Nhà báo, sử gia Stanley Karnow là người Mỹ đã phỏng vấn độc quyền đại tướng Võ Nguyên Giáp sau chiến tranh Việt Nam - cuộc trò chuyện thẳng thắn về những cuộc chiến tại Việt Nam trên tờ New York Times năm 1990 với tựa đề “Ký ức của tướng Giáp”.
Ông bảo đến giờ vẫn còn nhớ như in ngày ông ngồi trong một căn phòng kiểu cổ ở Hà Nội và nghe tướng Giáp, con người huyền thoại vẫn còn bí ẩn với thế giới phương Tây, nói về chiến thắng thần kỳ của ông và dân tộc Việt Nam trước những cuộc chiến đầy bi kịch trong lịch sử nhân loại. Stanley Karnow đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện nhân dịp sinh nhật đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2010).
- Lần đầu tiên ông phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp là khi nào?
- Lần đầu tiên tôi gặp ông là sau chiến tranh, khoảng năm 1990. Bởi vì trong suốt thời chiến người Mỹ không thể đến miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi gặp nhau tại một tòa nhà kiểu cổ ở Hà Nội, gần khách sạn của tôi. Chúng tôi nói chuyện, sau đó tôi đến thăm nhà ông, gặp vợ ông và vài người thân khác trong gia đình ông.
Sau chuyến đi này tôi đã viết một bài lớn cho tờ New York Times về ông và sử dụng các nghiên cứu đó cho một phần trong quyển sách của mình sau này. Tôi đã nghiên cứu để biết về chiến tranh, về vai trò của ông lúc ông bắt đầu tham gia lãnh đạo Việt Minh... Tôi và ông Giáp nói chuyện với nhau và thực hiện cuộc phỏng vấn bằn
- Ông có bao giờ biết tại sao tướng Giáp lại đồng ý để ông - một người Mỹ - phỏng vấn vào giai đoạn mới vừa mở cửa không?
- Tôi nghĩ chắc vì ông đã đọc quyển Việt Nam: một lịch sử của tôi. Khi tôi ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông đã chấp nhận. Ông đã dành thời gian kể cho tôi nghe về Điện Biên Phủ, bằng cách di chuyển những ly tách và vật dụng đặt trên bàn ăn của chúng tôi.
Việc được gặp và phỏng vấn tướng Giáp là một điểm quan trọng thường được nhắc tới trong sự nghiệp báo chí và sử học của tôi.
- Có bất cứ thay đổi nào trong quan điểm của ông về cuộc chiến tranh sau khi ông trò chuyện với tướng Giáp?
- Tôi thật sự nghĩ rằng người Mỹ đã sai khi thực hiện cuộc chiến Việt Nam. Người Mỹ không có bất cứ một cơ hội nào có thể thắng tại đây. Đó cũng là chủ đề trong quyển sách của tôi. Khi nhìn lại tất cả, tôi thấy cuộc chiến là một bi kịch. Khoảng 60.000 người Mỹ chết và mất tích. Quá nhiều người Việt Nam chết. Quá nhiều gia đình Việt Nam mất người thân và bị nhiễm chất độc da cam.
Bất kể hoàn cảnh thế nào, tướng Giáp tỏ ra vô cùng kiên quyết. Và khi tôi hỏi ông: "Hãy giúp tôi hiểu vì sao không có một cơ hội nào cho người Mỹ thắng cuộc chiến này?", ông đã trả lời: "Bởi vì chúng tôi luôn kiên định và luôn sẵn sàng chiến đấu vượt qua mọi hoàn cảnh".
- Tướng Giáp có bao giờ nói với ông về cái giá con người phải trả trong cuộc chiến không?
- Ông kể nhiều về những nghĩa trang liệt sĩ, nơi chôn những binh lính chết trận và những bia mộ màu trắng ở đó. Có rất nhiều nghĩa trang có bia mộ màu trắng nhưng bên dưới không có thi thể hay tro cốt của ai cả. Đó là những ngôi mộ gió của những người lính đã chết trận tại miền Nam chưa tìm được dấu tích. Chúng ta có thể hiểu rằng khi một cuộc chiến diễn ra thì luôn có những hi sinh đau lòng.
Tướng Giáp không bao giờ nói với tôi về con số cụ thể người Việt Nam chết trong chiến tranh. Ông luôn nhắc lại rằng đó là một tổn thất lớn, nhưng cũng như ông ấy nói sẽ có những sự sống phải hi sinh vì cái quyết định phải chiến thắng đến cùng trong cuộc chiến ấy. Tôi đã nghe ông ấy nói và rất hiểu... Vào thời điểm đó mọi chuyện không thể khác được.
