MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

AHLLVTND Lê Mã Lương'Trung Quốc sẽ nhận 1 bài học xác đáng'

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

bimbip

bimbip
.
.

datviet.vn



Đó là nhận
định của Thiếu tướng, AHLLVTND Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói
"Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..."



[You must be registered and logged in to see this image.]

Thiếu tướng Lê
Mã Lương: "Hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào
suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia".

Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”

- Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào
công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc
đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt
Nam?



- Trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng
xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ
chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu
là Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên
tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh,
Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp
chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986,
vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì
bản chất của người Trung Quốc.
Bản chất của họ là
“khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một
tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc
không có cách nào khác là phải bành trướng.

Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của
những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một
cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về
sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư
tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ
nọ tới thế hệ kia.
Vì vậy, sự kiện tàu
quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình
Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành
động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát
nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp
quốc tế.
- Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành trướng lâu dài đã được vạch sẵn?
- Đúng vậy. Việc khống
chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không
đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các
nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.

Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề
lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức
thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên
thế giới.









“Trung
Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippines?”. Tôi có thể trả lời
quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi
Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc
cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị
giữa hai dân tộc.

Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng
nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như
Philippines, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì
buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình.

Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo
vệ luật biển quốc tế.
Vừa qua, có một số
người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay
Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai
trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!
- Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”? (>> [You must be registered and logged in to see this link.])
- Đó là phát ngôn của
một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản
chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.
Hiện nay, tình hình đã
khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau
chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh
chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào. Hơn
nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông thì nội bộ
của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng 18 sẽ có nhiều vấn đề.

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính
sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung
Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề
biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề.

Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và
Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được
một bài học xác đáng.
“Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”
- Trung Quốc tự
nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu
rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?
- “Lùi một bước và tiến
hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung
Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử
không bao giờ hết phức tạp.

Hiện tại, Trung Quốc có thể đang trùng xuống nhưng có thể sẽ lại thổi
bùng vấn đề lên sau Đại hội Đảng 18, khi bộ máy tổ chức kiện toàn. Do
đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của
họ.

- Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này?
Hơn bao giờ hết, Việt
Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục
thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh
chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến
thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.







Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức
bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách
chung của Đảng và Nhà Nước.
Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn
còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự
hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản
nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?...

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những
hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà
Nước. Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá
khi đánh bắt xa bờ.
Thử tưởng tượng, cả một
tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những
chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều
người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn
riêng lẻ và tư lợi. Tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức
vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo
trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc
với đất liền khi xảy ra sự cố.
“Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”
- Trong suốt quá
trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông
còn có thông tin nào cần được tuyên truyền để người dân trong và ngoài
nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?
- Có nhiều điều mà
chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc.
Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm
1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ
đụng độ.
Chúng ta đã chịu không
ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để
bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức
mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng
tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là
một nỗi đau tới tận cùng.
- Là anh hùng LLVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế?







Đối với những người
lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy
sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi
tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ
bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.
- Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm
nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế
hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống
hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày
càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế
làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không
mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.

- Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc?
- Tôi rất tin tưởng vào
thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng:
không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai
lầm.
Thành tựu của đất nước
ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ.
Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ
Quốc thì lòng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ
sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động vì mục tiêu chung.
Vừa qua, tôi nhận thấy
Đoàn Thanh niên đã tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó
là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn
về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những
người lính hải quân thêm ấm lòng và chắc tay súng.

Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những
hoạt động có ý nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa
làm “mềm” ngoại giao của ta.












[You must be registered and logged in to see this image.]
Anh hùng Lê Mã Lương trong kháng chiến chống Mỹ.


Trong bài thơ
Gửi miền Nam của nhà thơ Tố Hữu có câu: “Đẹp biết mấy bài ca ra trận -
Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương” để nói về ông. Năm 17 tuổi, anh đã từ
chối ước mơ vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội và giấy báo du học
nước ngoài để lên đường vào Nam đánh Mỹ. 18 tuổi anh bị thương lần đầu
tiên, rất nặng, hỏng một mắt.

21 tuổi Trung uý Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng quân
đội; tháng 7/1968 anh được gặp Bác Hồ tại Quân y viện 108. Sau ngày miền
Nam giải phóng, anh học tiếp khoa Sử ĐHTH Hà Nội mà năm xưa bỏ dở và
làm luôn luận án tiến sĩ. Giữa năm 1998, anh có quyết định làm Giám đốc
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.

Anh hùng LLVTND (tiền thân là các danh hiệu Anh hùng quân
đội và Anh hùng LLVT giải phóng miền Nam) là danh hiệu vinh dự cao nhất
của nhà nước phong tặng cho đơn vị và phong tặng hay truy tặng cho cá
nhân trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã lập được "thành
tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác,
tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân".

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết