THƠ XUÂN
Mãn Giác (1052-1096), một Thiền sư đời Lý. Ông chỉ để cho đời duy nhất một bài thơ - một bài kệ - làm trước lúc tịch, nhưng đấy lại là một bài thơ xuân, đan xen cảm hứng với triết luận.
Xuân ruổi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua/ sân trước/ nở cành mai.
(Theo bản dịch Ngô Tất Tố)
Bốn câu đầu là thơ năm chữ, tượng trưng cho sự vận hành chậm rãi, trở đi trở lại của nhịp sinh học trong đời người. Đến câu thứ năm mở ra bảy chữ, liền một mạch không ngắt nhịp, như một lời tuyên chiến với sự tuần hoàn đều đặn ấy - nó đưa con người đến chỗ già lão. Và câu cuối ngắt làm ba nhịp, là một thông báo trang trọng, về cái nhân tố mới - sự hồi sinh của sức sống, sức trẻ ngay trong lòng cái già nua - đã và đang xuất hiện.
THƠ XUÂN TRẦN NHÂN TÔNG
Vua Trần Nhân Tông (1278-1320), người đã cùng vua cha Thánh Tông chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông và là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm - cũng đồng thời là một nhà thơ với nhiều bài cảm tác về mùa xuân đầy tinh tế và sâu sắc.
Buổi sớm mùa xuân :
Ngủ dậy tung song cửa
Nào hay xuân đã sang
Một đôi bươm bướm trắng
Gặp hoa, cánh vội vàng.
Nhà thơ bất ngờ trước cảnh xuân đến, càng bất ngờ thấy cái rộn rã của mùa xuân qua đôi bướm trắng chớp cánh bay đến với hoa. Tình kín đáo mà cảnh thì hồn nhiên. Thi tứ đã chớp được cái khoảnh khắc ấy. Còn đây là ý nghĩ khi đến vãn cảnh chùa Cổ Châu:
Đề chùa Cổ Châu
Số đời thật mờ mịt
Mắt giấu tình bên trong.
Cai quản cung ma chặt
Đất Phật xuân thong dong
Từ chùa nghĩ về xứ Phật. Cõi thiền vậy đấy, nhưng biết đâu, khi mùa xuân đến thì cái tình vẫn nhen nhóm. Muốn tu được thì không gì khác phải giữ sao cho không có đất của sự cám dỗ thì mùa xuân cửa Phật mới thật yên ổn. Chuyện Phật ư? Chuyện đời và cả chuyện răn mình nữa đấy chứ!
Trên hồ Động Thiên
Cảnh hồ Động Thiên nọ,
Hoa cỏ giảm mầu xuân
Thượng đế thương hiu quạnh
Tầng xanh chuông bỗng ngân
(Trần Lê Văn dịch)
Nhà vua thường hay quyến luyến với cái vẻ xuân, và lần nào người cũng nhận được những điều sâu kín từ trong những ngày xuân ấy. Người viết:
Xuân cảnh
Dương liễu hoa xuân điểu ngữ trì
Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi
Khách lai bất vấn nhân gian sự,
Cộng ỷ lan can khán thúy vi!
Cảnh xuân
Khoan nhặt chim kêu hoa liễu dầy
Họa đường thềm dãi bóng mây bay
Chuyện đời khách đến không hề hỏi
Cùng tựa lan can ngắm cảnh ngoài.
Mùa xuân đẹp đến nỗi không muốn bàn đến chuyện thế sự nữa. Khách đành cùng chủ tựa lan can mà ngắm vẻ xanh thắm của mùa xuân.
Nhưng bài thơ hay nhất của Trần Nhân Tông về mùa xuân lại là bài Xuân nhật yết chiêu lăng:
Xuân nhật yết Chiêu lăng
Tì hổ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phon
Ngày xuân thăm Chiêu lăng
Nghiêm trang nghìn cửa quân hùm,
Trăm quan bảy phẩm một vùng cân đai.