Tôi không có bất cứ phán xét nào về ý niệm đó. Chính tôi cũng là người lính trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi tôi 18, 19 tuổi. Tôi đã tường thuật cuộc chiến ở Algeria. Tôi đã quan sát nhiều cuộc chiến trong suốt cuộc đời mình, để hiểu rằng số người phải chết cho tất cả những hành vi chiến tranh đó thật khủng khiếp.
Tại sao ông viết về tướng Giáp là "người ngang hàng với những Grant, Lee, Rommel và MacArthur trong ngôi đền vinh danh các lãnh đạo quân sự thế giới"?
- Tôi đề cập rất nhiều vị tướng trong tác phẩm của mình để so sánh với ông. Ông đã kể tôi nghe về việc ông phải đối mặt với người Pháp từ năm 1946. Người Pháp bắt đầu tăng lực lượng của họ lên dữ dội. Khi ông Giáp nói với tôi về tướng Jean de Lattre de Tassigny của Pháp tại Việt Nam, ông vô cùng tự hào. Đó là một trong những vị tướng quan trọng nhất của người Pháp. Tướng Giáp tự hào vì mình đã thật sự đối mặt với vị tướng này trong chiến tranh. Ông làm tôi nhớ đến những vị tướng khác trong lịch sử.
Khi tướng Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, có một số cố vấn người nước ngoài luôn kề bên ông. Họ chỉ dẫn ông phải làm cái này, cái kia, phải điều khiển chiến dịch thế này, thế khác. Tướng Giáp bảo ông luôn lắng nghe những gì mà các cố vấn ấy nói, để rồi ông không ngủ được suốt cả đêm dài, phải quyết định cái gì là điều đúng đắn thật sự cần làm. Sáng hôm sau ông tự quyết định bài bố lại chiến dịch theo ý mình.
Ông đã ra lệnh phải đào sâu vào lòng đất để tiến vào trung tâm. Người Pháp không bao giờ tưởng tượng tướng Giáp có thể đưa đại bác lên các đỉnh đồi, sau đó chiến thắng với ít tổn thất nhất, và đó là một trong những chiến thắng đặc biệt nhất của cuộc đời tướng Giáp. Đó là lý do tại sao tôi so sánh ông, trận đánh lịch sử của ông với những vị tướng nổi tiếng khác trên thế giới.
- Điều gì làm ông nhớ nhiều nhất đến tướng Giáp?
- Ông là một người đàn ông lịch thiệp, luôn có chút hài hước khi trò chuyện. Ông ấy đặc biệt thông minh và có một kiểu bặt thiệp "rất Pháp". Nhân dịp sinh nhật của ông, cho tôi gửi đến tướng Giáp lời chúc mừng sinh nhật của tôi và Catherine, con gái tôi, người từng phỏng vấn và có rất nhiều kỷ niệm đẹp về ông.
Ông bảo đến giờ vẫn còn nhớ như in ngày ông ngồi trong một căn phòng kiểu cổ ở Hà Nội và nghe tướng Giáp, con người huyền thoại vẫn còn bí ẩn với thế giới phương Tây, nói về chiến thắng thần kỳ của ông và dân tộc Việt Nam trước những cuộc chiến đầy bi kịch trong lịch sử nhân loại. Stanley Karnow đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện nhân dịp sinh nhật đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2010).
- Lần đầu tiên ông phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp là khi nào?
- Lần đầu tiên tôi gặp ông là sau chiến tranh, khoảng năm 1990. Bởi vì trong suốt thời chiến người Mỹ không thể đến miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi gặp nhau tại một tòa nhà kiểu cổ ở Hà Nội, gần khách sạn của tôi. Chúng tôi nói chuyện, sau đó tôi đến thăm nhà ông, gặp vợ ông và vài người thân khác trong gia đình ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Điện Biên Phủ vào tháng 4-1994 - Ảnh: Catherine Karnow |
- Ông có bao giờ biết tại sao tướng Giáp lại đồng ý để ông - một người Mỹ - phỏng vấn vào giai đoạn mới vừa mở cửa không?
- Tôi nghĩ chắc vì ông đã đọc quyển Việt Nam: một lịch sử của tôi. Khi tôi ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông đã chấp nhận. Ông đã dành thời gian kể cho tôi nghe về Điện Biên Phủ, bằng cách di chuyển những ly tách và vật dụng đặt trên bàn ăn của chúng tôi.
Việc được gặp và phỏng vấn tướng Giáp là một điểm quan trọng thường được nhắc tới trong sự nghiệp báo chí và sử học của tôi.
- Có bất cứ thay đổi nào trong quan điểm của ông về cuộc chiến tranh sau khi ông trò chuyện với tướng Giáp?
- Tôi thật sự nghĩ rằng người Mỹ đã sai khi thực hiện cuộc chiến Việt Nam. Người Mỹ không có bất cứ một cơ hội nào có thể thắng tại đây. Đó cũng là chủ đề trong quyển sách của tôi. Khi nhìn lại tất cả, tôi thấy cuộc chiến là một bi kịch. Khoảng 60.000 người Mỹ chết và mất tích. Quá nhiều người Việt Nam chết. Quá nhiều gia đình Việt Nam mất người thân và bị nhiễm chất độc da cam.
Bất kể hoàn cảnh thế nào, tướng Giáp tỏ ra vô cùng kiên quyết. Và khi tôi hỏi ông: "Hãy giúp tôi hiểu vì sao không có một cơ hội nào cho người Mỹ thắng cuộc chiến này?", ông đã trả lời: "Bởi vì chúng tôi luôn kiên định và luôn sẵn sàng chiến đấu vượt qua mọi hoàn cảnh".
- Tướng Giáp có bao giờ nói với ông về cái giá con người phải trả trong cuộc chiến không?
- Ông kể nhiều về những nghĩa trang liệt sĩ, nơi chôn những binh lính chết trận và những bia mộ màu trắng ở đó. Có rất nhiều nghĩa trang có bia mộ màu trắng nhưng bên dưới không có thi thể hay tro cốt của ai cả. Đó là những ngôi mộ gió của những người lính đã chết trận tại miền Nam chưa tìm được dấu tích. Chúng ta có thể hiểu rằng khi một cuộc chiến diễn ra thì luôn có những hi sinh đau lòng.
Tướng Giáp không bao giờ nói với tôi về con số cụ thể người Việt Nam chết trong chiến tranh. Ông luôn nhắc lại rằng đó là một tổn thất lớn, nhưng cũng như ông ấy nói sẽ có những sự sống phải hi sinh vì cái quyết định phải chiến thắng đến cùng trong cuộc chiến ấy. Tôi đã nghe ông ấy nói và rất hiểu... Vào thời điểm đó mọi chuyện không thể khác được.
Tôi không có bất cứ phán xét nào về ý niệm đó. Chính tôi cũng là người lính trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi tôi 18, 19 tuổi. Tôi đã tường thuật cuộc chiến ở Algeria. Tôi đã quan sát nhiều cuộc chiến trong suốt cuộc đời mình, để hiểu rằng số người phải chết cho tất cả những hành vi chiến tranh đó thật khủng khiếp.
Tại sao ông viết về tướng Giáp là "người ngang hàng với những Grant, Lee, Rommel và MacArthur trong ngôi đền vinh danh các lãnh đạo quân sự thế giới"?
- Tôi đề cập rất nhiều vị tướng trong tác phẩm của mình để so sánh với ông. Ông đã kể tôi nghe về việc ông phải đối mặt với người Pháp từ năm 1946. Người Pháp bắt đầu tăng lực lượng của họ lên dữ dội. Khi ông Giáp nói với tôi về tướng Jean de Lattre de Tassigny của Pháp tại Việt Nam, ông vô cùng tự hào. Đó là một trong những vị tướng quan trọng nhất của người Pháp. Tướng Giáp tự hào vì mình đã thật sự đối mặt với vị tướng này trong chiến tranh. Ông làm tôi nhớ đến những vị tướng khác trong lịch sử.
Khi tướng Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, có một số cố vấn người nước ngoài luôn kề bên ông. Họ chỉ dẫn ông phải làm cái này, cái kia, phải điều khiển chiến dịch thế này, thế khác. Tướng Giáp bảo ông luôn lắng nghe những gì mà các cố vấn ấy nói, để rồi ông không ngủ được suốt cả đêm dài, phải quyết định cái gì là điều đúng đắn thật sự cần làm. Sáng hôm sau ông tự quyết định bài bố lại chiến dịch theo ý mình.
Ông đã ra lệnh phải đào sâu vào lòng đất để tiến vào trung tâm. Người Pháp không bao giờ tưởng tượng tướng Giáp có thể đưa đại bác lên các đỉnh đồi, sau đó chiến thắng với ít tổn thất nhất, và đó là một trong những chiến thắng đặc biệt nhất của cuộc đời tướng Giáp. Đó là lý do tại sao tôi so sánh ông, trận đánh lịch sử của ông với những vị tướng nổi tiếng khác trên thế giới.
- Điều gì làm ông nhớ nhiều nhất đến tướng Giáp?
- Ông là một người đàn ông lịch thiệp, luôn có chút hài hước khi trò chuyện. Ông ấy đặc biệt thông minh và có một kiểu bặt thiệp "rất Pháp". Nhân dịp sinh nhật của ông, cho tôi gửi đến tướng Giáp lời chúc mừng sinh nhật của tôi và Catherine, con gái tôi, người từng phỏng vấn và có rất nhiều kỷ niệm đẹp về ông.