước khác thì nước ta nguy vong.
Nói xong, chặt chân người con trai họ Mạnh, rồi sau đó thả cho về nước Lỗ.
Thấy hai con trai đi bán tài thất bại, ông họ Mạnh đấm ngực, mấy cha con sang trách móc họ Thi. Ông họ Thi nói :
- Gặp thời thì thịnh, không gặp thời thì suy. Con đường của ông và con đường của tôi giống nhau nhưng kết quả thì khác nhau, không phải hành động sai mà do thời. Ở đời, không có nguyên tắc nào luôn đúng, không có việc nào luôn luôn sai. Cái mà thời trước người ta dùng, thì có thể ngày nay người ta bỏ đi, cái mà ngày nay người ta bỏ đi, thì có thể sau này sẽ dùng. Dùng hay bỏ, đều không quyết định được là phải hay trái. Rình thời cơ, nắm lấy cơ hội, cái đó không có quy tắc nào cả mà thuộc vào sự lanh trí. Nếu không có sự lanh trí thì dù có biết rộng như Khổng Khâu, có tài như Lữ Thượng, thì đi đến đâu cũng khốn cùng.
Cha con họ Mạnh nghe xong, không buồn không giận mà cảm thấy rất yên lòng.
-------------
lời bình: - Kẻ học văn: Tần là nước hung tàn, dùng võ lực để bình thiên hạ, lại đem điều nhân nghĩa mà dâng lên, tất nhiên là không hợp.
- Kẻ học võ: Tề là nước nhỏ, vua lại hèn nhát, dâng binh thư cũng là không hợp.
Trong sử xưa, thường những người muốn tự tiến thân, đều phải tìm hiểu qua nước đó thế nào, vua ra sao mà tự tìm cách tiến cử thích hợp
Sưu tầm từ Khongtu.com
- Kẻ học võ: Tề là nước nhỏ, vua lại hèn nhát, dâng binh thư cũng là không hợp.
Trong sử xưa, thường những người muốn tự tiến thân, đều phải tìm hiểu qua nước đó thế nào, vua ra sao mà tự tìm cách tiến cử thích hợp
Sưu tầm từ Khongtu.com