Bạc đầu, chàng lính nhắc hoài,
Chuyện Nguyên Phong cũ những ngày ruổi rong
Tức cảnh ngày xuân (Xuân nhật tức sự) của Huyền Quang (1251-1334), một nhà thơ Thiền chính hiệu, một thi sĩ lớn khác đời Trần.
Lỏng tay thêu gấm gái yêu kiều,
Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu.
Bao nỗi thương xuân, thương biết mấy,
Là khi không nói chợt dừng thêu.
Ở đầu thế kỷ XV có một đỉnh thơ cao vọi là Nguyễn Trãi (1380-1442). Ông cũng là người làm không ít bài thơ xuân. Ông có cái tâm hồn dạt dào của một người đa tình, ở tuổi xế chiều vẫn yêu một nữ sĩ trẻ trung là Nguyễn Thị Lộ. Cho nên trong thơ xuân của ông, có cái cảm hứng lãng mạn của một Lý Bạch muốn “cầm đuốc chơi đêm” - thắp đuốc lên mà chơi cho hết những giây phút cuối cùng trong cái đêm cuối cùng của chín mươi ngày xuân :
Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,
Những lệ (sợ) xuân qua tuổi tác thêm...
Cầm đuốc chơi đêm này khách nói,
Tiếng chuông chưa gióng ắt còn xuân.
Nhưng bài thơ xuân của ông đọng lâu trong tâm tưởng nhiều thế hệ lại vẫn là bài thơ mang mạch cảm hứng Thiền : bài Bến đò xuân đầu trại (Trại đầu xuân độ). Bài thơ chỉ có 4 câu, phác họa một không gian mơ hồ, ở đấy cỏ xanh lẫn lộn với khói biếc, giữa màn mưa nước sông như vỗ vào nền trời. Và trong cái khung cảnh đều đều, động mà rất tĩnh ấy, có một con thuyền gác đầu ngủ yên trên bãi cát :
Cỏ xuân đầu bến xanh như khói,
Thêm nữa mưa xuân nước vỗ trời.
Đồng nội vắng teo hành khách ít,
Thuyền kề bãi cát trọn ngày ngơi.
(Theo bản dịch của Phan Võ)
Nguyễn Du (1766-1820). Nguyễn Du cũng như mọi thi hào nổi tiếng khác, vẫn thường cảm xúc về mùa xuân. Một trong những bài thơ xuân đặc sắc của ông là bài Đêm xuân (Xuân dạ:
Đêm đen nào thấy ánh dương trong,
Hàng liễu âm thầm đứng trước song.
Ốm liệt giang hồ bao tháng trải,
Xuân về mưa gió suốt đêm ròng.
Lâu năm đất khách đèn chong lệ,
Ngàn dặm quê hương nguyệt dãi lòng.
Ngoài xóm Nam Đoài Long Thủy chảy,
Trôi hoài kim cổ một dòng không.
(Nguyễn Xuân Tảo dịch)
Cao Bá Quát (1808-1855). Cao là một con người suốt đời đi tìm lẽ sống, một người có ý thức về sự tự do tư tưởng của mình. Ông có một bài Đêm xuân đọc sách (Xuân dạ độc thư), tứ thơ thật lạ.:
Khách nay chẳng thấy xuân xưa nữa,
Thổn thức xuân nay gặp khách xưa.
Nay hóa thành xưa nào mấy chốc,
Hư nhìn ra thực khỏi lầm chưa?
Bao phường danh lợi cơn mưa sáng,
Mấy bậc anh hùng đám bụi mờ.
Tục lụy cười mình chưa dứt được,
Gần đây sách vở quá say sưa.
(Nguyễn Văn Tú dịch)
Nguyễn Khuyến (1835-1909), một tài thơ kiệt xuất ở nửa cuối thế kỷ XIX. Ông cũng có nhiều bài thơ xuân. Bài thơ được nhớ rất nhiều là bài Chợ Đồng thật ra không phải là một bài thơ Thiền mà chủ yếu thuộc mạch thơ hồi cố.
Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Trở trời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Năm ba ngày nữa tin xuân đến,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
(Sưu tầm bài của Nguyễn Huệ Chi)
Xuân ý
Hồ Dzếnh
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca tiếng hát rộn ven đường
Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương
Sắc biếc giao nhau, cành bắt cành
Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh
Chim bay cành trĩu trong xuân ý
Em đợi chờ ai, khuất bức mành?
Giữa một giờ thiêng tình rất đẹp
Mắt buồn và rất... rất thanh thanh
Mày ai bán nguyệt, người ai nhỏ
Em ạ, yêu nhau chết cũng đành
Xuân về
Chế Lan Viên
Pháo đã nổ đưa xuân về vang động
Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong,
Cỏ non biếc dãi mình chờ nắng rụng
Bên lau già, theo gió uốn lưng cong.
Ðôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng
Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa.
Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng
Ðàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa.
Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngả
Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô,
Xoan vươn cành khều mặt trời rực rỡ
Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu.
Ðây, tà áo chuối non bay phất phới
Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai.
Ðây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói
Ðây, hoa đào mỉm cười miệng đón xuân tươi.
Xuân về
Nguyễn Bính
Ðã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Ðầy vườn hoa bưởi hoa cau rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm, trảy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt, niệm na mô.
Nụ cười xuân
Xuân Diệu
Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui,
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời.
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.
Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao,
Cây vàng rung nắng ,lá xôn xao;
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem dựng cành mai sát nhành đào.
Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu;
Nỗi gì âu yếm qua không khí,
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu.
Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
Nhạc thầm lên tiếng hát say mê;
Múa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề...
Thiều nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến, - giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nũ làm duyên, đứng mỉm cười.
Xuân đầu tiên
Hàn Mặc Tử
Mai sáng mai,trời cao rộng quá
Gió căng hơi và nhạc lên mây,
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm,
Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay !
Mai này thiên địa mới tin khôi,
Gió căng hơi và nhạc lên trời.
Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết,
Hoa lá hồ nghi sự lạ đời.
Trái cây bằng vỏ bằng gấm,
Còn mặt trời kia tợ khối vàng.
Có người trai mới in như nguyệt,
Gió căng hơi và nhạc lên ngàn.
Thuở ấy càn khôn mới dựng nên,
Mùa khô chưa gặp tốt tươi lên.
Người thơ phong vận như thơ ấy,
Nào đã ra đời ngọc biết tên.
Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời,
Mùi thơm ngây dại sóng con người.
Hãy hoan hô,lời cao như sấm,
-Vạn tuế,bay ơi ! Nắng rợp trời !
Mùa xuân buồn lắm em ơi
Nguyên Sa
Mùa xuân buồn lắm em ơi
Anh vẫn đạp xe từ Saigon lên trường đua Phú Thọ
Đạp xe qua nhà em
Nhìn vào ngưỡng cửa
Nhà số 20
Anh nhớ má em hồng…
Anh nhớ nhà em có cửa sơn xanh
Có một hàng rào ,có thầy ,có mẹ…
Có ngựa chạy trong trường đua,người đi ngoài phố
Nên anh đạp xe đi
Rồi đạp xe về
Mà chẳng có đôi ta…
Mùa xuân buồn lắm em ơi
Mỗi lần đạp xe về anh vẫn nghe lòng bỡ ngỡ
Chiấc xe còn nguyên màu sơn xanh
Nhưng tâm hồn đã ngả sang màu sắt dỉ
Bời vì từ Saigon lên tận trường đua Phú Thọ
Hết cả tiền uống một ly nước mía
Mà cũng không gặp em
Nên khát đắng linh hồn
Không phải anh ngại đường xá xa xôi
Anh cần gì đường dài
Anh cần gì nước mía
Anh cần gì hoa thơm và chim cười trong lá biếc
Cũng chẳng cần cỏ thêu xanh cánh đồng xa biền biệt
Nhưng làm sao không có bóng hai người đè lên cỏ úa
Để anh nghe em cười mà thấy cả múa xuân…
Làm sao chỉ có một mình anh
Vừa đạp xe,vừa ngâm thơ ( mà đường vẫn dài)
Ngửa mặt lên cao,trời xanh biêng biếc
Làm sao em không ngó xuống linh hồn?...
Sao mùa xuân mà chẳng có mưa bay
Chẳng có người đi bên cạnh cầm tay
Anh chẳng được hôn lên tráng ân tình
Và nói năng những lời vô nghĩa…
Hồ Xuân Hương
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con
Mùa xuân Mậu Tuất 1958
Đông Hồ
Tóc đen mắt nhánh mực nhung huyền
Mặt trắng lòng thơm giấy phấm tiên
Phận mỏng chẳng vương theo cánh gió
Nghĩa dòng khảo kết chặt tơ duyên
Soi nhờ ánh tuyết nền thành lạnh.
Giấu kín doanh sơn nếp thánh hiền
Điệp tháng bốn phương mùa náo nức
Lần thơ xuân lhóa bóng thuyền quyên
Vũ Hoàng Chương
Thơ say 1940
Thuyền nhỏ sông lam yểu điệu về
Cỏ chen màu liễu biếc chân đê
Tình Xuân ai chở đầy khoang ấy
Hương sắc thanh bình ngập lối quê.
Nắng nhẹ mây hờ sương hơi hơi
Sương thưa nắng mỏng nhạc khoan lời
Dây đàn chầm chậm hôn lên phím
Muôn vạn cung Hồ lả lướt rơi
Tháng giêng nguyệt quế
Hồ Thi Ca
Tháng giêng nguyệt quế trở về
Thơm hoa, thơm nụ, thơm mê mẩn người
Hương em đọng trắng nụ cười
Đêm giêng hai ngát khoảng trời lặng thinh
Tôi kề em đến vô hình
Em khai hoa để tội tình cho ai
Tháng giêng mưa nhớ mười hai
Giọt sương nguyệt quế trên vai thơm đầy
Tôi già bên gốc thơ ngây
Tháng giêng nguyệt quế trắng bay ngang đầu...
Thời gian
Từ Nguyên Thạch
Đứng đầu năm nhìn cuối năm
Thấy thời gian trên tóc mẹ màu trắng
Thời gian có hình nếp gấp
Chỗ đuôi mắt đã mờ
Ta dắt mẹ đi qua những câu thơ
Thấy thời gian héo dần năm ngón
Trái tim không còn bận rộn
Ta ngoảnh buồn
Bỗng bầu vú em
Thời gian đang nhú
Ước vọng mùa xuân
Hoàng Cầm
Tôi đã im rồi thôi không nói năng
Mưa chiều chưa đọng, nóng càng tăng
Mồ hôi sắp lụt phòng oi ả
Đôi vợ chồng son khó chỗ nằm
Gió bống bang em về cõi ấy
Tôi còn hứng chịu trận mưa chan
Ví chăng đến lúc tôi thành đá
Chắc vẫn thầm thương khóc hợp tan
Xin người chớ rót lôi phong vũ
Bão gấp trăm lần ngọn gió nam
Chỉ muốn hứng mưa vừa tỉ lệ
Nắng tung hoành xin bớt chói chang
Giả sử người em như lụa nõn
Tôi đi theo bất kể ôn hàn
Đến đâu cũng thấy em hiền dịu
Mây bốn phương trời xanh chứa chan
Khí tượng đầy tin nắng đẹp tươi
Bụi mưa nhàn nhã thả chim trời
Mong em ấm lạnh vừa phong độ
Anh cứ tầm xuân lấm tấm vui.
