Sân
bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) tới năm 2030 sẽ có công suất tối đa
là 100 triệu hành khách/năm, là điểm trung chuyển lớn nhất trong khu
vực…
Bộ
GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Hàng không miền Nam vừa công
bố quy hoạch chi tiết sân bay quốc tế Long Thành, nằm cách trung tâm
TP.HCM 40km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 43km.
Mô hình sân bay Long Thành
Theo quy hoạch, cảng
hàng không quốc tế Long Thành có năng lực thiết kế tối đa 100 triệu
khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn
của Tổ chức hàng không quốc tế (ICAO). Quyết định đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Dự án Sân bay quốc tế Long Thành được chia làm 3
giai đoạn, bắt đầu từ năm 2015, đến sau năm 2030 sẽ hoàn thành toàn bộ
dự án.
Trong đó, giai đoạn 1
được thực hiện từ năm 2015 đến 2020 gồm 2 đường hạ cất cánh, đường lăn,
khu đậu máy bay, nhà ga hành khách có công suất 25 triệu lượt
khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn/năm, khu điều hành khai thác,
khu quản lý hoạt động bay, khu công nghiệp hàng không, khu phụ trợ…
Hai đường cất hạ cánh
trên có thể tiếp nhận các máy bay chở khách loại lớn nhất hiện nay như
Airbus A380, Boeing 777 và sân đậu máy bay có 34 chỗ. Tổng mức đầu tư
giai đoạn 1 được dự báo ở vào khoảng hơn 6.744 triệu USD, bao gồm cả chi
phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 696,5 triệu USD.
Bắt đầu từ năm 2015 đến
2050, tùy theo tình hình sẽ nâng cấp các nhà ga công suất 40-60 triệu
khách mỗi năm trước năm 2020 và 100 triệu khách mỗi năm sau năm 2020.
Giai đoạn 2 (đến năm 2030) sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hóa 1,5 triệu tấn/năm.
Giai đoạn 3 (sau năm
2030) sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song với mỗi đường dài 4.000 mét
và rộng 60 mét, và bốn nhà ga tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga
hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm. Đây sẽ là điểm trung chuyển lớn nhất
trong khu vực vào thời điểm đó.
Ngoài ra, các công
trình giao thông kết nối với Long Thành, bao gồm: đường sắt nhẹ Thủ
Thiêm - Long Thành, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường
cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ
thống đường vành đai 3, vành đai 4, quốc lộ 51 được đưa vào hoạt động sẽ
tạo thuận lợi rất lớn nhằm tăng lực vận chuyển hành khách cũng như
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo VTC
bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) tới năm 2030 sẽ có công suất tối đa
là 100 triệu hành khách/năm, là điểm trung chuyển lớn nhất trong khu
vực…
Bộ
GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Hàng không miền Nam vừa công
bố quy hoạch chi tiết sân bay quốc tế Long Thành, nằm cách trung tâm
TP.HCM 40km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 43km.
Mô hình sân bay Long Thành
Theo quy hoạch, cảng
hàng không quốc tế Long Thành có năng lực thiết kế tối đa 100 triệu
khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn
của Tổ chức hàng không quốc tế (ICAO). Quyết định đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Dự án Sân bay quốc tế Long Thành được chia làm 3
giai đoạn, bắt đầu từ năm 2015, đến sau năm 2030 sẽ hoàn thành toàn bộ
dự án.
Trong đó, giai đoạn 1
được thực hiện từ năm 2015 đến 2020 gồm 2 đường hạ cất cánh, đường lăn,
khu đậu máy bay, nhà ga hành khách có công suất 25 triệu lượt
khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn/năm, khu điều hành khai thác,
khu quản lý hoạt động bay, khu công nghiệp hàng không, khu phụ trợ…
Hai đường cất hạ cánh
trên có thể tiếp nhận các máy bay chở khách loại lớn nhất hiện nay như
Airbus A380, Boeing 777 và sân đậu máy bay có 34 chỗ. Tổng mức đầu tư
giai đoạn 1 được dự báo ở vào khoảng hơn 6.744 triệu USD, bao gồm cả chi
phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 696,5 triệu USD.
Bắt đầu từ năm 2015 đến
2050, tùy theo tình hình sẽ nâng cấp các nhà ga công suất 40-60 triệu
khách mỗi năm trước năm 2020 và 100 triệu khách mỗi năm sau năm 2020.
Giai đoạn 2 (đến năm 2030) sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hóa 1,5 triệu tấn/năm.
Giai đoạn 3 (sau năm
2030) sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song với mỗi đường dài 4.000 mét
và rộng 60 mét, và bốn nhà ga tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga
hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm. Đây sẽ là điểm trung chuyển lớn nhất
trong khu vực vào thời điểm đó.
Ngoài ra, các công
trình giao thông kết nối với Long Thành, bao gồm: đường sắt nhẹ Thủ
Thiêm - Long Thành, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường
cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ
thống đường vành đai 3, vành đai 4, quốc lộ 51 được đưa vào hoạt động sẽ
tạo thuận lợi rất lớn nhằm tăng lực vận chuyển hành khách cũng như
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo VTC