Mãn Giác (1052-1096), một Thiền sư đời Lý. Ông chỉ để cho đời duy nhất một bài thơ - một bài kệ - làm trước lúc tịch, nhưng đấy lại là một bài thơ xuân, đan xen cảm hứng với triết luận.
Xuân ruổi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua/ sân trước/ nở cành mai.
(Theo bản dịch Ngô Tất Tố)
Bốn câu đầu là thơ năm chữ, tượng trưng cho sự vận hành chậm rãi, trở đi trở lại của nhịp sinh học trong đời người. Đến câu thứ năm mở ra bảy chữ, liền một mạch không ngắt nhịp, như một lời tuyên chiến với sự tuần hoàn đều đặn ấy - nó đưa con người đến chỗ già lão. Và câu cuối ngắt làm ba nhịp, là một thông báo trang trọng, về cái nhân tố mới - sự hồi sinh của sức sống, sức trẻ ngay trong lòng cái già nua - đã và đang xuất hiện.
THƠ XUÂN TRẦN NHÂN TÔNG
Vua Trần Nhân Tông (1278-1320), người đã cùng vua cha Thánh Tông chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông và là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm - cũng đồng thời là một nhà thơ với nhiều bài cảm tác về mùa xuân đầy tinh tế và sâu sắc.
Buổi sớm mùa xuân :
Ngủ dậy tung song cửa
Nào hay xuân đã sang
Một đôi bươm bướm trắng
Gặp hoa, cánh vội vàng.
Nhà thơ bất ngờ trước cảnh xuân đến, càng bất ngờ thấy cái rộn rã của mùa xuân qua đôi bướm trắng chớp cánh bay đến với hoa. Tình kín đáo mà cảnh thì hồn nhiên. Thi tứ đã chớp được cái khoảnh khắc ấy. Còn đây là ý nghĩ khi đến vãn cảnh chùa Cổ Châu:
Đề chùa Cổ Châu
Số đời thật mờ mịt
Mắt giấu tình bên trong.
Cai quản cung ma chặt
Đất Phật xuân thong dong
Từ chùa nghĩ về xứ Phật. Cõi thiền vậy đấy, nhưng biết đâu, khi mùa xuân đến thì cái tình vẫn nhen nhóm. Muốn tu được thì không gì khác phải giữ sao cho không có đất của sự cám dỗ thì mùa xuân cửa Phật mới thật yên ổn. Chuyện Phật ư? Chuyện đời và cả chuyện răn mình nữa đấy chứ!
Trên hồ Động Thiên
Cảnh hồ Động Thiên nọ,
Hoa cỏ giảm mầu xuân
Thượng đế thương hiu quạnh
Tầng xanh chuông bỗng ngân
(Trần Lê Văn dịch)
Nhà vua thường hay quyến luyến với cái vẻ xuân, và lần nào người cũng nhận được những điều sâu kín từ trong những ngày xuân ấy. Người viết:
Xuân cảnh
Dương liễu hoa xuân điểu ngữ trì
Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi
Khách lai bất vấn nhân gian sự,
Cộng ỷ lan can khán thúy vi!
Cảnh xuân
Khoan nhặt chim kêu hoa liễu dầy
Họa đường thềm dãi bóng mây bay
Chuyện đời khách đến không hề hỏi
Cùng tựa lan can ngắm cảnh ngoài.
Mùa xuân đẹp đến nỗi không muốn bàn đến chuyện thế sự nữa. Khách đành cùng chủ tựa lan can mà ngắm vẻ xanh thắm của mùa xuân.
Nhưng bài thơ hay nhất của Trần Nhân Tông về mùa xuân lại là bài Xuân nhật yết chiêu lăng:
Xuân nhật yết Chiêu lăng
Tì hổ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phon
Ngày xuân thăm Chiêu lăng
Nghiêm trang nghìn cửa quân hùm,
Trăm quan bảy phẩm một vùng cân đai.
Bạc đầu, chàng lính nhắc hoài,
Chuyện Nguyên Phong cũ những ngày ruổi rong
Tức cảnh ngày xuân (Xuân nhật tức sự) của Huyền Quang (1251-1334), một nhà thơ Thiền chính hiệu, một thi sĩ lớn khác đời Trần.
Lỏng tay thêu gấm gái yêu kiều,
Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu.
Bao nỗi thương xuân, thương biết mấy,
Là khi không nói chợt dừng thêu.
Ở đầu thế kỷ XV có một đỉnh thơ cao vọi là Nguyễn Trãi (1380-1442). Ông cũng là người làm không ít bài thơ xuân. Ông có cái tâm hồn dạt dào của một người đa tình, ở tuổi xế chiều vẫn yêu một nữ sĩ trẻ trung là Nguyễn Thị Lộ. Cho nên trong thơ xuân của ông, có cái cảm hứng lãng mạn của một Lý Bạch muốn “cầm đuốc chơi đêm” - thắp đuốc lên mà chơi cho hết những giây phút cuối cùng trong cái đêm cuối cùng của chín mươi ngày xuân :
Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,
Những lệ (sợ) xuân qua tuổi tác thêm...
Cầm đuốc chơi đêm này khách nói,
Tiếng chuông chưa gióng ắt còn xuân.
Nhưng bài thơ xuân của ông đọng lâu trong tâm tưởng nhiều thế hệ lại vẫn là bài thơ mang mạch cảm hứng Thiền : bài Bến đò xuân đầu trại (Trại đầu xuân độ). Bài thơ chỉ có 4 câu, phác họa một không gian mơ hồ, ở đấy cỏ xanh lẫn lộn với khói biếc, giữa màn mưa nước sông như vỗ vào nền trời. Và trong cái khung cảnh đều đều, động mà rất tĩnh ấy, có một con thuyền gác đầu ngủ yên trên bãi cát :
Cỏ xuân đầu bến xanh như khói,
Thêm nữa mưa xuân nước vỗ trời.
Đồng nội vắng teo hành khách ít,
Thuyền kề bãi cát trọn ngày ngơi.
(Theo bản dịch của Phan Võ)
Nguyễn Du (1766-1820). Nguyễn Du cũng như mọi thi hào nổi tiếng khác, vẫn thường cảm xúc về mùa xuân. Một trong những bài thơ xuân đặc sắc của ông là bài Đêm xuân (Xuân dạ:
Đêm đen nào thấy ánh dương trong,
Hàng liễu âm thầm đứng trước song.
Ốm liệt giang hồ bao tháng trải,
Xuân về mưa gió suốt đêm ròng.
Lâu năm đất khách đèn chong lệ,
Ngàn dặm quê hương nguyệt dãi lòng.
Ngoài xóm Nam Đoài Long Thủy chảy,
Trôi hoài kim cổ một dòng không.
(Nguyễn Xuân Tảo dịch)
Cao Bá Quát (1808-1855). Cao là một con người suốt đời đi tìm lẽ sống, một người có ý thức về sự tự do tư tưởng của mình. Ông có một bài Đêm xuân đọc sách (Xuân dạ độc thư), tứ thơ thật lạ.:
Khách nay chẳng thấy xuân xưa nữa,
Thổn thức xuân nay gặp khách xưa.
Nay hóa thành xưa nào mấy chốc,
Hư nhìn ra thực khỏi lầm chưa?
Bao phường danh lợi cơn mưa sáng,
Mấy bậc anh hùng đám bụi mờ.
Tục lụy cười mình chưa dứt được,
Gần đây sách vở quá say sưa.
(Nguyễn Văn Tú dịch)
Nguyễn Khuyến (1835-1909), một tài thơ kiệt xuất ở nửa cuối thế kỷ XIX. Ông cũng có nhiều bài thơ xuân. Bài thơ được nhớ rất nhiều là bài Chợ Đồng thật ra không phải là một bài thơ Thiền mà chủ yếu thuộc mạch thơ hồi cố.
Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Trở trời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Năm ba ngày nữa tin xuân đến,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
(Sưu tầm bài của Nguyễn Huệ Chi)
Xuân ý
Hồ Dzếnh
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca tiếng hát rộn ven đường
Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương
Sắc biếc giao nhau, cành bắt cành
Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh
Chim bay cành trĩu trong xuân ý
Em đợi chờ ai, khuất bức mành?
Giữa một giờ thiêng tình rất đẹp
Mắt buồn và rất... rất thanh thanh
Mày ai bán nguyệt, người ai nhỏ
Em ạ, yêu nhau chết cũng đành
Xuân về
Chế Lan Viên
Pháo đã nổ đưa xuân về vang động
Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong,
Cỏ non biếc dãi mình chờ nắng rụng
Bên lau già, theo gió uốn lưng cong.
Ðôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng
Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa.
Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng
Ðàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa.
Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngả
Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô,
Xoan vươn cành khều mặt trời rực rỡ
Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu.
Ðây, tà áo chuối non bay phất phới
Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai.
Ðây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói
Ðây, hoa đào mỉm cười miệng đón xuân tươi.
Xuân về
Nguyễn Bính
Ðã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Ðầy vườn hoa bưởi hoa cau rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm, trảy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt, niệm na mô.
Nụ cười xuân
Xuân Diệu
Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui,
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời.
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.
Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao,
Cây vàng rung nắng ,lá xôn xao;
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem dựng cành mai sát nhành đào.
Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu;
Nỗi gì âu yếm qua không khí,
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu.
Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
Nhạc thầm lên tiếng hát say mê;
Múa xuân chín ửng trên đôi má
Xui khiến lòng ai thấy nặng nề...
Thiều nữ bâng khuâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến, - giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nũ làm duyên, đứng mỉm cười.
Xuân đầu tiên
Hàn Mặc Tử
Mai sáng mai,trời cao rộng quá
Gió căng hơi và nhạc lên mây,
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm,
Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay !
Mai này thiên địa mới tin khôi,
Gió căng hơi và nhạc lên trời.
Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết,
Hoa lá hồ nghi sự lạ đời.
Trái cây bằng vỏ bằng gấm,
Còn mặt trời kia tợ khối vàng.
Có người trai mới in như nguyệt,
Gió căng hơi và nhạc lên ngàn.
Thuở ấy càn khôn mới dựng nên,
Mùa khô chưa gặp tốt tươi lên.
Người thơ phong vận như thơ ấy,
Nào đã ra đời ngọc biết tên.
Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời,
Mùi thơm ngây dại sóng con người.
Hãy hoan hô,lời cao như sấm,
-Vạn tuế,bay ơi ! Nắng rợp trời !
Mùa xuân buồn lắm em ơi
Nguyên Sa
Mùa xuân buồn lắm em ơi
Anh vẫn đạp xe từ Saigon lên trường đua Phú Thọ
Đạp xe qua nhà em
Nhìn vào ngưỡng cửa
Nhà số 20
Anh nhớ má em hồng…
Anh nhớ nhà em có cửa sơn xanh
Có một hàng rào ,có thầy ,có mẹ…
Có ngựa chạy trong trường đua,người đi ngoài phố
Nên anh đạp xe đi
Rồi đạp xe về
Mà chẳng có đôi ta…
Mùa xuân buồn lắm em ơi
Mỗi lần đạp xe về anh vẫn nghe lòng bỡ ngỡ
Chiấc xe còn nguyên màu sơn xanh
Nhưng tâm hồn đã ngả sang màu sắt dỉ
Bời vì từ Saigon lên tận trường đua Phú Thọ
Hết cả tiền uống một ly nước mía
Mà cũng không gặp em
Nên khát đắng linh hồn
Không phải anh ngại đường xá xa xôi
Anh cần gì đường dài
Anh cần gì nước mía
Anh cần gì hoa thơm và chim cười trong lá biếc
Cũng chẳng cần cỏ thêu xanh cánh đồng xa biền biệt
Nhưng làm sao không có bóng hai người đè lên cỏ úa
Để anh nghe em cười mà thấy cả múa xuân…
Làm sao chỉ có một mình anh
Vừa đạp xe,vừa ngâm thơ ( mà đường vẫn dài)
Ngửa mặt lên cao,trời xanh biêng biếc
Làm sao em không ngó xuống linh hồn?...
Sao mùa xuân mà chẳng có mưa bay
Chẳng có người đi bên cạnh cầm tay
Anh chẳng được hôn lên tráng ân tình
Và nói năng những lời vô nghĩa…
Hồ Xuân Hương
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con
Mùa xuân Mậu Tuất 1958
Đông Hồ
Tóc đen mắt nhánh mực nhung huyền
Mặt trắng lòng thơm giấy phấm tiên
Phận mỏng chẳng vương theo cánh gió
Nghĩa dòng khảo kết chặt tơ duyên
Soi nhờ ánh tuyết nền thành lạnh.
Giấu kín doanh sơn nếp thánh hiền
Điệp tháng bốn phương mùa náo nức
Lần thơ xuân lhóa bóng thuyền quyên
Vũ Hoàng Chương
Thơ say 1940
Thuyền nhỏ sông lam yểu điệu về
Cỏ chen màu liễu biếc chân đê
Tình Xuân ai chở đầy khoang ấy
Hương sắc thanh bình ngập lối quê.
Nắng nhẹ mây hờ sương hơi hơi
Sương thưa nắng mỏng nhạc khoan lời
Dây đàn chầm chậm hôn lên phím
Muôn vạn cung Hồ lả lướt rơi
Tháng giêng nguyệt quế
Hồ Thi Ca
Tháng giêng nguyệt quế trở về
Thơm hoa, thơm nụ, thơm mê mẩn người
Hương em đọng trắng nụ cười
Đêm giêng hai ngát khoảng trời lặng thinh
Tôi kề em đến vô hình
Em khai hoa để tội tình cho ai
Tháng giêng mưa nhớ mười hai
Giọt sương nguyệt quế trên vai thơm đầy
Tôi già bên gốc thơ ngây
Tháng giêng nguyệt quế trắng bay ngang đầu...
Thời gian
Từ Nguyên Thạch
Đứng đầu năm nhìn cuối năm
Thấy thời gian trên tóc mẹ màu trắng
Thời gian có hình nếp gấp
Chỗ đuôi mắt đã mờ
Ta dắt mẹ đi qua những câu thơ
Thấy thời gian héo dần năm ngón
Trái tim không còn bận rộn
Ta ngoảnh buồn
Bỗng bầu vú em
Thời gian đang nhú
Ước vọng mùa xuân
Hoàng Cầm
Tôi đã im rồi thôi không nói năng
Mưa chiều chưa đọng, nóng càng tăng
Mồ hôi sắp lụt phòng oi ả
Đôi vợ chồng son khó chỗ nằm
Gió bống bang em về cõi ấy
Tôi còn hứng chịu trận mưa chan
Ví chăng đến lúc tôi thành đá
Chắc vẫn thầm thương khóc hợp tan
Xin người chớ rót lôi phong vũ
Bão gấp trăm lần ngọn gió nam
Chỉ muốn hứng mưa vừa tỉ lệ
Nắng tung hoành xin bớt chói chang
Giả sử người em như lụa nõn
Tôi đi theo bất kể ôn hàn
Đến đâu cũng thấy em hiền dịu
Mây bốn phương trời xanh chứa chan
Khí tượng đầy tin nắng đẹp tươi
Bụi mưa nhàn nhã thả chim trời
Mong em ấm lạnh vừa phong độ
Anh cứ tầm xuân lấm tấm vui.